![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tự chế nước giải khát mùa hè
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chế nước giải khát mùa hè Tự chế nước giải khát mùa hè TTƯT.DSCKII. Đỗ Huy BíchHè về, thời tiết rất nóng nực, oi bức, nhu cầu về nước uống nói chung và nước giảikhát nói riêng trong nhân dân rất cao. Ngoài những nước giải khát đơn thuần nhưnước chanh, mơ, mía... và các loại nước giải khát bổ dưỡng có ga, ta có thể tự chếnước giải khát mùa hè từ những cây cỏ mọc hoang và được trồng trong vườn nhà,vừa rẻ tiền, dễ làm, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trà bát bảo là nước chè giải khát có 8 vị thuốc quý. Thành phần của chè gồm lá tre 20g, hoa kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất, thục địa, cam thảo bắc, ý dĩ, mỗi vị 5g; mía 50g. Liều lượng mỗi thứ có thể gia giảm, nhưng không nên nấu đặc quá. Có thể thay thế lá tre bằng nhân trần, rau má; kim ngân bằng bồ công anh, sài đất; rễ cỏ tranh bằng râu ngô, mã đề; ngưu tất bằng thổ phục linh, tỳ giải; thục địa bằng hoàng tinh, huyền sâm; cam thảo bắc bằng cam thảo dây, cam thảo Nước chanh leo - một loại nước giải khát đất; ý dĩ bằng hạt sen, hoài sơn. Tám vị thuốc bổ dưỡng. trong “trà bát bảo” có thể được chia thành hai nhóm là nhóm những vị thuốc “mát” như látre, rễ cỏ tranh, kim ngân, ngưu tất và nhóm những vị thuốc “bổ” như thục địa, ý dĩ, camthảo, mía. Do đó, nước “trà bát bảo” có tác dụng bồi bổ, giải nhiệt, chỉ khát, thông tiểu,lợi thấp, tiêu độc, lại ngọt thơm nên được coi là một nước giải khát rất tốt, dễ uống, thíchhợp với những trường hợp “nhiệt”, nhất là trong những ngày hè nóng bức, cơ thể mấtnước nhiều.Cách pha chế: Cho các dược liệu với liều lượng như đã nêu ở trên (trừ mía chẻ thànhthanh nhỏ) vào nồi hoặc ấm nhôm cùng với một lít nước. Đun đến sôi rồi giữ âm ỉ trong15-20 phút. Khi dùng, chắt nước uống nóng hoặc để nguội tùy sở thích của từng người.Dùng đến đâu, pha chế đến đó, không nấu nhiều và để nước lưu cữu qua ngày.Nước thạch găng, được chế từ lá găng trắng mọc hoang nhiều ở vùng đồi, quanh làngbản. Lấy chừng 100g lá tươi hoặc 30g lá khô, loại bỏ lá non, lá sâu, rửa sạch (cần nhẹ tay,tránh làm rách lá). Để ráo nước rồi cho vào chậu sạch, đổ 1-1,5 lít nước đun sôi để nguội,vò mạnh cho nát lá chừng 15-20 phút, lọc nhanh bằng vải màn, tốt nhất là bằng rây, hớthết bọt nổi trên mặt rồi để yên cho đông đặc. Thời gian đông đặc khoảng 4-6 giờ. Thạchcó màu xanh lá cây (nếu làm từ lá tươi) hoặc màu nâu nhạt (từ lá khô), không mùi, ănthơm ngon và rất mát. Khi ăn, lấy một phần thạch trộn với một phần nước đường (đườngtrắng 300g nấu với nửa lít nước đun sôi 5-10 phút cho tan hết đường, lọc, để nguội).Thêm vài giọt tinh dầu chuối cho thơm, khuấy đều. Nếu có thêm ít nước đá thì càng tốt.Còn đối với lá găng tía và lá tiết dê thì dịch ép của lá chỉ có độ sánh nhớt như dạng keo,pha đường uống.Bạch lương phấn là loại thạch được chế từ quả cây trâu cổ, một cây thuốc mọc bám vàobờ tường, gốc cây to. Chọn những quả có màu tím sẫm, thịt mềm nhưng chưa bị nhũn,rửa sạch, lau khô, giã nát hoặc xay nhuyễn, rồi cho vào túi vải, ép lấy nước cốt. Để yênmột thời gian, nước này sẽ đông đặc như thạch. Thạch có màu nâu tím, mùi thơm nhẹ.Khi dùng, lấy thạch (lượng vừa đủ) dầm nát, cho vào một cốc nước đường, có thêm íthương liệu cho thơm sẽ được món đồ uống ngon, bổ mát và lạ miệng.Nước chanh leo là thịt của quả chanh leo (lạc tiên trứng) chà nhẹ rồi ép lọc loại bỏ hạt đểlấy dịch quả. Thêm đường trắng và nước sôi để nguội. Có thể phối hợp với các loại quảkhác như dứa, mãng cầu xiêm, sầu riêng... làm thành nước sinh tố hỗn hợp. Hoặc làmsirô bằng cách lấy dịch ép từ 0,5-1kg quả chanh leo (bỏ hạt) trộn với sirô nấu từ 200-250g đường trắng. Đun cách thủy trong 15-20 phút để diệt khuẩn, rồi đóng chai giữ kín,dùng dần.Thạch hương đào được chế từ hạt cây lười ươi, có nhiều ở các tỉnh phía Nam. Đến mùaquả chín (tháng 6-8), người ta thu quả đem về, đập vỡ, lấy hạt, phơi hoặc sấy khô. Khidùng, lấy 4-5 hạt cho vào một lít nước nóng. Lúc đầu, hạt nổi, sau khi ngấm nước, hạt nởrất to gấp 8-10 lần thể tích của hạt thành một chất sền sệt trong như thạch hoặc trân trâu,màu nâu nhạt, vị hơi chát. Nếu thêm đường vào dịch này sẽ được một thứ nước giải khátđặc biệt rất ngon, uống làm nhiều lần trong ngày.Nước ngâm hạt trà tiên và húng giổi (cũng chế như hạt lười ươi) còn chữa dị ứng, mẩnngứa, đầy bụng, táo bón. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chữa bệnh theo y học cổ truyền thuốc từ ngải cứu cách chữa đau thần kinh liên sườn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnhTài liệu có liên quan:
-
Các thuốc làm chậm quá trình tiến triển đái tháo đường
3 trang 33 0 0 -
Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc
4 trang 32 0 0 -
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp
11 trang 31 0 0 -
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 trang 28 0 0 -
Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
4 trang 26 0 0 -
Trà dược - Dùng đúng cách mới hiệu quả
3 trang 25 0 0 -
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
2 trang 25 0 0 -
Đau lưng kinh niên làm giảm trí thông minh
1 trang 25 0 0 -
2 trang 24 0 0
-
Những ngộ nhận không dễ chịu về thực phẩm
3 trang 24 0 0 -
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè
3 trang 22 0 0 -
Xoa bóp chữa trị u xơ tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
3 trang 21 0 0 -
Ung thư ruột - hiểu biết và phòng tránh
3 trang 21 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh - Dễ làm, hiệu quả (Kỳ II)
3 trang 20 0 0 -
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Những điều cần biết
3 trang 20 0 0 -
Hướng dẫn bệnh thường gặp và cách phòng ngừa ở người già
5 trang 19 0 0 -
Vận động hợp lý để bảo vệ khớp
3 trang 19 0 0 -
Thuốc và rượu - Hãy cảnh giác!
3 trang 19 0 0 -
Xoa bóp bấm huyệt chữa liệt mặt
3 trang 19 0 0 -
4 trang 19 0 0