Danh mục tài liệu

Ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước (foresighting) trong hoạch định chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.57 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước (foresighting) trong hoạch định chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam" cung cấp kinh nghiệm quốc tế trong ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước (foresighting) cho hoạch định chính sách STI theo định hướng thúc đẩy những đổi mới sáng tạo mang tinh chuyển đổi với tiềm năng thay thế mô hình kinh tế tăng trưởng truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước (foresighting) trong hoạch định chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN NHÌN TRƯỚC (FORESIGHTING) TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM Bạch Tân Sinh, Lê Bá Nhật Minh, PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia Tp. HCM Tóm tắt Giải quyết các thách thức về tính bao trùm và bền vững trong bối cảnh Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững yêu cầu: (a) mở rộng trọng tâm chiến lược của chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) để lồng ghép các thách thức xã hội vào nội dung cốt lõi của Chương trình; (b) lồng ghép những đóng góp trực tiếp và gián tiếp của các đổi mới đối với các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; và (c) thúc đẩy những đổi mới mang tính chuyển đổi với tiềm năng thay thế các hệ thống và thực tiễn không bền vững hiện hành. Bài viết cung cấp kinh nghiệm quốc tế trong ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước (foresighting) cho hoạch định chính sách STI theo định hướng thúc đẩy những đổi mới sáng tạo mang tinh chuyển đổi với tiềm năng thay thế mô hình kinh tế tăng trưởng truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Từ khóa: tiếp cận nhìn trước (foresighting), chính sách STI, chuyển đổi, mô hình kinh tế tuần hoàn 1. Cách tiếp cận, khái niệm và ứng dụng nhìn trước (Foresight) trong hoạch định chính sách 1.1. Cách tiếp cận Foresight (tạm dịch: “Nhìn trước”) là một cách tiếp cận có hệ thống cho các hoạt động mang tính chiến lược và hướng tới tương lai nhằm khám phá nhiều lựa chọn tương lai (UNCTAD, 2019; EU, 2020) theo cách có cấu trúc và là một lĩnh vực nghiên cứu và thực hành rộng lớn trong mối liên hệ giữa chính sách và khoa học, nhằm mục đích tạo ra kiến thức hướng tới tương lai và nâng cao năng lực dự đoán để hỗ trợ việc ra quyết định và đối phó với những điều không chắc chắn (bất định) (Robinson và cộng sự, 2021). Điều quan trọng là Foresight 'không phải là dự báo (Forecast) tương lai mà là khám phá những lựa chọn tương lai hợp lý khác nhau có thể xuất hiện và những cơ hội cũng như thách thức mà chúng có thể đem lại' (EU, 2020). Theo định nghĩa này, Foresight khác với dự báo. Trong khi dự báo cố gắng dự đoán một phiên bản tương lai 'đúng' duy nhất dựa trên dữ liệu từ quá khứ, bằng chứng và xác suất (ví | 25 dụ: mô hình toán học), thì Foresight lại sử dụng nhiều lựa chọn/thay thế tương lai hợp lý/ có khả năng xảy ra dựa trên sự kết hợp hợp lý trong lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng để qua đó xác định các rủi ro và thách thức trong tương lai mang tính bất định. Bên cạnh những đặc trưng nổi bật như tính hệ thống, có sự tham gia, thu thập thông tin tình báo trong tương lai, Foresight có định hướng chất lượng hơn thường hướng tới quá trình xây dựng tầm nhìn trung và dài hạn của các quyết định hiện tại hoặc huy động các hành động chung (Gavigan và cộng sự, 2001). Những định nghĩa trên nhấn mạnh sự tương tác của nhiều tác nhân tham gia vào quá trình tạo ra và cân nhắc kiến thức về Foresight vượt qua các bộ lọc cá nhân và thể chế về nhận thức và thành kiến của các giả định trong tương lai (Rosa và cộng sự, 2021). Chu trình Foresight bao gồm ba giai đoạn: 1) Định hướng tương lai (horizon scanning) để xác định các tín hiệu yếu của sự thay đổi trong xã hội, công nghệ, kinh tế, sinh thái và chính trị (STEP); 2) Những hiểu biết sâu sắc và các hoạt động giải trình để phản ánh về các tác động giữa các xu hướng và động lực, đồng thời phát triển một loạt các kịch bản và tầm nhìn hợp lý về tương lai mong muốn; 3) Xây dựng chiến lược bằng cách phân tích các kịch bản, điểm mạnh và điểm yếu hoặc khoảng cách giữa các hành động cần thiết và các chiến lược hiện tại; Đặc biệt, trong một số bối cảnh, trong tầm nhìn chiến lược của Foresight cho các tổ chức, giai đoạn thứ tư có thể được bổ sung - đó là (4) Thực hiện và hành động, để bắt đầu các hành động, có thể được vạch ra trong một lộ trình hoặc kế hoạch chiến lược, và theo dõi các kết quả của nó (Cuhls và cộng sự, 2015; xem Hình 1: Chu kỳ Foresight). Hình 1. Chu kỳ Foresight trong hoạch định chính sách Nguồn: Cuhls và cộng sự, 2015 26 | UNESCO đã thiết lập thành công phương pháp tiếp cận khả năng hiểu biết tương lai, với những người đứng đầu trong lĩnh vực Foresight trên toàn cầu, thúc đẩy khả năng hiểu biết về tương lai như một khả năng phân tích thông tin và hiểu biết liên quan đến tương lai và sử dụng tương lai (hình ảnh, kịch bản và tường thuật về tương lai có thể xảy ra) trong quyết định hôm nay (Miller, 2018). Vì tương lai không chắc chắn, biến đổi khí hậu, đại dịch hoặc khủng hoảng kinh tế thách thức cá nhân và tập thể, những hình ảnh và câu chuyện về tương lai được sử dụng để đưa ra quyết định ngày hôm nay; kiến thức về tương lai, hoặc 'kiến thức về Foresight' chủ yếu thường phụ thuộc vào các hoạt động không phản ánh được sử dụng để tạo ra tầm nhìn. Ví dụ, đánh giá về những hình ảnh và tường thuật về tương lai trong một xã hội (Jasanoff và Kim, 2015), như đã chia sẻ, chẳng hạn, trong các bài diễn thuyết trên phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt phải tính đến nội dung và sự hình thành ý thức của cá nhân và nhóm các quy trình liên quan. Hơn nữa, việc kết hợp các quan điểm của các bên liên quan và chuyên gia khoa học khác nhau để hiểu dữ liệu có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh quyết định chiến lược được coi là kiến thức tốt nhất hoặc phù hợp nhất về một vấn đề cụ thể (Loveridge, 2004). Thông thường, các hoạt động về Foresight, dựa trên chuyên môn khoa học, không minh bạch hóa quá trình lựa chọn và hiếm khi kiểm tra quá trình lấy ý kiến chuyên gia (Loveridge, 2004). Mâu thuẫn này dẫn đến nhu cầu quy chuẩn hóa chất lượng của thông tin sẵn có, đặc biệt có liên ...

Tài liệu có liên quan: