Danh mục tài liệu

Tư duy cũ và tư duy mới về quản lý!

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.80 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc kế thừa tư duy là tất yếu của các nhà quản lý, tuy nhiên đôi khi cái cũ không còn phù hợp nữa mà cần phải biến đổi nó để có thể làm việc hiệu quả hơn.Hầu hết mỗi người trong chúng ta đều có liên quan đến các vấn đề trong hoạt động của chính quyền và các tổ chức kinh tế bởi chúng ta đồng thời đóng vai trò là công dân, là người lao động hoặc khách hàng của một hay nhiều công ty nào đó. Mặc dù mỗi người đều có thể đảm nhận một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy cũ và tư duy mới về quản lý! Tư duy cũ và tư duy mới về quản lý!Việc kế thừa tư duy là tất yếu của các nhà quản lý, tuy nhiên đôi khi cái cũ không cònphù hợp nữa mà cần phải biến đổi nó để có thể làm việc hiệu quả hơn.Hầu hết mỗi người trong chúng ta đều có liên quan đến các vấn đề trong hoạtđộng của chính quyền và các tổ chức kinh tế bởi chúng ta đồng thời đóng vai trò làcông dân, là người lao động hoặc khách hàng của một hay nhiều công ty nào đó.Mặc dù mỗi người đều có thể đảm nhận một vai trò khác nhau trong tư duy độtphá để giải quyết vấn đề, nhưng điều làm chúng ta trăn trở nhất vẫn là những vấnđề của chính bản thân chúng ta.Thống kê về các vấn đề cá nhân ở Mỹ cho thấy con người nói chung còn thiếu khảnăng giải quyết triệt để các vấn đề của mình: tỷ lệ ly hôn gần 50% cho thấy các cánhân không thể giải quyết trục trặc trong quan hệ gia đình; thực trạng mắc nợ lớnvà tỷ lệ tiết kiệm thấp tính trên đầu người là bằng chứng cho thấy sự thiếu khảnăng xử lý vấn đề tài chính cá nhân; tỷ lệ người béo phì tăng cao phản ánh một lốisống hời hợt, không kiểm soát được bản thân của các cá nhân. Bất kỳ biểu hiệntương tự nào bạn nhìn thấy về các thất bại cá nhân và xã hội đều là những vấn đềcần phải có giải pháp.Cách tiếp cận của bạn trong việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề cá nhânnhư thế nào sẽ tác động đến tinh thần và khả năng xử lý tình huống của bạn. Hầuhết mọi người để mặc cho cảm xúc và trực giác định hướng việc giải quyết vấn đềcủa họ. Nếu ai đó được hỏi làm cách nào để giải quyết vấn đề cá nhân, câu trả lờihầu như luôn luôn là: thu thập dữ liệu, tìm ngay câu trả lời, tuân theo cảm xúc, bảovệ quyền lực và địa vị, phân tích và mổ xẻ, hoặc làm điều gì đó mà người khác đãlàm.Cách tiếp cận thường thấy trước những vấn đề như thế thường dẫn đến những khókhăn và tổn thất không kể xiết. Giải pháp kém hiệu quả cũng gây thiệt hại cho cánhân tại nơi làm việc, không chỉ vì sự tuyệt vọng do bị tác động bởi một câu trả lờiyếu kém, mà còn vì quá trình tư duy giải quyết vấn đề bị giới hạn. Phương phápquen thuộc mà các tổ chức kinh tế (và chính quyền) thường dùng để giải quyết vấnđề đã củng cố cho hành vi này - và kết quả là, vấn đề hầu như vẫn còn nguyên đónhư ban đầu.Những khủng hoảng mà chúng ta có thể gặp phải như trên chỉ là vài điều có thể dễdàng kể lại. Thực tế vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì số lượng những kết quả giảiquyết vấn đề không hiệu quả, không triệt để, tràn lan, hoặc kéo dài là một con sốkhổng lồ.Chẳng hạn, một vấn đề xem như được giải quyết nếu năng suất tăng lên 15% hoặcmột sản phẩm mới được ra đời, và các bên đề xuất ý tưởng không đối đầu nhau.Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là mức năng suất đó có thể được cải thiện đến 40%nếu các bên có thể dung hòa tốt hơn nữa theo một hướng tiếp cận khác. Thật đángtiếc, chúng ta chẳng có thành tích ấn tượng nào trong việc đưa ra những quyết địnhtối ưu.Cách đây hơn một thế kỷ, ngành công nghiệp Mỹ bị cuốn theo “học thuyết quản lýkhoa học” của Frederick W. Taylor. Ông đã đưa cuộc cách mạng công nghiệp tiếnxa hơn khi đề xuất những biện pháp phân chia quy trình sản xuất thành nhữngcông đoạn rất nhỏ, với sự đề cao vai trò kiểm soát quản lý. Những phát triển củaông trở thành tư tưởng truyền thống chủ đạo của phương Tây với ba luận điểmsau: tất cả các câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất, tất cả các câu trả lờiđều có thể được tìm ra, và mọi câu trả lời đều nằm trong một tổng thể tương hợpnhau.Phương pháp Taylor đã nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp - đặc biệt về chi phí lao động - trong suốt hơn nửa thế kỷ. Nhưng khi bướcsang thời đại mới - hoạt động sản xuất trở nên phức tạp hơn, cạnh tranh toàn cầukhắc nghiệt hơn, trình độ học vấn được nâng cao (ở Mỹ vào những năm 80, lựclượng lao động tốt nghiệp cao đẳng tăng từ 21% lên 26%, và tốt nghiệp trung họctăng từ 76% lên 85%), và chất lượng cuộc sống gia tăng cùng với mức lương, thìhọc thuyết Taylor không thể hiện được tính hữu ích của nó nữa. Mặc dù vậy, nhiềudoanh nghiệp vẫn cứ tuân theo một cách cứng nhắc những nguyên tắc đã bị phá vỡđó.Vào những năm 1990, học thuyết Taylor được ứng dụng rộng rãi tại những doanhnghiệp có thuê lao động bán thời gian hoặc thời vụ và được xem là “phương thứchiệu quả” vì các công ty không phải mất khoản tiền trợ cấp cho nhóm lao độngnày. “Thuê nhân viên kế toán”, “thuê nhân viên điều hành”, “thuê y tá”, hoặc“thuê kỹ sư” có thể giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, nhưng để có mức giảmnày thì doanh nghiệp phải trả giá bằng sự sụt giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịchvụ và cả sự trung thành của khách hàng. Lý do là hầu hết các công ty đều theonguyên tắc không để người lao động và các tập thể tham gia vào quá trình ra quyếtđịnh của doanh nghiệp. Vì vậy, những lợi thế cạnh tranh từ sự hợp tác trong côngtác quản lý lao động đã bị đánh mất.Khi so sánh tình trạng bất ổn của các tập đoàn Mỹ với môi trường kinh tế NhậtBản ở thời kỳ “vỡ mộng” vào những nă ...