Danh mục tài liệu

UẤT KIM (Kỳ 2)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.76 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tìm hiểu thêm Tên khoa học: Curcuma longa L- Họ Gừng (Zingiberaceae). Mô Tả: Nghệ là một loại cỏ cao 0,60 đến 1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoamọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
UẤT KIM (Kỳ 2) UẤT KIM (Kỳ 2) Tìm hiểu thêm Tên khoa học: Curcuma longa L- Họ Gừng (Zingiberaceae). Mô Tả: Nghệ là một loại cỏ cao 0,60 đến 1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơidẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ởhai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoamọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ khum hình máng rộng,đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt. Tràng cóphiến, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thuỳ, thuỳ trên tohơn, phiến các hoa trong cũng chia ba thùy, 2 thuỳ hai bên đứng và phẳng, thuỳdưới lõm thành máng sâu. Quả nang 3 ngăn, mở bằng 3 van. Hạt có áo hạt. Được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Còn mọcvà được trồng ở các nước Ấn Độ, lndonexia, Campuchia, Lào, Trung Quốc và cácnước nhiệt đới. Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu. Cắt bỏ hết rễ, thân rễ để riêng. Muốn để được lâuphải đồ, hoặc hấp trong 6 - 12 giờ, sau đó đợi ráo nước, đem phơi nắng hoặc sấykhô, Phần dùng làm thuốc: Thân rễ gọi là Khương hoàng (Rhizoma Curcumae Longae); Rễ gọi là Uất kim (Radix Curcmae Longae). Mô tả dược liệu: . Hoàng Uất kim: Hình thoi, hai đầu hơi nhọn, ở giữa mập, dài 1-3,3cm,đường kính ở giữa 0,2-0,5cm. Mặt ngoài mầu vàng tro hoặc nâu nhạt, có vằn nhănnhỏ mầu trắng tro và những chấm nhỏ lõm xuống rất rõ. Một đầu có vết bị bẻ gẫy,mầu vàng tươi, còn đầu kia hơi nhọn. Chất cứng chắc, mặt gẫy ngang phẳng,bóng, sáng, chất cứng như sừng, mầu vàng chanh hoặc vàng da cam. Giữa có mộtđốm tròn mầu nhạt, hơi có mùi thơm của Gừng, vị cay, đắng (Dược Tài Học). . Hắc Uất kim: Hình thoi dài, hơi dẹp, cong nhiều, hai đầu nhọn tầy, dài3,3-6,6cm, đườnng kính ở giữa củ 1-2cm. Mặt ngoài mầu nâu tro, vỏ ngoài nhănhoặc có vằn nhăn nhỏ. Chất cứng, mặt gẫy mầu xám, bóng, ở giữa có một đườngvòng tròn mầu nhạt, tâm giũă hình tròn dẹt. Không mùi, vị nhạt nhưng cay, mát(Dược Tài Học). Bào chế: Uất kim Ngâm nước, rửa sạch, vớt ra phơi, khi ẩm thì cắt ra từng miếng để dùngdần. Bảo quản: Uất kim Để nơi khô ráo, tránh sâu mọt. Thành phần hóa học: + Curcumin, Demothoxycurcumin, Bisdemothoxy curcumin (Lý Tuấn Phu,Trung Y Dược học Báo 1987, (2): 39). + Tumerone, Ar-Tumerone, Germacrone, Terpinene, Curcumene, Ar-Curcumene, Curdione, Curcumol, Turmerone, Cineol, Caryophyllene, Limonene,Linalool, a-Piene, b-Piene, Camphene, Isoborneol (Giả Khoan, Trung Quốc MiễnDịch Học Tạp Chí, 1989, 5 (2): 121). + d-Camphene, d-Camphor, l-a-Curcumene, l-b- Curcumene, Curcumin,Demothoxycurcumin, Bisdemothoxy curcumin, Tumerone, Ar-Tumerone,Carvone, p-Tolylmethylcarbioldifferuloylmethane (Trung Dược Học). Tác dụng dược lý: + Khương hoàng tố có tác dụng kích thích tiết và bài tiết mật. Trên súc vậtthực nghiệm thuốc có tác dụng làm giảm các mảng xơ vữa của nội mạc mạch vànhvà động mạch chủ (Trung Dược Học). + Guy Laroche (1933), H. Leclec(1935) đã chứng minh tính chất kích thíchsự bài tiết mật của các tế bào gan (Cholérétique) là do chất Paratolylmetylcacbinol, còn chất Cureumin có tính chất thông mật (Cholagogu) nghĩa làgây co bóp túi mật. Chất Cureumen có tác dụng phá cholesterol trong máu[Cholesterolitique] (Những Cây + Toàn tinh dầu dù pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm và sát trùng đốivới bệnh nấm, với Staphylcoc và vi trùng khác (Những Cây Thuốc Và Vị ThuốcViệt Nam). + Robbers (1963) nói đã dùng chất lấy ra ở nghệ bằng ête etylic thấy có tácdụng tăng sự bài tiết mật và chất cureumin có tính chất co bóp túi mật (Những CâyThuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Trương Ngôn Chí (1955 Trung Hoa Y Dược Tạp Chí, 5) đã báo cáo: Ôngđã chế Nghệ dưới hai hình thức dung dịch 50% và dùng dung dịch 2% HCI đểchiết xuất và chế thành dung dịch 50% [sau khi đã trung tính hoá mới dùng thínghiệm]. + Thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột bạch và chuột nhắt thấy có tácdụng hưng phấn, thí nghiệm trên tử cung của thỏ (theo phương pháp Reynolds) thìkhi tiêm dung dịch Clohydrat cao Nghệ vào tĩnh mạch hoặc thụt dung dịch Nghệđều thấy tử cung co bóp đều đặn, mỗi lần cho thuốc, thời gian tác dụng kéo dài 5 -7 giờ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấytác dụng, xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến đìnhchỉ hô hấp và huyết áp hạ. Thí nghiệm trên tim cô lập (phương pháp Straub) thấycó hiện tượng ức chế (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). - Tác dụng đối với cơ năng giải độc của gan đă được thí nghiệm bằng cáchcho uống thuốc có nghệ, sau đó theo dõi khả năng giải độc của gan đối vớisantonin thì thấy tăng cơ năng giải độc của gan. Nếu uống liên tục, thấy tác dụngrõ hơn là uống một lần (Vũ Diên Tân Dược Tập). - Đối với bệnh nhân bị galactoza niệu sau khi uống thuốc có nghệ 10 ngày,kiểm nghiệm lượng galactoza bằng phương pháp Banev thì lượng galactoza giảmxuống (Vũ Diên Tân Dược Tập). - Đối với lượng Urobilin tăng trong nước tiểu, uống thuốc có nghệ vài ngàysẽ thấy lượng urobilin trong nước tiểu giảm xuống (Vũ Diên Tân Dược Tập). - Đối với sự bài tiết nước mật: Cho nước nghệ vào tá tràng sẽ thấy lượngnước mật trong tá tràng được tăng cao, nhưng lượng bilirubin không tăng, nhưngkhi lượng nước mật tăng nhiều, độ sánh của nước mật cũng tăng lên (Vũ Diên TânDược Tập). Nếu như đang cho nước nghệ vào tá tràng làm cho lượng mật tăng lên, thôikhông cho nước nghệ nữa mà cho dung dịch Magiê Sunfat đặc vào, thì lượng nướcmật vẫn tăng và đặc (Vũ Diên Tân Dược Tập). - Dùng Nghệ trong những bệnh về gan và đường mật thì thấ ...