Tuyển tập Thi nhân Việt Nam 1932-1941: Phần 2
Số trang: 248
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.58 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp nội dung của phần 1 Tài liệu Thi nhân Việt Nam 1932-1941, phần 2 giới thiệu các bài thơ của mộ số nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới. Hi vọng đây sẽ là một Tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các nhà nghiên cứu, những sinh viên văn khoa và đông đảo những người yêu thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tuyển tập Thi nhân Việt Nam 1932-1941: Phần 2THI NHÂN VIỆT NAM HUY CẬN Cù Huy Cận sinh ngày 31 mai 1919. Quê quán: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Học lớp năm trường tổng, lớp tư đến khi đậu tú tài tây ở Huế. Hiện học Trường Cao đẳng Nông lâm. Hồi 1936, có viết giúp Tràng An, Sông Hương (ký Hán Quỳ). Từ 1938, đăng thơ ở Ngày nay. Đã xuất bản: Lửa thiêng (Đời nay, Hà Nội - 1940) Đã có hồi người ta tưởng muốn làm thơ hay phải là người hay khóc và thi nhânmỗi lần cầm bút là một lần phải “nắng khăn lau mắt lệ”. Nhưng buồn mãi cũngchán. Trên tao đàn Việt Nam bỗng phe phẩy một ngọn gió yêu đời, tuy không thổitan những đám mây sầu u ám, song cũng đã mấy lần ngân lên những tiếng reo vui.Người thính tai sẽ nhận thấy trong những tiếng kia còn biết bao nhiêu vui gượng,nhưng dầu sao sự cố gắng đau đớn của cả một lớp người đi tìm vui, cái cảnh ấy aithấy mà chẳng động lòng? Than ôi! Ngày vui ngắn ngủi, chưa được mấy năm nỗibuồn đã trở về, thảm đạm và nặng nề hơn xưa. Nó đã trở về trong tập Lửa Thiêng. Với những tính cách khác hẳn. Cái buồnLửa Thiêng là cúi buồn tỏa ra từ hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh.Có người muốn làm thơ phải tìm những cảnh nên thơ. Huy Cận không thể. Nguồnthơ đã sẵn trong lòng, đời thi nhân không cần có nhiều chuyện. Huy Cận có lẽ đãsống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luôn luôn lắng nghe mình sống đểghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong. Ai đã so sánh “LasMocedades del Cid” của Guillen de Castro với “le Cid” của Corneille hay “Kimhttp://tve-4u.org | HUY CẬN 131THI NHÂN VIỆT NAMVân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân với “Đoạn trường tân thanh” củaNguyễn Du đều nhận thấy trong “Đoạn trường tân thanh” và trong “le Cid” nhiềutình mà ít chuyện. Nếu ta so sánh thơ Huy Cận với thơ hồi trước, ta cũng sẽ thấynhư thế. Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thinhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tantrên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích hẳn không bao giờ tanđược: Thôi đã tan rồi vạn gót hương Của người đẹp tới tự trăm phương. Tan rồi những bước không hò hẹn Đã bước trùng nhau một ngả đường. Lại có khi suối buồn thương cứ tự trong thâm tâm – chảy ra lai láng khôngvướng chút bụi trần: Ôi! Nắng vàng sao mà nhớ nhung! Có ai đàn lẻ để tơ chùng? Có ai tiễn biệt nơi xa ấy Xui bước chân đây cũng ngại ngùng... Phải tinh lắm mới thấy rõ lòng mình như thế giữa cái ồ ạt, cái rộn rịp của cuộcđời hằng ngày. Đây có lẽ là một điều Huy Cận đã học được trong thơ Pháp. Nhưng với trí quansát rèn luyện trong nền học mới, Huy Cận đã làm một việc táo bạo: tim về nhữngcảnh xưa, nơi bao nhiêu người đã sa lầy - tôi muốn nói sa vào khuôn sáo. Ngườinói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗibuồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn. Và cũngnhư người đã làm thơ với những cái hình như không có gì nên thơ, người tìm rathơ trong những chốn ta tưởng không còn có thơ nữa. Người đã gọi dậy cái hồnbuồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầmtrong cõi đất này. Huy Cận triền miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người xưa,luôn luôn đi về trên con đường thời gian vô tận. Có lúc hình như thi nhân, khôngphân biệt mộng với thực, ngày trước với ngày nay. Cảnh trước mắt mơ màng nhưđã thấy ở một kiếp nào, tình mới nhóm người tưởng chừng đã hẹn đâu “từ vạn kỷ”.http://tve-4u.org | HUY CẬN 132THI NHÂN VIỆT NAM Nhưng con đường về quá khứ đi càng xa, càng cô tịch; tứ bề càng vắng lặng,mênh mông. Có lẽ thi nhân trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm củathời gian và không gian, có lẽ người đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ vôcùng đưa đến. Một Pascal hay một Hugo trong lúc đó sẽ rùng mình, sẽ hốt hoảng.Vời cái điềm đạm của người phương Đông thời trước, Huy Cận chỉ lặng lẽ buồn: Một chiếc linh hồn nhỏ: Mang mang thiên cổ sầu. Tôi nhớ lại cái buồn của một thi nhân khác, Trần Tử Ngang, ngàn năm trước,căng đã có một cuộc viễn du tương tự như thế: Ai người trước đã qua? Ai người sau chưa đẻ? Nghĩ trời đất vô cùng Một mình tuôn giọt lệ1. Tuy nhiên điềm đạm đến đâu người ta cũng không thể một mình đứng trước vôcùng. Người ta cần phải nương tựa vào một cái gì cho đỡ lẻ loi: một lòng tin hay,ít nữa, một tình yêu, theo nghĩa thông thường và chân chính của chữ yêu. Huy Cậncó lẽ đã thiếu tình yêu, mà Thượng đế của người lại chỉ là một cái bóng để gửi ítcâ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tuyển tập Thi nhân Việt Nam 1932-1941: Phần 2THI NHÂN VIỆT NAM HUY CẬN Cù Huy Cận sinh ngày 31 mai 1919. Quê quán: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Học lớp năm trường tổng, lớp tư đến khi đậu tú tài tây ở Huế. Hiện học Trường Cao đẳng Nông lâm. Hồi 1936, có viết giúp Tràng An, Sông Hương (ký Hán Quỳ). Từ 1938, đăng thơ ở Ngày nay. Đã xuất bản: Lửa thiêng (Đời nay, Hà Nội - 1940) Đã có hồi người ta tưởng muốn làm thơ hay phải là người hay khóc và thi nhânmỗi lần cầm bút là một lần phải “nắng khăn lau mắt lệ”. Nhưng buồn mãi cũngchán. Trên tao đàn Việt Nam bỗng phe phẩy một ngọn gió yêu đời, tuy không thổitan những đám mây sầu u ám, song cũng đã mấy lần ngân lên những tiếng reo vui.Người thính tai sẽ nhận thấy trong những tiếng kia còn biết bao nhiêu vui gượng,nhưng dầu sao sự cố gắng đau đớn của cả một lớp người đi tìm vui, cái cảnh ấy aithấy mà chẳng động lòng? Than ôi! Ngày vui ngắn ngủi, chưa được mấy năm nỗibuồn đã trở về, thảm đạm và nặng nề hơn xưa. Nó đã trở về trong tập Lửa Thiêng. Với những tính cách khác hẳn. Cái buồnLửa Thiêng là cúi buồn tỏa ra từ hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh.Có người muốn làm thơ phải tìm những cảnh nên thơ. Huy Cận không thể. Nguồnthơ đã sẵn trong lòng, đời thi nhân không cần có nhiều chuyện. Huy Cận có lẽ đãsống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luôn luôn lắng nghe mình sống đểghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong. Ai đã so sánh “LasMocedades del Cid” của Guillen de Castro với “le Cid” của Corneille hay “Kimhttp://tve-4u.org | HUY CẬN 131THI NHÂN VIỆT NAMVân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân với “Đoạn trường tân thanh” củaNguyễn Du đều nhận thấy trong “Đoạn trường tân thanh” và trong “le Cid” nhiềutình mà ít chuyện. Nếu ta so sánh thơ Huy Cận với thơ hồi trước, ta cũng sẽ thấynhư thế. Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thinhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tantrên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích hẳn không bao giờ tanđược: Thôi đã tan rồi vạn gót hương Của người đẹp tới tự trăm phương. Tan rồi những bước không hò hẹn Đã bước trùng nhau một ngả đường. Lại có khi suối buồn thương cứ tự trong thâm tâm – chảy ra lai láng khôngvướng chút bụi trần: Ôi! Nắng vàng sao mà nhớ nhung! Có ai đàn lẻ để tơ chùng? Có ai tiễn biệt nơi xa ấy Xui bước chân đây cũng ngại ngùng... Phải tinh lắm mới thấy rõ lòng mình như thế giữa cái ồ ạt, cái rộn rịp của cuộcđời hằng ngày. Đây có lẽ là một điều Huy Cận đã học được trong thơ Pháp. Nhưng với trí quansát rèn luyện trong nền học mới, Huy Cận đã làm một việc táo bạo: tim về nhữngcảnh xưa, nơi bao nhiêu người đã sa lầy - tôi muốn nói sa vào khuôn sáo. Ngườinói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗibuồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn. Và cũngnhư người đã làm thơ với những cái hình như không có gì nên thơ, người tìm rathơ trong những chốn ta tưởng không còn có thơ nữa. Người đã gọi dậy cái hồnbuồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầmtrong cõi đất này. Huy Cận triền miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người xưa,luôn luôn đi về trên con đường thời gian vô tận. Có lúc hình như thi nhân, khôngphân biệt mộng với thực, ngày trước với ngày nay. Cảnh trước mắt mơ màng nhưđã thấy ở một kiếp nào, tình mới nhóm người tưởng chừng đã hẹn đâu “từ vạn kỷ”.http://tve-4u.org | HUY CẬN 132THI NHÂN VIỆT NAM Nhưng con đường về quá khứ đi càng xa, càng cô tịch; tứ bề càng vắng lặng,mênh mông. Có lẽ thi nhân trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm củathời gian và không gian, có lẽ người đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ vôcùng đưa đến. Một Pascal hay một Hugo trong lúc đó sẽ rùng mình, sẽ hốt hoảng.Vời cái điềm đạm của người phương Đông thời trước, Huy Cận chỉ lặng lẽ buồn: Một chiếc linh hồn nhỏ: Mang mang thiên cổ sầu. Tôi nhớ lại cái buồn của một thi nhân khác, Trần Tử Ngang, ngàn năm trước,căng đã có một cuộc viễn du tương tự như thế: Ai người trước đã qua? Ai người sau chưa đẻ? Nghĩ trời đất vô cùng Một mình tuôn giọt lệ1. Tuy nhiên điềm đạm đến đâu người ta cũng không thể một mình đứng trước vôcùng. Người ta cần phải nương tựa vào một cái gì cho đỡ lẻ loi: một lòng tin hay,ít nữa, một tình yêu, theo nghĩa thông thường và chân chính của chữ yêu. Huy Cậncó lẽ đã thiếu tình yêu, mà Thượng đế của người lại chỉ là một cái bóng để gửi ítcâ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thi nhân Việt Nam Phong trào thơ mới Thơ ca Việt Nam Nhà thơ Việt Nam Tuyển tập thơ mới Nghiên cứu thơ mớiTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 364 8 0 -
229 trang 106 0 0
-
188 trang 76 0 0
-
Đặc điểm hình thức thể loại trong thơ ca Việt Nam
29 trang 65 0 0 -
VỀ TRUYỆN NGẮN THUỐC CỦA LỖ TẤN
7 trang 56 0 0 -
Thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945 - Những cách tân nghệ thuật: Phần 2
53 trang 46 0 0 -
Tìm hiểu về những cấu trúc của thơ: Phần 2
93 trang 44 0 0 -
5 trang 41 0 0
-
3 trang 41 0 0
-
7 trang 35 0 0