Tư tưởng 'nhân nghĩa' của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 855.72 KB
Lượt xem: 102
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày và phân tích một số biểu hiện tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của Nguyễn Trãi và bài học rút ra đối với nước ta hiện nay. Từ đó, tác giả khẳng định rằng, tư tưởng nhân nghĩa là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của
Nguyễn Trãi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 30-36 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0066 TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI NƯỚC TA HIỆN NAY Dương Trọng Hạnh Trung tâm Thư viện - Thiết bị, Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt. Bài viết trình bày và phân tích một số biểu hiện tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của Nguyễn Trãi và bài học rút ra đối với nước ta hiện nay. Từ đó, tác giả khẳng định rằng, tư tưởng nhân nghĩa là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nghĩa của Ông đã góp vào việc nâng tầm tư duy truyền thống của người Việt Nam hướng đến chủ nghĩa nhân đạo cao cả và tư tưởng này cần được kế thừa, phát huy trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Tư tưởng, tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi, sự nghiệp đổi mới. 1. Mở đầu Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một triết lí sâu sắc, cốt lõi, bao trùm nhiều khía cạnh: Là thương dân, vì dân, an dân; là sự khoan dung, độ lượng; là lí tưởng xây dựng đất nước thái bình; là hệ thống các quan điểm của triết lí nhân sinh, xã hội, chính trị và triết lí quân sự, ngoại giao Tư tưởng đó kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng dân tộc, trở thành tư tưởng tiêu biểu của truyền thống tư tưởng Việt Nam. Đã có một số công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, như: “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” của Trần Ngọc Ánh, Võ Thị Kim Ánh [1]; “Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi” của Doãn Chính và Bùi Trọng Bắc [3]; “Người dân và người cầm quyền trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm” của Tiến sĩ, Phó trưởng khoa Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [4]; “Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” của Lương Minh Cừ và Nguyễn Thị Hương [5]; .... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Vì vậy, qua bài viết này, tác giả bước đầu tìm hiểu về ý nghĩa giá trị tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đối với quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi Thứ nhất, nhân nghĩa là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không phải là một thứ đạo lí chung chung, mà là một tư tưởng hành động, là đường lối phục vụ đất nước. Quan niệm về nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi có phạm vi rộng lớn hơn so với Nho giáo. Nếu Nho giáo, quan niệm nhân nghĩa gắn với mục đích phục vụ giai cấp thống trị “bình thiên hạ” không phải bằng vũ lực, mà bằng đạo đức (đức trị), theo một trật tự Ngày nhận bài: 9/8/2018. Ngày sửa bài: 19/8/2018. Ngày nhận đăng: 2/10/2018. Tác giả liên hệ: Dương Trọng Hạnh. Địa chỉ e-mail: dthanh.dnb@gmail.com 30 Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay đẳng cấp khắc nghiệt (trên - dưới, vua - tôi, cha - con, chồng - vợ). Nhân nghĩa chỉ là đạo của đấng trượng phu, bậc quân tử, chứ không phải của những kẻ tiểu nhân, tức là đông đảo quần chúng thuộc các tầng lớp dưới, thì đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là cơ sở của đường lối chính trị, của chính sách cứu nước và dựng nước; là nguyên tắc trong việc giải quyết các tình huống do thực tiễn đất nước đặt ra. Ở đây, nhân nghĩa có vai trò là phương pháp luận của mọi suy nghĩ và hành động, là chiều sâu của nhận thức, tư duy, tư tưởng. Thứ hai, nhân nghĩa gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân, cứu dân. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là phải “an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Trước hành động bạo ngược của kẻ thù đối với dân, Nguyễn Trãi đã lên án tố cáo tội ác của chúng bằng những lời lẽ đanh thép “bọn có phận sự chăn dắt dân, thì không thấy chữ (phủ dân) làm cốt yếu, mà chỉ vụ lợi, tham nhũng. Bọn tướng súy thì không lấy chữ (vệ dân) làm cốt yếu, lại đi lộng hành, lăng ngược. Cho đến cả bọn hoạn quan cũng tha hồ đi vơ vét áp bức lương dân, thu nhặt vàng ngọc” [14, tr. 575]. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước và bán nước, phải nhận thức được và hoạt động, đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái”, “trời trăng đã mờ mà lại trong” [3, tr. 35]. Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, vì vậy phải cứu nước ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 30-36 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0066 TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI NƯỚC TA HIỆN NAY Dương Trọng Hạnh Trung tâm Thư viện - Thiết bị, Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt. Bài viết trình bày và phân tích một số biểu hiện tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của Nguyễn Trãi và bài học rút ra đối với nước ta hiện nay. Từ đó, tác giả khẳng định rằng, tư tưởng nhân nghĩa là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nghĩa của Ông đã góp vào việc nâng tầm tư duy truyền thống của người Việt Nam hướng đến chủ nghĩa nhân đạo cao cả và tư tưởng này cần được kế thừa, phát huy trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Tư tưởng, tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi, sự nghiệp đổi mới. 1. Mở đầu Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một triết lí sâu sắc, cốt lõi, bao trùm nhiều khía cạnh: Là thương dân, vì dân, an dân; là sự khoan dung, độ lượng; là lí tưởng xây dựng đất nước thái bình; là hệ thống các quan điểm của triết lí nhân sinh, xã hội, chính trị và triết lí quân sự, ngoại giao Tư tưởng đó kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng dân tộc, trở thành tư tưởng tiêu biểu của truyền thống tư tưởng Việt Nam. Đã có một số công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, như: “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” của Trần Ngọc Ánh, Võ Thị Kim Ánh [1]; “Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi” của Doãn Chính và Bùi Trọng Bắc [3]; “Người dân và người cầm quyền trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm” của Tiến sĩ, Phó trưởng khoa Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [4]; “Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” của Lương Minh Cừ và Nguyễn Thị Hương [5]; .... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Vì vậy, qua bài viết này, tác giả bước đầu tìm hiểu về ý nghĩa giá trị tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đối với quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi Thứ nhất, nhân nghĩa là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không phải là một thứ đạo lí chung chung, mà là một tư tưởng hành động, là đường lối phục vụ đất nước. Quan niệm về nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi có phạm vi rộng lớn hơn so với Nho giáo. Nếu Nho giáo, quan niệm nhân nghĩa gắn với mục đích phục vụ giai cấp thống trị “bình thiên hạ” không phải bằng vũ lực, mà bằng đạo đức (đức trị), theo một trật tự Ngày nhận bài: 9/8/2018. Ngày sửa bài: 19/8/2018. Ngày nhận đăng: 2/10/2018. Tác giả liên hệ: Dương Trọng Hạnh. Địa chỉ e-mail: dthanh.dnb@gmail.com 30 Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay đẳng cấp khắc nghiệt (trên - dưới, vua - tôi, cha - con, chồng - vợ). Nhân nghĩa chỉ là đạo của đấng trượng phu, bậc quân tử, chứ không phải của những kẻ tiểu nhân, tức là đông đảo quần chúng thuộc các tầng lớp dưới, thì đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là cơ sở của đường lối chính trị, của chính sách cứu nước và dựng nước; là nguyên tắc trong việc giải quyết các tình huống do thực tiễn đất nước đặt ra. Ở đây, nhân nghĩa có vai trò là phương pháp luận của mọi suy nghĩ và hành động, là chiều sâu của nhận thức, tư duy, tư tưởng. Thứ hai, nhân nghĩa gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân, cứu dân. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là phải “an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Trước hành động bạo ngược của kẻ thù đối với dân, Nguyễn Trãi đã lên án tố cáo tội ác của chúng bằng những lời lẽ đanh thép “bọn có phận sự chăn dắt dân, thì không thấy chữ (phủ dân) làm cốt yếu, mà chỉ vụ lợi, tham nhũng. Bọn tướng súy thì không lấy chữ (vệ dân) làm cốt yếu, lại đi lộng hành, lăng ngược. Cho đến cả bọn hoạn quan cũng tha hồ đi vơ vét áp bức lương dân, thu nhặt vàng ngọc” [14, tr. 575]. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước và bán nước, phải nhận thức được và hoạt động, đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái”, “trời trăng đã mờ mà lại trong” [3, tr. 35]. Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, vì vậy phải cứu nước ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi Sự nghiệp đổi mới Hệ thống tư tưởng củaNguyễn Trãi Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Tư tưởng triết học của Nguyễn TrãiTài liệu có liên quan:
-
11 trang 89 0 0
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 10:
64 trang 46 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lam Vĩ (1947-2005): Phần 2
119 trang 39 0 0 -
Tác động của bối cảnh quốc tế đầu thế kỷ XXI đến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
15 trang 37 0 0 -
6 trang 30 0 0
-
Ngành Việt Nam học với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
12 trang 27 0 0 -
Động lực phát triển bền vững - Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Phần 1
281 trang 26 0 0 -
26 trang 25 0 0
-
Thuyết trình: Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
40 trang 24 0 0 -
Tiểu luận triết học - Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
20 trang 23 0 0