Trâm có một khuôn mặt không chỉ người mà cả máy ảnh cũng chẳng nắm bắt nổi cái thần thái, nôm na là không ăn ảnh. Nhiều bức trong album cứ như là của những người khác nhau. Cái mũi khá cao, mà chụp thẳng là trông rất thấp. Có người còn đùa, nếu gửi ảnh để làm quen khéo không thèm gặp.Nhiều người bảo Trâm trông rõ là hiền, nhưng lại có gì đó rất xa cách. Thực ra, khuôn mặt chị nhiều biến tấu, tính cách lại đa chiều, khi lạnh mà cũng có khi nóng. Có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn DẢI MÂY LƠ LỬNG DẢI MÂY LƠ LỬNGTruyện của Hoàng Liên SơnTrâm có một khuôn mặt không chỉ người mà cả máy ảnh cũng chẳngnắm bắt nổi cái thần thái, nôm na là không ăn ảnh. Nhiều bức trongalbum cứ như là của những người khác nhau. Cái mũi khá cao, mà chụpthẳng là trông rất thấp. Có người còn đùa, nếu gửi ảnh để làm quen khéokhông thèm gặp.Nhiều người bảo Trâm trông rõ là hiền, nhưng lại có gì đó rất xa cách.Thực ra, khuôn mặt chị nhiều biến tấu, tính cách lại đa chiều, khi lạnhmà cũng có khi nóng. Có lần, đang lúc khóc dở, chợt nghĩ ra, chị bènđến gương xem khuôn mặt trong nước mắt của mình có gì lạ! Dáng đithì mềm mại uyển chuyển như… diễn viên.Có lần Trâm đi ăn cùng mấy người bạn, chủ nhà hàng lượn lờ, hỏi: “Emcó phải là diễn viên không?”. Trâm bảo: “Diễn viên cấp một đến ba thìkhông phải, vậy chắc là cấp bốn!”. Được cái giọng nói vừa trong, vừangọt ngào, đủ để có nơi mời đọc truyện cổ tích và ghi âm, rồi cháu nào ítđược nói chuyện với bố mẹ thì gọi cho tổng đài dịch vụ mà mở ra nghe.Nếu diễn chắc không cần lồng tiếng.Nghe chuyện, Văn bảo thế từ nay anh gọi em là diễn viên cấp bốn nhé?Trâm bảo không, anh gọi em là nước đá đi. Văn bảo phải, đời em baolần đổ nước lạnh vào những cái đầu đang nóng rồi còn gì. Trong số ấy,cái đầu nóng nhất, là Nhã! Dễ cũng đến cả năm rồi, Trâm không gặp anhta.Thấy Văn nói chưa kịp ăn sáng vì dậy muộn, Trâm bảo anh nhờ ai muagì cho ăn đi, và từ nay chúng mình không thức khuya, rồi “đêm trôngnick sáng ngày chờ chuông reo” (thơ Trần Hưng) nữa nhé.Đêm qua, khi chào tạm biệt, Văn còn đùa: “Nhớ đánh răng xong rồi hãyđi ngủ, em nhé”. Chị đáp: “Anh chỉ được cái mồm miệng đỡ chiều dài!”(Chả là Văn sẽ thấp hơn Trâm chút xíu, nếu chị đi giày cao gót). Anhthêm: “Ngủ ngoan em nhé”. Chị bảo: “Khiếp quá, chả lẽ tuổi này cònđập chân tay, la hét nữa hay sao?”.Những câu chuyện chả có gì ghê gớm, loanh quanh đùa vui tếu táo. Vănkhoe vừa xử lý khéo một tình huống nào đó ở nơi thực tập, thì Trâm bảoanh thế là cũng có võ, dù không mới lắm, đúng kiểu thơm một cái lại vảmột cái. Trâm tả chân dung thiếu nữ đang đi bộ mà gặp gió to bất thìnhlình: “Gió cuốn váy áo, đùa tóc em”. Thì Văn thêm vào: “Làm em khôngbiết giữ cái nào, bỏ cái nào”. Trâm phàn nàn: “Đang “duy mỹ”, anh lạihuỵch toẹt, đáng ghét!”.Có thế thôi, mà hôm nào đèn của Văn không sáng lên, là thấy thiếuvắng. Có thế thôi, mà chuyện trò với Văn đã như thành thói quen của chịmất rồi.Thỉnh thoảng không thấy chị xuất hiện, Văn khua khoắng trên nhật kýmạng của mình, như thể muốn làm cho Trâm phải hắt hơi mà nhớ tới.Mà cũng chỉ là nhắc lại một câu Trâm đã dặn đêm qua: “Anh đi lại tậptrung, cẩn thận; em thì người ta còn tránh, chứ anh là người ta “oánh”cho đấy. Em chẳng hắt hơi đâu, vì đã ngậm tỏi rồi”.Trâm đi họp lớp cấp ba. Văn dặn: “Yêu quí tất cả mọi người, chứ đừngvới riêng ai nhé”. Chị bảo: “Để em xem xét đã”. Anh bất ngờ hỏi: “Nhớanh không?”. Chị bảo: “Anh có cho em nhớ anh đâu?”. Cái đầu đầy ảotưởng của Văn lập tức nghĩ vị thế của mình ghê thế cơ à? Sau cả mộtngày vật lộn với ý nghĩ nếu gặp “tình xưa” cô ấy sẽ thế nào, anh chợtnhận ra nghĩa đen: cứ sắp sửa nhớ đến, anh đã lại “gõ cửa” cô ấy rồi.Dần dà, chị bắt đầu muốn làm nũng, đại loại như: “Sai chính tả ấy à, saikhắc có người phải sửa cho trẫm”. Ừ, Trâm thì quá gần với trẫm rồi.Nghĩ sẽ có người tự ái, và như thế thì vẫn chưa phải bến đỗ của Trâm.Nhưng Văn chẳng thấy sao, chỉ thấy được “hầu” đã là vinh hạnh choanh.Cứ thế, đến một lần chị bỗng nói: “Có điều muốn kể mà mãi không thấyanh lên mạng, giờ em ghét rồi, không nói nữa”; và thoát ra. Văn lóc cócđạp xe hơn chục cây số đến nhà, mới biết Trâm rán trứng để dầu bắn vàocổ tay trái, bị bỏng nhẹ. Dù tay đã được khử trùng, bôi mỡ, Văn vẫn cầmlên, thổi phù phù mấy cái âu yếm vào đấy. Thế là từ đó yêu nhau. Nhưngchỉ có Văn nói lời yêu, chứ Trâm một mực im lặng, bất kể anh gặng hỏikiểu gì.Đến khi Văn ra trường đi làm, thì Trâm cũng vào học đại học năm cuối. * * *Đi làm được một tuần, người ta đã yêu cầu Văn, kỹ sư hóa, và một sốngười ở các bộ môn khác lên đường về tỉnh xa để giám sát chất lượngnhà máy phân bón đang đầu tư xây mới của khách hàng. Có một anh cánbộ thế hệ trước đi cùng cả đoàn để hướng dẫn. Anh kể một kỹ sư xâydựng đang được giám đốc cho tạm nằm nhà chờ việc, vì lẽ dám tự tiệnbỏ thêm tiền để đi máy bay, chứ không chịu đi tàu hoả như tiêu chuẩn đãđịnh. Anh kết luận: sếp nhà mình du học ở nước bạn láng giềng về, nênthâm nho và quân phiệt lắm!Nghe đến đó, Văn nhớ buổi nói chuyện chào mừng các tân kỹ sư củagiám đốc. Diễn văn (nói vo) của ông đang triển khai rất suôn sẻ, và chắchẳn đúng ý đồ đã được lập trình, thì bỗng như để tỏ ra dân chủ, ông lạimời bí thư chi bộ phát biểu. Không biết bí thư hiểu thâm ý của giám đốcđến mức nào, nhưng lại tông tốc nói ra mức lương bình quân t ...
Truyện ngắn DẢI MÂY LƠ LỬNG
Số trang: 61
Loại file: pdf
Dung lượng: 290.57 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
truyện tình lãng mạn tình yêu lãng mạn ký ức tình yêu truyện ngắn lãng mạn truyện tình yêu nhật ký tình yêu truyện ngắn tình yêuTài liệu có liên quan:
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 212 0 0 -
8 trang 48 0 0
-
SỨ GIẢ CỦA THẦN CHẾT - Sidney Sheldon
169 trang 46 0 0 -
6 trang 44 0 0
-
Kinh nghiệm mua bò của nông dân
5 trang 43 0 0 -
cô gái mang trái tim đá: phần 2 - nxb văn học
303 trang 42 0 0 -
5 trang 39 0 0
-
4 trang 39 0 0
-
cô gái mang trái tim đá: phần 1 - nxb văn học
285 trang 36 0 0 -
4 trang 35 0 0