Danh mục tài liệu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.95 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay" đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nayKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Trịnh Hùng Thanh Trường Đại học Nguyễn Huệ Tác giả liên hệ: Trịnh Hùng Thanh, email: thanhhunghvct@gmail.com Tóm tắt: Trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một bộ phận hết sức quan trọng, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là tư tưởng mang bản chất cách mạng, khoa học và là một trong những sáng tạo lớn, đóng góp vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng được Người diễn đạt giản dị, dễ hiểu, có sức cảm hóa, thuyết phục rất lớn đối với nhân dân. Từ yêu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, với tinh thần tiếp tục tăng cường nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, bài viết đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: chủ nghĩa xã hội; thời kỳ quá độ; tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chủ nghĩa xã hội.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứunước đúng đắn - con đường cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩaxã hội. Nhưng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là gì, con đường đi lên chủnghĩa xã hội ra sao và làm thế nào để xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Namthì không phải ngay một lúc có được câu trả lời hoàn chỉnh, chính xác và khôngphải ai cũng có thể hiểu được. Với cách tiếp cận từ thực tiễn cách mạng Việt Nam,với lối diễn đạt giản dị, dễ hiểu có sức cảm hóa, thuyết phục rất lớn đối với nhândân, Hồ Chí Minh đã từng bước làm sáng tỏ, phác thảo nên những nét cơ bản vềchủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 499TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG2. NỘI DUNG2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lênCNXH ở Việt Nam bắt nguồn từ lý tưởng về một xã hội công bằng, bình đẳng, nhândân được sống trong tự do và hạnh phúc. Người cho rằng các vấn đề dân tộc cơ bảnchỉ có thể được giải quyết triệt để trong CNXH, ngược lại, CNXH chỉ có thể trởthành hiện thực trên cơ sở những quyền cơ bản của dân tộc được giải quyết mộtcách triệt để. Đó là hai mặt của sự nghiệp cách mạng nhằm giải phóng dân tộc, giảiphóng xã hội và giải phóng con người. Đây cũng chính là thực chất của CNXH theocách hiểu của Hồ Chí Minh, cho nên khi định nghĩa CNXH là gì, Người đã giải thíchmột cách dễ hiểu: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằmlàm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việclàm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” (Hồ, 2011, 415). Tóm lại, “Chủ nghĩaxã hội là làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ” (Hồ,2011, 521). Đó là những luận điểm tuy giản dị, mộc mạc nhưng rất sâu sắc, phảnánh những đặc trưng bản chất nhất của CNXH mà nhân dân ta đang phấn đấu đểđạt tới. Có thể khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủnghĩa xã hội, về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam như sau: Về kinh tế: Nền kinh tế chúng ta xây dựng là nền kinh tế XHCN trong thời kỳquá độ. Quá độ nghĩa là chưa hoàn chỉnh, nhưng về nội dung, nền kinh tế đó vẫnphải đảm bảo các mặt về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý, cơcấu kinh tế, chế độ phân phối,… Mục tiêu của nền kinh tế XHCN là nhằm cải thiệnvà không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chú ý đến nền kinh tế nước ta là sản xuất nhỏ, nôngnghiệp lạc hậu, muốn phát triển phải gắn với sự phát triển của sức sản xuất, củakhoa học - kỹ thuật, tạo ra một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại.Người có tư duy sớm về công nghiệp hóa như là một quy luật tất yếu trong thời kỳquá độ lên CNXH ở một nước chưa trải qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa.Người quan tâm đến cơ cấu kinh tế công - nông - thương nghiệp, lấy nông nghiệp 500KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”làm mặt trận chính, thương nghiệp là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệpnhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân. Nhận thức sâu sắc về đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở một nước vốnlà thuộc địa, với nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minhsớm có tư duy về sự tồn tại các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, trong đó Ngườinhấn mạnh sở hữu nhà nước là của toàn dân. Và gắn với các hình thức sở hữu làcác thành phần kinh tế đa dạng với kinh tế nhà nước là chủ đạo. Người còn chútrọng đến hợp tác quốc tế. Dựa trên tinh thần nhân văn “bốn bể đều là anh em”,Người đã sớm có tầm nhìn xa và bản lĩnh về khai thác tiềm năng và tranh thủ sựủng hộ, giúp đỡ của các nước trên thế giới đối với Việt Nam, sẵn sàng mở cửa vàhợp tác với các nước trên thế giới. Mục tiêu kinh tế của CNXH trong thời kỳ quá độtheo tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa bảo đảm những nội dung cơ bản nhất của một nềnkinh tế XHCN theo nguyên lý Mácxít, vừa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Ngườinói: “Đảng và Nhà nước ta dùng lực lượng của nhân dân để xây dựng cho nhândân một đời sống ngày càng sung s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: