Danh mục tài liệu

Truyền thuyết Bà Rịa và địa danh Bà Rịa

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 314.02 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Bà Rịa ở địa đầu biên giới trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, cho nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng, “cơm Nai Rịa – cá Rí Rang” ấy là lấy xứ Đồng Nai mà Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vậy”. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đã chép như vậy. Gần đây, tin tức về những hoạt động thiết thực kỷ niệm 300 năm Đồng Nai – Biên Hòa, 300 năm Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh khiến các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyền thuyết Bà Rịa và địa danh Bà Rịa Truyền thuyết Bà Rịa và địa danh Bà Rịa“Bà Rịa ở địa đầu biên giới trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, cho nên các phủphía Bắc có câu ngạn rằng, “cơm Nai Rịa – cá Rí Rang” ấy là lấy xứ Đồng Nai màBà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vậy”.Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đã chép như vậy. Gần đây, tin tức vềnhững hoạt động thiết thực kỷ niệm 300 năm Đồng Nai – Biên Hòa, 300 năm Sài Gòn,thành phố Hồ Chí Minh khiến các độc giả Bà Rịa – Vũng Tàu cũng thảo luận thật sôi nổimột vấn đề: lịch sử hình thành vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu và nguồn gốc địa danh BàRịa. Sau cuộc tranh luận hết sức sôi động suốt một ngày ròng tại cuộc Hội thảo khoa họcngày 25-9-1998 do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức về Nhân vật chí tỉnh Bà Rịa – VũngTàu, chúng tôi lại được tham dự cuộc hội thảo rất thú vị về ngôi mộ bà Nguyễn Thị Rịado huyện ủy Long Đất tổ chức ngày 7-10-1998 tại xã Tam An, truyền rằng đó là nơi bàcó công khai hoang, lập làng và bà mất ở đấy. Và quả là ít có một nhân vật lại có trongnhiềutruyền thuyết như Bà Rịa.1. Truyền thuyết về bà Nguyễn Thị Rịa:Cuộc Hội thảo ngày 7-10-1998 tại Tam An do Huyện ủy Long Đất chủ trì, bàn về ngôimộ và việc trùng tu ngôi mộ Bà Rịa. Đây là ý nguyện của các bậc lão làng đã đề xuất vớicác cấp lãnh đạo nhiều năm nay mà chưa có điều kiện giải quyết. Một trong những trởngại lớn là là có khá nhiều truyền thuyết về Bà Rịa, về ngôi mộ Bà Rịa, các truyền thuyếtcó nhiều chỗ khác nhau, có chỗ như thực như ảo, kể cả sự hiện hữu của ngôi mộ Bà Rịacũng như có, như không…Cuộc Hội thảo lần này, Huyện ủy Long Đất đã mời các vị bô lão trong làng, các banngành trong huyện, trong tỉnh và một số nhà nghiên cứu. Hơn mười vị bô lão đã về dự,các cụ đều sinh ra ở các làng Phước Hưng, Tam Phước, Hắt Lăng, An Ngãi, LongĐiền…, trung tâm của huyện lỵ Phước An xưa, một trong những bến đậu đầu tiên củacộng đồng người Việt vào khai phá và lập nghiệp ở xứ Đồng Nai. Nhiều tuổi nhất là cáccụ Võ Văn Phát (86 tuổi ở làng Phước Hưng, Tam An), cụ Trương Vạn (86 tuổi ở làngHắt Lăng, Tam An), ít tuổi hơn cả là cụ Huỳnh Văn Bộ, 66 tuổi, ở làng Hắt Lăng, naythuộc xã Tam An.Dù đã cao niên, các cụ còn khoẻ, minh mẫn, say sưa với những truyền thuyết mà các bậctiền nhân truyền lại. Các cụ đều thừa nhận rằng, so với truyền thuyết về Bà Rịa thì các cụchỉ là hậu sinh, nghe lại; về ngôi mộ Bà Rịa, các cụ cũng không ai chứng kiến thực hư,chỉ nghe vậy, biết vậy. Truyền thuyết về Bà Rịa được trình bày khá kỹ trong phát biểucủa cụ Huỳnh Văn Bộ, 66 tuổi, ở làng Hắt Lăng (Tam An). Chuyện này cụ chép lại ngày6 tháng ba âm lịch năm Giáp Tý (1984) từ bản chép tay của cụ Tư Phò, người cùng làng,nay đã mất. Chúng tôi lược ghi lại đây, theo bút tích của cụ Huỳnh Văn Bộ:“Vì là thứ dân nên sử sách không ghi chép, hoặc đã quá lâu nên lạc mất cũng nên.“Trong dân gian, ít ai hiểu biết đời tư của Bà…“Văn kiện để lại, thời vua Minh Mạng, năm thứ 12, là Bà Rịa quê ở Phú Yên, gia đìnhnghèo, theo cha mẹ vào Nam năm 15 tuổi, đời chúa Nguyễn Phúc Tần, Bà về lập thân tạiLong Lập (xã Long Phước ngày nay) và chết ở làng Phước Liễu (nay thuộc xã Tam An),nơi bà có công sáng lập.“Bà sống trọn đời độc thân, không chồng không con, bà thọ 94 tuổi, nhắm khoảng năm1759, thời vua Lê Hiếu Tông, niên hiệu Cảnh Hưng và chúa Nguyễn Phúc Khoát, nghĩalà bà về Nam khoảng năm 1680, chết 1759.“Bởi không biết rõ họ nên người đời tục gọi là Bà Rịa. Hiện ngôi mộ Bà còn lại ở TamPhước, cách 100m cạnh hương lộ Long Điền – Long Mỹ.“Vì là thứ dân, bà chết trong thầm lặng, ngôi mộ bà không ai để ý. Năm 1936, tên tuổi bàmới có cơ được nhắc nhở,ngôi mộ bà mới được trùng tu sửa chữa. Nguyên do có cuộctranh chấp đấu giá công điền tỉnh Bà Rịa, xét sổ bộ xã Tam Phước, quận Long Điền là(ruộng công) nhiều hơn hết, thuộc phần di sản của tiền nhân là Bà Rịa khi xưa để lại mớicho phép nông dân trong quận được đấu giá 2/3 công điền xã Tam Phước.“Quận trưởng Long Điền là Nguyễn Ngọc Tương đích thân xuống tại Tam Phước tìm mộBà Rịa cho sửa sang, lệnh cho Tam Phước trích sổ tiền công nho của xã dành đặc biệt choviệc cúng kiếng, thờ phượng gọi là nhớ ơn.“Năm 1945 (ngôi mộ) lại hoang phế, thành một khối đá đen sì, loang lổ nằm lẻ loi trênmột khoảng đất hoang phế lạnh.“Năm 1972, sửa lại lần thứ hai, khởi sự đưa thờ bà trong đình thần Phước An (xã TamPhước), chờ ngày đất nước hòa bình sẽ lập đền thờ bà.Về công đức của bà, bút tích của cụ Huỳnh Văn Bộ chép lại:“Ban đầu (bà) khai phá Mô Xoài, Đông Bắc dinh Phủ 5km, tức là phần ruộng Đồng Xoàithuộc Long Điền, Long Kiên, kế đến Mỹ Khê, gần 10.000 thước về phía Đông, nằm sátKho Vua, Bưng Bạc.“Khi ấy Mỹ Khê đồng lầy, lau sậy mù mịt, đầy ma thiêng chướng khí, tiền nhân chưa xâydựng làng mạc mà chỉ khai phá gần 300 mẫu ruộng vườn. Đó là Đợt I (khai phá) mà BàRịa là trẻ nhất trong đoàn, dự một phần đắc lực ở Mỹ Khê.“Do địa thế bất lợi, bệnh tật chết chóc hàng loạt ở Mỹ Khê, tiền nhân bỏ Mỹ Khê lui vềLong Điền, Long Lập, Gò Dầu (An Nhất) Phước Thiện (An Ngãi), thì Bà Rịa theo chamẹ về Long Lập sinh sống.“Đợt (khai phá thứ) II (1698-1700), Bà Rịa một lần nữa xung phong hướng dẫn đoànngười khai phá tiếp phần đất trống Mỹ Khê trên 300 mẫu ruộng, chạy dài về Đông Namhơn 10.000 thước, phỏng độ hai đợt gần 1.500 mẫu ruộng vườn. Bà có công khai khẩn, tựlực tự cường, tăng phần lương thực nuôi quân, công cao đức dày, trọn đời hi sinh cho đấtnước, chẳng màng danh lợi….“Vua Minh Mạng ngưỡng mộ tài đức của bà, cho bà giữ nguyên họ vua, ghi thêm hai chữsương phụ Nguyễn Thị Rịa. Cũng năm 1831, nhà vua đem tên bà vào lịch sử, đặt tên đầutỉnh (tỉnh Bà Rịa) là cốt yếu đề cao một phụ nữ thuộc hàng ngũ dân dã…Về sự thờ cúng bà, bút tích của cụ Huỳnh Văn Bộ chép:“Việc làm của vua Minh Mạng trong chế độ phong kiến thật là một vấn đề bình dân. Năm1972, nhân có phong trào phục hưng xứ sở, (xem lại việc thờ cúng, thấy) Long hải th ...