
Tư duy kinh tế Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy kinh tế Việt Nam Bản quyền © 2008 Nhà xuất bản Tri thức & tác giả Đặng Phong Nhậpđề NHỮNG THINK TANK XƯA VÀ NAY 1. Sự ra đời của các think tank Ở nước nào cũng vậy, ở thời đại nào cũng vậy, nền kinh tế phát triểnnhư thế nào suy cho cùng đều lệ thuộc vào mấy yếu tố cơ bản sau đây: - Những điều kiện thiên nhiên có sẵn trên xứ sở đó, bao gồm đất đai,tài nguyên, khí hậu và lực lượng lao động. Nếu không có những cánhđồng phù sa màu mỡ, với nắng, ẩm, nhiều ánh sáng, nhiều mưa... thì ViệtNam, Thái Lan khó có thể trở thành những cường quốc về lúa gạo. Nếukhông có những đồng cỏ phì nhiêu ở những xứ như Scotland thì cũngkhông thể có những đàn cừu đông đúc và nước Anh khó có thể trở thànhcường quốc về len dạ. Nếu không có những cánh đồng màu mỡ và rộngmênh mông từ Đông sang Tây, thì nước Mỹ khó có thể trở thành mộtcường quốc lúa mì. Nếu không có những mỏ vàng khổng lồ ở miền Tâynước Mỹ thì người châu Âu không đua nhau sang đó chiếm đất, và do đócũng không thể xuất hiện một nước tư bản khổng lồ là nước Mỹ... - Trình độ kỹ năng, tức những phương tiện kỹ thuật. Đó là cái gạchnối giữa bàn tay lao động của con người với những điều kiện thiên nhiên.Với chiếc rìu đá, người ta chỉ có thể hái lượm và săn bắt. Với chiếc lưỡicày người ta đã có thể trồng trọt lấy mà ăn. Khi phát minh ra cung tên thìsăn bắn trở thành một nghề ổn định và chế độ phụ quyền ra đời. Vớinhững chiếc cối xay gió thì bánh mỳ trở thành món ăn chính trong cácbữa ăn của người châu Âu. Từ khi có máy hơi nước, máy nổ, thì cối xaygió chỉ còn là đối tượng của du lịch... - Cả hai yếu tố kể trên đều chịu sự chi phối của một yếu tố thứ ba đólà chính sách của Nhà nước. Một chính sách tốt có thể làm cho nền kinhtế trở nên tốt hơn. Ngược lại, một chính sách kinh tế sai lầm có thể dẫncả một nền kinh tế hay một ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí dẫn tớithảm họa. 19 - Nhưng chính sách kinh tế do đâu mà ra? Do đâu mà nó sai lầm vàdo đâu mà nó đúng đắn? Đến lượt nó, chính sách kinh tế lại lệ thuộc vàomột yếu tố vô cùng quan trọng: Tư duy kinh tế. Tư duy kinh tế chính làsự nhận thức của đầu óc con người đối với thực tiễn kinh tế (thực tiễnnày gồm cả những điều kiện tự nhiên và trình độ kỹ năng của một xãhội). Đó là xuất phát điểm để đi tới những lựa chọn, những quyết sách.Tư duy kinh tế có thể là của bản thân những nhà nhà lãnh đạo (vua chúa,tổng thống, thủ tướng...), nhưng thường là của những nhà tư tưởng. Nếu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, có hàng loạt phát minh đã cótác dụng làm đảo lộn cả một ngành kinh tế, tạo ra những bước phát triểnnhảy vọt, thì trong kinh tế cũng đã có những nhà cải cách có thể gây ranhững chuyển biến lớn lao trong đời sống kinh tế xã hội. Nhưng khác vớikhoa học kỹ thuật là lĩnh vực có thể kiểm nghiệm sự chính xác củanhững phát minh bằng những cuộc thí nghiệm trước khi đưa ra sử dụngđại trà, trong kinh tế không có được những phòng thí nghiệm như thế. Cảmột nền kinh tế trở thành phòng thí nghiệm. Bởi vậy, độ rủi ro ở đây lớnhơn nhiều so với trong khoa học kỹ thuật. Đã có không ít tư tưởng kinh tếvà chính sách kinh tế dẫn cả một quốc gia đến khủng hoảng, suy thoái.Chính vì vậy, nghiên cứu về sự hình thành tư duy và cách đưa nó vàochính sách, tiếp đó đưa chính sách vào thực tiễn kinh tế, rồi đến lượt nó,thực tiễn kinh tế lại là “chất liệu” để hình thành tư duy... Đó là con đườngđi của lịch sử, mà nếu khai thông thì đời sống kinh tế khai thông, nếu áchtắc thì đời sống kinh tế ách tắc. Xét theo những công đoạn cơ bản, ở nước nào cũng vậy, thời đại nàocũng vậy, mối quan hệ và lộ trình cơ bản từ tư duy đến chính sách vẫntheo mô hình sau đây:20 Bản quyền © 2008 Nhà xuất bản Tri thức & tác giả Đặng Phong Tư duy Chính sách Kinh tế Kinh tế Đời sống Kinh tế Tất nhiên cách tổ chức cụ thể mối quan hệ đó thì ở mỗi thời đại mộtkhác, mỗi quốc gia một khác. Trong thời phong kiến∗, vua chúa là người đưa ra chính sách. Để vuachúa có đủ khả năng đưa ra chính sách cũng như điều khiển quốc gia, thìbản thân vua phải được học hành dạy dỗ từ nhỏ. Hầu hết các bậc vuachúa ở Việt Nam đều được rèn cặp từ nhỏ bởi những người thầy đượctriều đình lựa chọn, gọi là Thái sư. Những Thái sư có ảnh hưởng rất lớntới sự hình thành tri thức và cả nhân cách của các bậc vua chúa. Khi lêncầm quyền, các vị vua về nguyên tắc là người quyết định cuối cùng cácchính sách, trong đó có các chính sách kinh tế. Nhưng những chính sáchđó thường được tham khảo hoặc thậm chí được soạn thảo bởi quần thần.Mỗi khi vua ngự triều, các vị đại thần tùy theo vua chỉ định mà trình tâuvề những ý tưởng của mình. Trong đám quần thần, cũng có nhiều bậctrung thần. Nhưng cũng có nơi, có lúc có những nịnh thần và gian thần.Khi nào trung thần là đa số và được vua nghe, thì triều chính vững vàng.Khi nào lớp nịnh thần và gian thần thắng thế, thì triều chính suy đồi. Khinhững vị đại thần muốn trình điều gì với vua, phải quỳ tâu cung kính (chỉtrừ những vị đại thần già yếu được vua cho miễn quỳ, như một đặc cách).Đó là phép vua, cũng là phép nước. Những điều trình tâu nếu được vuanghe, vua khen thì có thể chuyển thành quốc sách. Những điều gì dù là∗ Trong cuốn sách nhỏ này, thiết tưởng không cần thiết phải trình bày quá rộng về thờikỳ phong kiến ở các nước phương Tây hay ở thế giới Hồi giáo, mà chỉ nói riêng về thờikỳ phong kiến ở Việt Nam, và cũng rất vắn tắt. 21lời ngay ý thẳng, lợi cho quốc kế dân sinh, nhưng lại trái tai vua thì cóthể bị trừng phạt, bị hạ nhục, thậm chí bị xử trảm. Cùng với các vị đạithần, trong triều đình thường khi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế quản lý Tư duy kinh tế Việt Nam quản lí nhà nước kinh doanh quản lí nhân lựcTài liệu có liên quan:
-
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 341 0 0 -
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 331 0 0 -
Thay đổi cách quản lý như thế nào?
3 trang 194 0 0 -
5 trang 188 0 0
-
5 trang 186 0 0
-
19 trang 179 0 0
-
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 179 0 0 -
Giáo trình Quản lí nhà nước về tôn giáo và dân tộc: Phần 2 - TS. Hoàng Văn Chức
59 trang 168 0 0 -
CÔNG NGHỆ CHO PHÁT TRIỂN NHANH SẢN PHẨM
5 trang 164 0 0 -
Những nguyên tắc thành công khi đi xin việc
5 trang 161 0 0 -
Làm thế nào để tăng hiệu quả của bộ phận bán hàng? (Phần đầu) Trong
6 trang 143 0 0 -
Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc
3 trang 114 0 0 -
Bài 1: PUBLIC RELATION TRONG MARKETING - MIX
15 trang 107 0 0 -
Lịch sử hình thành thương mại điện tử
5 trang 96 0 0 -
Gíao trình giao dịch đàm phán kinh doanh. Phần 1
100 trang 94 0 0 -
Bài giảng Ảnh hưởng của những vấn đề đô thị hiện nay - Phạm Hồng Thủy
42 trang 93 0 0 -
Tiểu luận triết học Tính tất yếu của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
13 trang 90 0 0 -
Lý thuyết Dow trên thị trường kinh doanh
14 trang 87 0 0 -
F-Event - Sân chơi của người tổ chức sự kiện
3 trang 85 0 0 -
Việc phải làm khi tổ chức sự kiện
6 trang 77 0 0