Truyền thông Việt Nam hiện có đủ bốn loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Việt Nam hòa mạng internet quốc tế vào năm 1997 và hơn 10 năm nay hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử đã ra đời. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để cùng xem dự đoán về tương lai ngành truyền thông và PR Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tương lai ngành truyền thông và PR Việt Nam
Tương lai ngành truyền
thông và PR Việt Nam
Truyền thông Việt Nam hiện có đủ bốn loại hình báo chí là báo in, báo nói,
báo hình và báo điện tử. Việt Nam hòa mạng internet quốc tế vào năm 1997
và hơn 10 năm nay hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử đã ra đời.
Thống kê đến hiện nay, tại Việt Nam có 706 cơ quan báo chí in, trong đó có 178
báo và 528 tạp chí. Có 67 đài phát thanh – truyền hình, gồm 3 đài phát thanh
truyền hình trung ương (VTV, VTC, VOV) và 64 đài phát thanh – truyền hình ở
các địa phương. Có 34 báo điện tử, 180 trang tin điện tử của các cơ quan tạp chí,
báo, đài và hàng ngàn trang thông tin điện tử.
Tại Việt Nam, tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí hoạt động dưới sự quản
lý và giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, và dưới sự định
hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo luật
pháp Việt Nam, hiện nay chưa cấp phép cho báo chí tư nhân hoạt động.
Theo đó, ngành truyền thông quảng cáo và PR phát triển rất mạnh mẽ với nhiều
kênh hơn, nhiều sáng tạo hơn và nhiều sự lựa chọn hơn. Bên cạnh các kênh
quảng cáo hiện đại, quảng cáo truyền thống trên tivi, báo chí vẫn tiếp tục tăng
trưởng.
Quảng cáo số?
Khảo sát của Neilsen trên toàn cầu vừa công bố cho thấy, dù mới phổ biến gần
đây nhưng quảng cáo trên các kênh hiện đại như website, điện thoại di động…
tăng trưởng mạnh.
Chẳng hạn, với nước giải khát, dù mới phổ biến gần đây nhưng quảng cáo trên
các website đã tăng trưởng 32%, trên phim ảnh trực tuyến tăng 20% và trên điện
thoại di động tăng 9%.
Với ngành hàng mỹ phẩm và các sản phẩm liên quan đến sức khỏe thì quảng
cáo trên báo chí tăng 61%, ngoài trời tăng 39%, đồng thời quảng cáo trên các
trang web tăng vọt lên 45%, phim trực tuyến lên 34% và trên điện thoại di động
tăng trưởng 14%.
Phát biểu tại hội thảo “Tương lai kỹ thuật số” diễn ra trong khuôn khổ Liên
hoan quảng cáo Việt Nam 2010 (9 – 11/12), đại diện Neilsen Vietnam cho rằng,
ngày nay, người tiêu dùng rất am hiểu điện thoại di động. Không chỉ sử dụng
với hai chức năng: thoại và nhắn tin như trước, người ta vào điện thoại để chơi
game, truy cập internet, chat, nghe radio…
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2009, trong những người quan tâm đến công
nghệ, độ tuổi trên 30 chiếm 45% và dưới 30 tuổi chiếm đến 55%. Trong đó,
người dưới 30 tuổi thì số lượng người quan tâm đến công nghệ từ 13 – 30 tuổi
là 35%, độ tuổi dưới 13 chiếm đến 20%.
Các kênh quảng cáo truyền thống như tivi, báo chí vẫn tăng trưởng tốt và song
hành với các kênh hiện đại. Nếu như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên điện
thoại di động, các website phát triển mạnh thì quảng cáo trên tivi vẫn tăng
trưởng đến 75%, trên báo chí tăng 45%, ngoài trời tăng 49%.
Hay Quảng Cáo Truyền Thống?
Nếu như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên điện thoại di động, các website
phát triển mạnh thì quảng cáo trên tivi vẫn tăng trưởng đến 75%, trên báo chí
tăng 45%, ngoài trời tăng 49%.Các chuyên gia cho rằng, hiện nay tivi vẫn chiếm
vị trí rất vững chắc và luôn nổi trội. “Nói gì thì nói, truyền hình vẫn không thể
bị thay thế bởi các phương tiện truyền thông mới”, bà Trần Thị Thanh Mai,
Tổng giám đốc Công ty TNS khẳng định.
Theo phân tích của bà Mai, truyền hình là một kênh truyền thống, nhưng với
công nghệ mới như hiện nay, mức độ tích hợp ngày càng cao hơn.
Người ta có thể sử dụng màn hình tivi như màn hình máy vi tính để vào
internet… và các chương trình tivi cũng có thể xem được trên điện thoại di
động. Hơn nữa, mọi người vẫn thích nghe âm thanh, thích xem hình ảnh thì
không gì có thể thay thế được. Và một khi kênh truyền thống phát triển thì
đương nhiên, quảng cáo trên kênh này cũng sẽ tăng theo.
Số liệu thống kê của của Neilsen Vietnam cũng cho thấy, quảng cáo trên truyền
hình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 50%, báo chí 20%, ngoài trời chiếm 10% và
một số hình thức khác.
Mỗi năm kinh phí dành cho các kênh này chiếm khoảng 1 tỷ USD. Và chỉ riêng
truyền hình không thôi thì mỗi năm đã có đến hơn 3.000 phim quảng cáo được
phát sóng.
Ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Masso Group khẳng
định: “Quảng cáo trên truyền hình vẫn có những ưu điểm vốn có như từ trước
tới giờ, như đến được với nhiều người trong thời gian rất ngắn, rất nhanh, có
thể chuyển tải được âm thanh, hình ảnh, câu chuyện mà những kênh khác không
thể thực hiện được”.
Đồng quan điểm này, ba Mai cho rằng, với 99% dân số xem truyền hình nên
quảng cáo trên truyền hình sẽ khó bị thay thế. Tuy nhiên, trước sự phát triển
mạnh mẽ của ngành truyền thông số, các chuyên gia đều cho rằng, khó có thể
nói quảng cáo trên kênh nào hiệu quả hơn kênh nào vì nó phụ thuộc rất nhiều
vào mục tiêu của một thương hiệu, của một chiến dịch tiếp thị nếu như phân
khúc của thương hiệu đó nhắm đến”
...
Tương lai ngành truyền thông và PR Việt Nam
Số trang: 4
Loại file: docx
Dung lượng: 196.54 KB
Lượt xem: 51
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tương lai ngành truyền thông Phát triển PR truyền thông Việt Nam Truyền thông và PR ở Việt Nam Tương lai ngành PR PR truyền thông Quảng cáo số Quảng Cáo Truyền ThốngTài liệu có liên quan:
-
3 trang 72 0 0
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm PR
29 trang 71 0 0 -
Định nghĩa PR - Public Relations
8 trang 57 0 0 -
Mục tiêu của truyền thông marketing
4 trang 52 0 0 -
10 trang 50 0 0
-
Sách The Options Course High Profit & Low Stress Trading Methods Second Edition phần 10
54 trang 49 0 0 -
10 tật nên tránh khi phát biểu trước công chúng
5 trang 43 0 0 -
6 trang 43 0 0
-
5 trang 42 0 0
-
5 trang 39 0 0