Danh mục tài liệu

Tương lai của giáo dục Việt Nam: Những vấn đề quản lý giáo dục và quản trị nhà trường

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này không có ý định trả lời được câu hỏi đó, chỉ là một tổng quan về các phương pháp xác định xu thế tương lai của giáo dục và những căn cứ để vận dụng vào quá trình nghiên cứu xác định tương lai giáo dục Việt Nam, trên cơ sở đó thử hình dung quản lý giáo dục sẽ thay đổi thế nào. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tương lai của giáo dục Việt Nam: Những vấn đề quản lý giáo dục và quản trị nhà trường TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ QUẢN TRỊ NHÀ TRƯỜNG GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc1Tóm tắt Khi bàn về quản lý giáo dục và quản trị nhà trường cho một nền giáo dục tương lai của Việt Nam, điều tất yếu phải hình dung ra khả dĩ “Tương lai của giáo dục Việt Nam” trong 10-20 năm tới là như thế nào? Bài viết này không có ý định trả lời được câu hỏi đó, chỉ là một tổng quan về các phương pháp xác định xu thế tương lai của giáo dục và những căn cứ để vận dụng vào quá trình nghiên cứu xác định tương lai giáo dục Việt Nam, trên cơ sở đó thử hình dung quản lý giáo dục sẽ thay đổi thế nào. Từ khóa: Tương lai giáo dục; quản lý giáo dục; quản trị trường học.Đặt vấn đề Nhìn lại sự phát triển giáo dục thế giới trong thế kỉ XX đã xác lập một hệ thống giáodục tương thích với nền sản xuất công nghiệp. Tư duy và phương pháp sản xuất côngnghiệp là tạo ra hàng loạt sản phẩm cùng tiêu chuẩn, mẫu mã đã ăn sâu trong tư duy giáodục. Tuy vậy vào những thập niên cuối của thế kỉ XX, đã xuất hiện những xu hướng quanđiểm mới về giáo dục muốn thoát ra khỏi tình trạng thiển cận và máy móc, như quan điểmcoi “giáo dục là cuộc sống”, “nhà trường là xã hội”, “lấy học sinh làm trung tâm”,“học bắtđầu từ làm”. Cùng với sự phát triển CNTT, kĩ thuật số, phương thức giáo dục từ xa trở thànhphổ biến và hình thành nên một hệ thống giáo dục mở, tiến đến mô hình nhà trường tươngthích với xã hội thông tin. Trong thế kỉ XX, nhân loại kiên trì đeo đuổi mục tiêu công bằng xãhội trong giáo dục, bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục, đến những thập kỉ cuối cùng củathế kỉ XX đã được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động “Giáo dục cho mọi người”.Đến thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, UNESCO đã xác định bốn trụ cột của nền giáo dục là:Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người. Bước sang thế kỉ XXI, kế thừa thành tựu giáo dục của thế kỉ XX cũng như dựa vào sựphát triển sôi động về kinh tế xã hội và sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ,xu thế phát triển giáo dục trong thế kỉ XXI có thể điểm lược như sau: Thứ nhất, giáo dục vì tất cả mọi người và toàn xã hội vì giáo dục, ai cũng được họchành, và toàn xã hội, tất cả mọi người đều chăm lo cho giáo dục. Như vậy, trình độ giáo dụcphổ cập tăng lên, giáo dục sau trung học ngày càng mở rộng, tính chất của GDĐH chuyểntừ tinh hoa sang đại chúng.1 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Điện thoại: 0903234967; Email: locntm@vnu.edu.vn.Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 343 Thứ hai, Giáo dục dân chủ hơn, người học là chủ thể, tích cực, tự giác, không chấpnhận dạy học nhồi nhét, thụ động. Mục tiêu giáo dục phải nhằm đào tạo ra những con ngườibiết suy nghĩ độc lập, có tư duy phê phán, có trách nhiệm xã hội. Thứ ba, hiện đại hóa giáo dục, đưa những thành tựu khoa học công nghệ hiện đạivào nội dung giáo dục, cũng như ứng dụng thành tựu KHCN để đổi mới phương pháp vàphương tiện giáo dục. Việc thay đổi phương pháp dạy học sẽ biến nhà trường kiểu cũ thànhnhà trường kiểu mới, đồng thời mô hình giáo dục mở ngày càng hoàn thiện. Thứ tư, cá biệt hóa giáo dục, việc giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện và khả năngcủa từng học sinh. Như vậy, hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo độ mềm dẻo linhhoạt, bảo đảm các yêu cầu đa dạng; chương trình giáo dục phải được cấu trúc tổ hợp gồmnhiều phần để người học có thể tự lựa chọn (theo phương thức tín chỉ). Thứ năm, học tập suốt đời và xã hội học tập là triết lý cơ bản của giáo dục thế kỉ XXI,và nó cũng là chuẩn mực để thiết kế hệ thống giáo dục: phải là hệ thống mở, đa dạng, linhhoạt. Nhờ có CNTT - truyền thông, người ta có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào theo sựlựa chọn của bản thân. Tổng quan một số tiếp cận nghiên cứu về tương lai của giáo dục Trên thế giới có những cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về những tương lai củagiáo dục. Tiếp cận phổ biến nhất là áp dụng phương pháp Delphi. Đây là phương pháp dự báovề một vấn đề nào đó dựa trên ý kiến của một nhóm chuyên gia am hiểu về vấn đề đó. Cáchlàm là lấy ý kiến chuyên gia qua nhiều vòng phiếu hỏi, ý kiến của từng chuyên gia được giữkín. Qua một số vòng, khi đạt được sự đồng thuận tương đối, làm cơ sở dự báo tương laicủa vấn đề đặt ra. Quan điểm cơ bản của phương pháp này là ý kiến của nhóm có giá trị hơný kiến của cá nhân và ý kiến của nhóm chuyên gia được chọn lọc thì tin cậy hơn ý kiến củanhóm không chọn lọc. Ví dụ, (2) để dự báo các khả năng có thể xảy ra đối với giáo dục vàonăm 2030, năm 2009 người ta đã tiến hành dự án Millenium, lấy ý kiến 213 chuyên gia trêntoàn thế giới, 19 khả năng được đưa ra, và cuối cùng ...

Tài liệu có liên quan: