Truyện thơ Nôm từ góc nhìn văn hóa dân tộc
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 340.92 KB
Lượt xem: 39
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề cập đến những biểu hiện của văn hóa dân tộc được thể hiện qua truyện thơ Nôm: Từ hình ảnh bức tranh làng quê bình dị đến những phong tục, tập quán truyền thống lâu đời. Từ những nét đẹp của đạo lý truyền thống dân tộc bền vững đến những trầm tích văn hóa mang hồn cốt, khí phách cha ông từ ngàn xưa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện thơ Nôm từ góc nhìn văn hóa dân tộcTẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018TRUYỆN THƠ NÔM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA DÂN TỘCTrần Quang Dũng1TÓM TẮTBài viết đề cập đến những biểu hiện của văn hóa dân tộc được thể hiện qua truyện thơNôm: từ hình ảnh bức tranh làng quê bình dị đến những phong tục, tập quán truyền thốnglâu đời; từ những nét đẹp của đạo lý truyền thống dân tộc bền vững đến những trầm tích vănhóa mang hồn cốt, khí phách cha ông tự ngàn xưa.Từ khóa: Truyện thơ Nôm, văn hóa, dân tộc.1. ĐẶT VẤN ĐỀTrong tiến trình nền văn học chữ viết thời trung đại Việt Nam, sự xuất hiện thể loại“Truyện thơ Nôm” được xem là một thành tựu nghệ thuật xuất sắc, gắn với tên tuổi củanhiều nhà văn hóa, văn học lớn khiến cho diện mạo nền văn học dân tộc đa dạng, phongphú hơn, đồng thời bản sắc văn hóa của dân tộc, tâm hồn, tính cách nhân dân cũng đượcthể hiện đậm nét hơn: Từ hình ảnh bức tranh làng quê dân dã, bình dị đến những phongtục, tập quán truyền thống lâu đời; từ những nét đẹp của đạo lý truyền thống dân tộc bềnvững đến những trầm tích văn hóa mang hồn cốt, khí phách cha ông tự ngàn xưa,… Tuynhiên, trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu dấu ấn văn hóa dân tộcở một số phương diện qua một số tác phẩm truyện thơ Nôm tiêu biểu.2. NỘI DUNGVăn học, nghệ thuật là một trong những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc vănhoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì vănhọc là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được nhữngthành quả quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải quanhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trịtrong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giátrị văn hóa đã hình thành.Truyện thơ Nôm là một trong những loại hình tiêu biểu của văn học Việt Nam thờitrung đại vừa khẳng định được những thành tựu nghệ thuật to lớn vừa là nơi giữ nhữngtrầm tích văn hóa dân tộc. Ở bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số bình diện văn hóatiêu biểu về tập tục, lễ hội trong truyện thơ Nôm như: Tiết thanh minh và lễ tảo mộ, tục ănhỏi, tục ma chay, tục đi lễ chùa, tục phạt “không chồng mà chửa”,...2.1. Tiết Thanh minh và tục tảo mộVới đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa tiết Thanh minh đã trở thành ngày lễquan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Thanh minh tuy1Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức27TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người ViệtNam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước.Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đápphần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.“Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đôngcoi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩađen, “thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưabụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh minh” [5].Theo phong tục trong những ngày Thanh minh truyền thống là lúc nhớ về cội nguồn,nhiều gia đình tổ chức tảo mộ, làm bánh trôi bánh chay... Nguyễn Du trong Truyện Kiều [4] cócâu: “Ngày xuân con én đưa thoi - Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi - Cỏ non xanhtận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa - Thanh minh trong tiết tháng Ba - Lễ làtảo mộ, hội là đạp thanh”.Ông bà xưa chọn tiết Thanh minh là ngày “tảo mộ” và chơi xuân (“đạp thanh”). “Tảomộ” là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, dẫyhết cỏ dại mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã đàohang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó,con cháu thắp ba nén hương, đốt vàng mã đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Bêncạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ,không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ nàymột nén hương. Còn “đạp thanh” là nhân đi tảo mộ người đã khuất, người ta đi chơi ngoàiđồng nội rồi đạp xéo lên cỏ xanh, tức là chơi xuân. Đây là một lễ hội đặc trưng diễn ra ởngoài đồng trong những lễ hội mùa xuân ở phương Đông thuở trước và cũng là một trongnhững nét đẹp trong văn hóa của người Việt từ trước đến nay.Trở lại với đoạn thơ trên của Nguyễn Du. Đó là cảnh một ngày xuân - một bứctranh thiên nhiên mùa xuân được Nguyễn Du miêu tả bằng những sắc màu thật trongsáng: Màu cỏ xuân bao la, sắc hoa xuân tinh khiết, gợi nên trong lòng mọi người cảmgiác say mê, sảng khoái trước đất trời vào những ngày đầu của tháng cuối xuân và một lễhội đậm văn hóa tâm linh người Việt, có tác dụng làm cho câu chuyện kể về ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện thơ Nôm từ góc nhìn văn hóa dân tộcTẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018TRUYỆN THƠ NÔM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA DÂN TỘCTrần Quang Dũng1TÓM TẮTBài viết đề cập đến những biểu hiện của văn hóa dân tộc được thể hiện qua truyện thơNôm: từ hình ảnh bức tranh làng quê bình dị đến những phong tục, tập quán truyền thốnglâu đời; từ những nét đẹp của đạo lý truyền thống dân tộc bền vững đến những trầm tích vănhóa mang hồn cốt, khí phách cha ông tự ngàn xưa.Từ khóa: Truyện thơ Nôm, văn hóa, dân tộc.1. ĐẶT VẤN ĐỀTrong tiến trình nền văn học chữ viết thời trung đại Việt Nam, sự xuất hiện thể loại“Truyện thơ Nôm” được xem là một thành tựu nghệ thuật xuất sắc, gắn với tên tuổi củanhiều nhà văn hóa, văn học lớn khiến cho diện mạo nền văn học dân tộc đa dạng, phongphú hơn, đồng thời bản sắc văn hóa của dân tộc, tâm hồn, tính cách nhân dân cũng đượcthể hiện đậm nét hơn: Từ hình ảnh bức tranh làng quê dân dã, bình dị đến những phongtục, tập quán truyền thống lâu đời; từ những nét đẹp của đạo lý truyền thống dân tộc bềnvững đến những trầm tích văn hóa mang hồn cốt, khí phách cha ông tự ngàn xưa,… Tuynhiên, trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu dấu ấn văn hóa dân tộcở một số phương diện qua một số tác phẩm truyện thơ Nôm tiêu biểu.2. NỘI DUNGVăn học, nghệ thuật là một trong những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc vănhoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì vănhọc là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được nhữngthành quả quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải quanhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trịtrong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giátrị văn hóa đã hình thành.Truyện thơ Nôm là một trong những loại hình tiêu biểu của văn học Việt Nam thờitrung đại vừa khẳng định được những thành tựu nghệ thuật to lớn vừa là nơi giữ nhữngtrầm tích văn hóa dân tộc. Ở bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số bình diện văn hóatiêu biểu về tập tục, lễ hội trong truyện thơ Nôm như: Tiết thanh minh và lễ tảo mộ, tục ănhỏi, tục ma chay, tục đi lễ chùa, tục phạt “không chồng mà chửa”,...2.1. Tiết Thanh minh và tục tảo mộVới đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa tiết Thanh minh đã trở thành ngày lễquan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Thanh minh tuy1Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức27TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người ViệtNam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước.Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đápphần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.“Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đôngcoi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩađen, “thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưabụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh minh” [5].Theo phong tục trong những ngày Thanh minh truyền thống là lúc nhớ về cội nguồn,nhiều gia đình tổ chức tảo mộ, làm bánh trôi bánh chay... Nguyễn Du trong Truyện Kiều [4] cócâu: “Ngày xuân con én đưa thoi - Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi - Cỏ non xanhtận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa - Thanh minh trong tiết tháng Ba - Lễ làtảo mộ, hội là đạp thanh”.Ông bà xưa chọn tiết Thanh minh là ngày “tảo mộ” và chơi xuân (“đạp thanh”). “Tảomộ” là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, dẫyhết cỏ dại mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã đàohang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó,con cháu thắp ba nén hương, đốt vàng mã đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Bêncạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ,không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ nàymột nén hương. Còn “đạp thanh” là nhân đi tảo mộ người đã khuất, người ta đi chơi ngoàiđồng nội rồi đạp xéo lên cỏ xanh, tức là chơi xuân. Đây là một lễ hội đặc trưng diễn ra ởngoài đồng trong những lễ hội mùa xuân ở phương Đông thuở trước và cũng là một trongnhững nét đẹp trong văn hóa của người Việt từ trước đến nay.Trở lại với đoạn thơ trên của Nguyễn Du. Đó là cảnh một ngày xuân - một bứctranh thiên nhiên mùa xuân được Nguyễn Du miêu tả bằng những sắc màu thật trongsáng: Màu cỏ xuân bao la, sắc hoa xuân tinh khiết, gợi nên trong lòng mọi người cảmgiác say mê, sảng khoái trước đất trời vào những ngày đầu của tháng cuối xuân và một lễhội đậm văn hóa tâm linh người Việt, có tác dụng làm cho câu chuyện kể về ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Truyện thơ Nôm Văn hóa dân tộc Việt Nam Văn học chữ viết thời trung đại Việt Nam Đạo lý truyền thống dân tộc Tác phẩm truyện thơ Nôm tiêu biểuTài liệu có liên quan:
-
Khoá luận tốt nghiệp: Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt
93 trang 106 0 0 -
Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Bài 7: Những điều trông thấy (Sách Chân trời sáng tạo)
67 trang 84 0 0 -
Báo cáo: Bản sắc văn hóa dân tộc Thái
11 trang 67 0 0 -
Một vài vấn đề về phương thức 'cố sự tân biên' trong kịch Lưu Quang Vũ
11 trang 31 0 0 -
Giáo án Lịch sử 4 bài 29: Tổng kết
3 trang 26 0 0 -
Bài giảng Lịch sử 4 bài 29: Tổng kết
10 trang 26 0 0 -
Dân tộc Việt Nam và Cộng đồng các dân tộc: Phần 1
147 trang 24 0 0 -
Tìm hiểu văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam: Phần 2
20 trang 23 0 0 -
Dân tộc Việt Nam và Cộng đồng các dân tộc: Phần 2
157 trang 20 0 0 -
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa 9 – THCS Hai Bà Trưng (kèm đáp án)
3 trang 20 0 0