
Trường phái hội họa Pháp thế kỷ 19 !
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 122.11 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các họa sỹ của Trường phái hội họa Tân cổ điển thiên về hình họa, đề cao lý tưởng theo tinh thần Hy Lạp cổ đại mà ít chú ý đến màu sắc như bức "Lời tuyên thệ của nhà Horace" hay bức "Những cô gái Sabin", thì đến Trường phái hội họa Lãng mạn, các tác giả đã phản hồi lại tinh thần Hy Lạp cổ xưa ấy và lấy nguồn cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết đương thời, những trường đoạn mang nhiều kịch tính làm đề tài để sáng tác với những hình họa linh hoạt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trường phái hội họa Pháp thế kỷ 19 ! Trường phái hội họa Pháp thế kỷ 19 ! Các họa sỹ của Trường phái hội họa Tân cổ điển thiên về hình họa, đề cao lý tưởng theo tinh thần Hy Lạp cổ đại mà ít chú ý đến màu sắc như bức Lời tuyên thệ của nhà Horace hay bức Những cô gái Sabin, thì đến Trường phái hội họa Lãng mạn, các tác giả đã phản hồi lại tinh thần Hy Lạp cổ xưa ấy và lấy nguồn cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết đương thời, những trường đoạn mang nhiều kịch tính làm đề tài để sáng tác với những hình họa linh hoạt hơn, màu sắc tươi sáng hơn, tạo thế động và không khí sôi nổi trong tranh. Người khởi xướng và mở đầu cho Trường phái hội họa Lãng mạn pháp thế kỷ 19 là họa sỹ Theodore Géricanlt (1791 - 1824). Giữa lúc Trường phái hội họa Tân cổ điển đề cao những chủ đề uy nghi, trang trọng thì bất ngờ năm 1819, Géricanlt trưng bày bức tranh đồ sộ Chiếc bè Méduse. Chủ đề không phải tìm đâu xa xưa mà lại là sự kiện thời sự nóng bỏng, đó là cái chết bi thảm của hàng trăm con người bị bọn chỉ huy tàu Méduse bỏ rơi khi tàu đắm. Chỉ với một bức tranh, Géricanlt làm thay đổi mọi quy tắc tạo hình mẫu mực của hội họa chính thống, bằng bố cục tự do, bằng bảng màu mãnh liệt, bằng rên la quằn quại của những nạn nhân đang hấp hối vì không đủ thuyền cứu hộ. Trong thời gian Géricanlt vẽ tác phẩm Chiếc bè Méduse cũng là lúc dấu hiệu bệnh lao trong ông bắt đầu phát triển, nhưng ông vẫn quyết tâm đem hết sức lực và tâm huyết của mình để sáng tác với 36 phác thảo và chọn ra một bức phác thảo tốt nhất để vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Bức tranh được Huy chương Vàng tại Triển lãm toàn quốc vì sự sinh động nhưng không được Nhà nước mua với lý do đề tài của tác giả là một sự kiện thời sự nóng hổi như một sự tố cáo tàu của Pháp bỏ rơi những người bị nạn khi bị đắm tàu. Sau khi đi thực tế ở Anh, Géricanlt đã học được cách dùng màu của các họa sỹ Anh quốc. Vào thời gian này, sức khỏe của Géricanlt đã có phần giảm sút bởi căn bệnh lao quái ác và qua đời khi ông mới 33 tuổi, độ tuổi đang sung sức. Sau khi Géricanlt mất, Dlacroix đã kế tục sự nghiệp của ông. . Ông có tài về âm nhạc, hội họa, văn chương, nhưng chính niềm say mê vẽ đã thúc giục ông đi theo con đường hội họa. Vào thời kỳ đầu sáng tác, do ảnh hưởng của Tân cổ điển nên ông vẽ màu hơi tối nhưng hình và bố cục thì rất chặt chẽ. Ở bức Chiếc thuyền của Dante được Dlacroix dựa vào phần đầu trong trường ca tình khúc của Dante cùng Vergin đi tu hành ở mấy thế giới. Khi đi qua địa ngục, họ thấy những người dưới địa ngục chịu cực hình rất khốn khổ xung quanh thuyền của Dante. Thực ra tác giả mượn tích đó để thể hiện cái gì đó khủng khiếp ở địa ngục nhưng không giống như chúng ta nói về Thập điện Diêm vương mà đó là những gì gần gũi, là những con người chịu cực khổ, dằn vặt về nội tâm. Bức tranh gây được sự xúc động lớn đối với người xem. Nhờ sự kích lệ ấy, Dlacroix tiếp tục vẽ bức tranh lớn, công phu hơn, đó là bức Cuộc thảm sát ở Chios. Bức tranh miêu tả cảnh 2 vạn người Hy Lạp đấu tranh với sự áp bức của quân chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ, bọn chiếm đóng tiến hành vụ thảm sát ở chân đảo Chios. Về mặt nghệ thuật, Dlacroix càng nhấn mạng theo hướng phá rào của Gericault với bố cục phóng túng, bút pháp tự do, bảng màu dữ dội và đặc biệt là chất sống bi tráng hừng hực của những con người này. Cả đời của Dlacroix có hai chuyến đi quan trọng, ảnh hưởng đến sáng tác của ông. Năm 1825, sau bức Cuộc thảm sát ở Chios do tiếp xúc với nền hội họa Anh với nhân vật Bonitant nên Dlacroix phát hiện được cách dùng màu của người Anh một cách tươi sáng trong khi tranh của mình trước đây vẫn bị tối tăm. Sau chuyến đi Anh, màu sắc của Dalacroix thay đổi hẳn. Và ông áp dụng cách dùng màu đó vào bức Cái chết của Sacdanapale. Sacdanapale là một vị Hoàng đế vào thời cổ đại ở Irắc, trước là Triều đại Acxêri. Vị Hoàng đế này do chính sách cai trị không phù hợp nên bị thất bại trong một cuộc giao tranh và buộc phải đầu hàng. Nhưng vì ông có quá nhiều cung tần mỹ nữ nên trước khi chết, ông bắt những tùy tùng của ông hành quyết tất cả số cung nữ có trong triều. Bức tranh thực sự gây xúc động bởi sự rực rỡ lồng lộng, gợi những cảm hứng về cái đẹp, gây ấn tượng hào hùng về sự hủy diệt cái đẹp, thể hiện tính kịch rõ rệt, điểm phát xuất của Chủ nghĩa Lãng mạn. Kể từ đó, Dlacroix được những người đi theo phong cách của ông tôn trọng làm người khởi xướng Chủ nghĩa Lãng mạn ở Pháp. Ông luôn quan niệm, hình họa không cần quan tâm nhiều vì lý do con người luôn luôn trong trạng thái động, mà nếu quá chú ý sẽ thành tĩnh mất. Nó chỉ là dáng mà không là sự sống, màu sắc mới là quan trọng, vì cảnh vật, con người đều biểu lộ một vẻ đẹp, đáng chú ý nhất là về thiên nhiên, y phục. Năm 1830 là năm sung sức của Dlacroix, lúc đó ông 32 tuổi. Cũng giống như Géricault, Dlacroix bị dày vò bởi căn bệnh lao đang bào mòn dần sức khỏe, nhưng ông vẫn tiếp tục sáng tác. Bức tranh được coi là tiêu biểu của họa sỹ là bức Chiến lũy hay Thần tự do hướng dẫn nhân dân. Bức tranh miêu tả một người phụ nữ tay cầm cờ tiến lên cùng hình ảnh một chú bé hăng hái, nhiệt tình, được Vích to Huy gô miêu tả trong tác phẩm Những người khốn khổ. Và ai đã từng đọc tác phẩm Những người khốn khổ và xem bức tranh này sẽ thấy được sự trùng lặp về cách miêu tả cuộc Cách mạng trên chiến lũy năm 1850. Do ảnh hưởng sau chuyến đi thực tế ở Anh nên màu sắc trong bức Chiến lũy có phần tươi sáng hơn, kết hợp với những con người linh hoạt, tạo thế động trong tranh. Tác phẩm thực sự hấp dẫn người xem bởi màu sắc và bố cục được Dlacroix thể hiện trong tranh. Năm 1852, ông đi Bắc Phi, chuyến đi này của ông đem lại kết quả tốt đẹp vì là lần đầu tiên, ông tiếp xúc với Phương Đông, ông thấy cái gì cũng lạ, làm việc hăng hái và ghi chép cẩn thận để có một số phác thảo, ký họa đem về. Sau đó, ông lần lượt thể hiện những phác thảo đó như bức Đám cưới người Maroc, Những người phụ nữ Angiê ở trong nhà... Những bức này ông vẽ theo trí nhớ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trường phái hội họa Pháp thế kỷ 19 ! Trường phái hội họa Pháp thế kỷ 19 ! Các họa sỹ của Trường phái hội họa Tân cổ điển thiên về hình họa, đề cao lý tưởng theo tinh thần Hy Lạp cổ đại mà ít chú ý đến màu sắc như bức Lời tuyên thệ của nhà Horace hay bức Những cô gái Sabin, thì đến Trường phái hội họa Lãng mạn, các tác giả đã phản hồi lại tinh thần Hy Lạp cổ xưa ấy và lấy nguồn cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết đương thời, những trường đoạn mang nhiều kịch tính làm đề tài để sáng tác với những hình họa linh hoạt hơn, màu sắc tươi sáng hơn, tạo thế động và không khí sôi nổi trong tranh. Người khởi xướng và mở đầu cho Trường phái hội họa Lãng mạn pháp thế kỷ 19 là họa sỹ Theodore Géricanlt (1791 - 1824). Giữa lúc Trường phái hội họa Tân cổ điển đề cao những chủ đề uy nghi, trang trọng thì bất ngờ năm 1819, Géricanlt trưng bày bức tranh đồ sộ Chiếc bè Méduse. Chủ đề không phải tìm đâu xa xưa mà lại là sự kiện thời sự nóng bỏng, đó là cái chết bi thảm của hàng trăm con người bị bọn chỉ huy tàu Méduse bỏ rơi khi tàu đắm. Chỉ với một bức tranh, Géricanlt làm thay đổi mọi quy tắc tạo hình mẫu mực của hội họa chính thống, bằng bố cục tự do, bằng bảng màu mãnh liệt, bằng rên la quằn quại của những nạn nhân đang hấp hối vì không đủ thuyền cứu hộ. Trong thời gian Géricanlt vẽ tác phẩm Chiếc bè Méduse cũng là lúc dấu hiệu bệnh lao trong ông bắt đầu phát triển, nhưng ông vẫn quyết tâm đem hết sức lực và tâm huyết của mình để sáng tác với 36 phác thảo và chọn ra một bức phác thảo tốt nhất để vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Bức tranh được Huy chương Vàng tại Triển lãm toàn quốc vì sự sinh động nhưng không được Nhà nước mua với lý do đề tài của tác giả là một sự kiện thời sự nóng hổi như một sự tố cáo tàu của Pháp bỏ rơi những người bị nạn khi bị đắm tàu. Sau khi đi thực tế ở Anh, Géricanlt đã học được cách dùng màu của các họa sỹ Anh quốc. Vào thời gian này, sức khỏe của Géricanlt đã có phần giảm sút bởi căn bệnh lao quái ác và qua đời khi ông mới 33 tuổi, độ tuổi đang sung sức. Sau khi Géricanlt mất, Dlacroix đã kế tục sự nghiệp của ông. . Ông có tài về âm nhạc, hội họa, văn chương, nhưng chính niềm say mê vẽ đã thúc giục ông đi theo con đường hội họa. Vào thời kỳ đầu sáng tác, do ảnh hưởng của Tân cổ điển nên ông vẽ màu hơi tối nhưng hình và bố cục thì rất chặt chẽ. Ở bức Chiếc thuyền của Dante được Dlacroix dựa vào phần đầu trong trường ca tình khúc của Dante cùng Vergin đi tu hành ở mấy thế giới. Khi đi qua địa ngục, họ thấy những người dưới địa ngục chịu cực hình rất khốn khổ xung quanh thuyền của Dante. Thực ra tác giả mượn tích đó để thể hiện cái gì đó khủng khiếp ở địa ngục nhưng không giống như chúng ta nói về Thập điện Diêm vương mà đó là những gì gần gũi, là những con người chịu cực khổ, dằn vặt về nội tâm. Bức tranh gây được sự xúc động lớn đối với người xem. Nhờ sự kích lệ ấy, Dlacroix tiếp tục vẽ bức tranh lớn, công phu hơn, đó là bức Cuộc thảm sát ở Chios. Bức tranh miêu tả cảnh 2 vạn người Hy Lạp đấu tranh với sự áp bức của quân chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ, bọn chiếm đóng tiến hành vụ thảm sát ở chân đảo Chios. Về mặt nghệ thuật, Dlacroix càng nhấn mạng theo hướng phá rào của Gericault với bố cục phóng túng, bút pháp tự do, bảng màu dữ dội và đặc biệt là chất sống bi tráng hừng hực của những con người này. Cả đời của Dlacroix có hai chuyến đi quan trọng, ảnh hưởng đến sáng tác của ông. Năm 1825, sau bức Cuộc thảm sát ở Chios do tiếp xúc với nền hội họa Anh với nhân vật Bonitant nên Dlacroix phát hiện được cách dùng màu của người Anh một cách tươi sáng trong khi tranh của mình trước đây vẫn bị tối tăm. Sau chuyến đi Anh, màu sắc của Dalacroix thay đổi hẳn. Và ông áp dụng cách dùng màu đó vào bức Cái chết của Sacdanapale. Sacdanapale là một vị Hoàng đế vào thời cổ đại ở Irắc, trước là Triều đại Acxêri. Vị Hoàng đế này do chính sách cai trị không phù hợp nên bị thất bại trong một cuộc giao tranh và buộc phải đầu hàng. Nhưng vì ông có quá nhiều cung tần mỹ nữ nên trước khi chết, ông bắt những tùy tùng của ông hành quyết tất cả số cung nữ có trong triều. Bức tranh thực sự gây xúc động bởi sự rực rỡ lồng lộng, gợi những cảm hứng về cái đẹp, gây ấn tượng hào hùng về sự hủy diệt cái đẹp, thể hiện tính kịch rõ rệt, điểm phát xuất của Chủ nghĩa Lãng mạn. Kể từ đó, Dlacroix được những người đi theo phong cách của ông tôn trọng làm người khởi xướng Chủ nghĩa Lãng mạn ở Pháp. Ông luôn quan niệm, hình họa không cần quan tâm nhiều vì lý do con người luôn luôn trong trạng thái động, mà nếu quá chú ý sẽ thành tĩnh mất. Nó chỉ là dáng mà không là sự sống, màu sắc mới là quan trọng, vì cảnh vật, con người đều biểu lộ một vẻ đẹp, đáng chú ý nhất là về thiên nhiên, y phục. Năm 1830 là năm sung sức của Dlacroix, lúc đó ông 32 tuổi. Cũng giống như Géricault, Dlacroix bị dày vò bởi căn bệnh lao đang bào mòn dần sức khỏe, nhưng ông vẫn tiếp tục sáng tác. Bức tranh được coi là tiêu biểu của họa sỹ là bức Chiến lũy hay Thần tự do hướng dẫn nhân dân. Bức tranh miêu tả một người phụ nữ tay cầm cờ tiến lên cùng hình ảnh một chú bé hăng hái, nhiệt tình, được Vích to Huy gô miêu tả trong tác phẩm Những người khốn khổ. Và ai đã từng đọc tác phẩm Những người khốn khổ và xem bức tranh này sẽ thấy được sự trùng lặp về cách miêu tả cuộc Cách mạng trên chiến lũy năm 1850. Do ảnh hưởng sau chuyến đi thực tế ở Anh nên màu sắc trong bức Chiến lũy có phần tươi sáng hơn, kết hợp với những con người linh hoạt, tạo thế động trong tranh. Tác phẩm thực sự hấp dẫn người xem bởi màu sắc và bố cục được Dlacroix thể hiện trong tranh. Năm 1852, ông đi Bắc Phi, chuyến đi này của ông đem lại kết quả tốt đẹp vì là lần đầu tiên, ông tiếp xúc với Phương Đông, ông thấy cái gì cũng lạ, làm việc hăng hái và ghi chép cẩn thận để có một số phác thảo, ký họa đem về. Sau đó, ông lần lượt thể hiện những phác thảo đó như bức Đám cưới người Maroc, Những người phụ nữ Angiê ở trong nhà... Những bức này ông vẽ theo trí nhớ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trường phái hội họa tác phẩm hội họa mỹ thuật việt nam mỹ thuật hiện đại kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 173 4 0 -
Một số tác giả, tác phẩm của hội họa cách mạng Việt Nam
39 trang 99 0 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 62 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 50 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
5 trang 48 0 0
-
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 2
14 trang 45 0 0