Danh mục tài liệu

Tức giận cũng phải... học

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.53 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mọi người đều cần học cách kiểm soát cơn nóng giận của mình, nhất là những người làm cha mẹ, có rất nhiều chuyện có thể khiến bạn bực mình nhưng biết cách kiềm chế sẽ giúp bạn nuôi dạy con tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tức giận cũng phải... học Tức giận cũng phải... học Ảnh: ImagesMọi người đều cần học cách kiểm soát cơn nónggiận của mình, nhất là những người làm cha mẹ,có rất nhiều chuyện có thể khiến bạn bực mìnhnhưng biết cách kiềm chế sẽ giúp bạn nuôi dạycon tốt hơn.Tất nhiên, không phụ huynh nào có thể tránh khỏinhững lúc “phát điên” lên vì sự phá phách hay bướngbỉnh của trẻ nhỏ. Nhưng chính trẻ nhỏ lại mang đếncho bạn những bài học quý giá về cách kiềm chế vàvượt qua cơn tức giận. Tính cách này không chỉ giúpbạn làm tấm gương sáng cho con mình mà còn manglại nhiều điều tích cực cho công việc và cuộc sốngcủa bạn. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp phụ huynhkiểm soát sự tức giận đối với con cái:1. Đặt mình vào vị trí của conHãy nhớ lại rằng thời thơ ấu bạn đã mong đợi những gì vàđã buồn như thế nào nếu không nhận được sự cảm thông từngười lớn. Chẳng hạn, khi con bạn tỏ ra không thích ngồivào bàn ăn, bạn dỗ dành mãi mà bé vẫn không chịu nghetheo, đừng phát cáu lên và la mắng bé, điều này sẽ khiếncho tình hình càng tồi tệ hơn. Hãy bình tĩnh và nhớ lại rằnglúc nhỏ bạn cũng đã từng biếng ăn như vậy và bạn mongđợi gì từ cha mẹ mình? Tất nhiên đó không phải là nhữnglời la mắng hay ép buột, bạn thích những lời nói nhẹ nhàng,những câu chuyện hay trò chơi thú vị trong lúc giờ ăn. Hãyáp dụng điều này với con của bạn.2. Đừng làm gì trong cơn nóng giậnNếu tình hình rất “căng” và bạn khó có thể kiềm chế thìcũng không nên có những hành động bộc phát để rồi sau đóphải hối tiếc. Không ít phụ huynh vì quá nóng giận mà cưxử thô bạo hoặc làm tổn thương con mình để rồi sao đóphải dằn vặt bản thân vì trẻ nhỏ không đáng bị như vậy.Sự bình tĩnh sẽ giúp bạn có được những giải pháp tích cựcvà khéo léo nhất trong mọi tình huống. Một khi bạn quá tứcgiận và khó chịu vì hành động nào đó của trẻ, đừng vộiphản ứng hay đưa ra hình phạt ngay lúc đó, hãy dành 5phút suy nghĩ và “hạ hoả”, sau đó phân tích, giảng giải, cóthể kèm theo một hình phạt để bé hối hận vì những gì bé đãgây ra và thay đổi một cách “tâm phục khẩu phục”. Nhữngcách cư xử nóng nảy của cha mẹ không chỉ làm tổn thươngcon trẻ mà chưa chắc có thể khiến bé thay đổi.3. Tức giận cũng phải… họcCơn giận dữ quả là điều vô cùng đáng sợ và trong khi tứcgiận, dường như bạn luôn muốn bùng nổ ngay lập tứcnhưng điều này thật chẳng nên tí nào, nhất là khi nó lại xảyra với những người thân yêu của bạn. Trong lúc tức giận,hầu như người ta không thể làm tốt bất cứ điều gì vàthường cảm thấy hối tiếc về những gì mình đã làm tronglúc tức giận.Bạn đừng tự cho rằng mình là người nóng tính và khôngthể kiểm soát được cơn tức giận của mình. Thực chất, mọithứ đều có học học được, kể cả cách kiểm soát cơn tứcgiận. Nếu bạn thực sự muốn thay đổi và hoàn thiện mìnhthì không gì là không thể, bạn có thể học hỏi những ngườixung quanh, tham khảo qua các sách tâm lý thay thậm chílà tìm một chuyên gia tâm lý để giúp đỡ bạn. Đừng để contrẻ bị tổn thương từ cách cư xử nóng nảy của bạn và nênnhớ, trẻ nhỉ rất dễ học theo sự nóng tính của cha mẹ chúng.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: