Danh mục tài liệu

Ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước trong hoạch định chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 648.12 KB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước trong hoạch định chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam cung cấp kinh nghiệm quốc tế trong ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước (foresighting) cho hoạch định chính sách STI theo định hướng thúc đẩy những đổi mới sáng tạo mang tính chuyển đổi với tiềm năng thay thế mô hình kinh tế tăng trưởng truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước trong hoạch định chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam JSTPM Tập 11, Số 3, 2022 103 ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN NHÌN TRƯỚC TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM Nguyễn Hồng Quân, Bạch Tân Sinh1, Lê Bá Nhật Minh Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Giải quyết các thách thức về tính bao trùm và bền vững trong bối cảnh Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững (Chương trình) yêu cầu: (a) mở rộng trọng tâm chiến lược của chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) để lồng ghép các thách thức xã hội vào nội dung cốt lõi của Chương trình; (b) lồng ghép những đóng góp trực tiếp và gián tiếp của các đổi mới đối với các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển bền vững; và (c) thúc đẩy những đổi mới mang tính chuyển đổi với tiềm năng thay thế các hệ thống và thực tiễn không bền vững hiện hành (UNCTAD, 2019). Bài viết cung cấp kinh nghiệm quốc tế trong ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước (foresighting) cho hoạch định chính sách STI theo định hướng thúc đẩy những đổi mới sáng tạo mang tính chuyển đổi với tiềm năng thay thế mô hình kinh tế tăng trưởng truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Trên cơ sở phân tích hiện trạng việc ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy việc ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước ở Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng tuần hoàn và thân thiện với môi trường. Từ khóa: Kinh tế; Kinh tế tuần hoàn; Tiếp cận nhìn trước; Chính sách STI. Mã số: 22060601 APPLICATION OF FORESIGHTING APPROACH IN POLICY MAKING TO PROMOTE THE CIRCULAR ECONOMIC MODEL IN VIETNAM Abstract: Addressing the challenges of inclusivity and sustainability in the context of the 2030 Agenda for Sustainable Development requires: (a) broaden the strategic focus of science, technology and innovation policy (STI) to mainstream social challenges into the core of the Program; (b) mainstreaming the direct and indirect contributions of innovations to the economic, social and environmental aspects of sustainable development; and (c) promote transformative innovations with the potential to replace existing unsustainable systems and practices. The article provides international experience in applying the foresighting approach to STI policymaking in the direction of promoting transformative innovations with the potential to replace the traditional growth economic model to a circular economy model. 1 Liên hệ tác giả: sinhbt@yahoo.com 104 Ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước trong hoạch định chính sách… Based on analyzing the status of the application of the foresight approach in Vietnam and international experience, the article proposes some solutions to further promote the application of the foresight approach in Vietnam in the context of Vietnam’s transform of its economic model towards a circular and environmentally friendly direction. Keywords: Economy; Circular economy; Foresight approach; STI policy. 1. Cách tiếp cận, khái niệm và ứng dụng nhìn trước (Foresight) trong hoạch định chính sách 1.1. Cách tiếp cận nhìn trước Foresight (tạm dịch: “Nhìn trước”) là một cách tiếp cận có hệ thống cho các hoạt động mang tính chiến lược và hướng tới tương lai nhằm khám phá nhiều lựa chọn tương lai (EU, 2020) một cách có hệ thống và là một lĩnh vực nghiên cứu, thực hành rộng lớn trong mối liên hệ giữa chính sách và khoa học, nhằm mục đích tạo ra kiến thức hướng tới tương lai và nâng cao năng lực dự đoán để hỗ trợ việc ra quyết định và đối phó với những điều không chắc chắn (bất định) (Robinson và cộng sự, 2021). Trong nhiều quá trình Foresight, điều quan trọng là thu hút được sự tham gia rộng rãi của các chuyên gia, các bên liên quan và người dân trong các hội thảo nâng cao nhận thức mang tính sáng tạo và các cuộc đối thoại chiến lược về tương lai của các vấn đề phức tạp (hoặc tương lai phức tạp). Điều quan trọng là Foresight “không phải là dự báo (Forecast) tương lai mà là khám phá những lựa chọn tương lai hợp lý khác nhau có thể xuất hiện và những cơ hội cũng như thách thức mà chúng có thể đem lại” (EU, 2020). Theo định nghĩa này, Foresight khác với dự báo. Trong khi dự báo cố gắng dự đoán một phiên bản tương lai “đúng” duy nhất dựa trên dữ liệu từ quá khứ, bằng chứng và xác suất (ví dụ: mô hình toán học), thì Foresight lại sử dụng nhiều lựa chọn/thay thế tương lai hợp lý/có khả năng xảy ra dựa trên sự kết hợp hợp lý trong lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng, qua đó, xác định các rủi ro và thách thức trong tương lai mang tính bất định. Bên cạnh những đặc trưng nổi bật như tính hệ thống, có sự tham gia, thu thập thông tin tình báo trong tương lai, Foresight có định hướng chất lượng hơn thường hướng tới quá trình xây dựng tầm nhìn trung và dài hạn của các quyết định hiện tại hoặc huy động các hành động chung (Gavigan và cộng sự, 2001). Những định nghĩa trên nhấn mạnh sự tương tác của nhiều tác nhân tham gia vào quá trình tạo ra và cân nhắc kiến thức về Foresight vượt qua các bộ lọc cá nhân và thể chế về nhận thức, thành kiến của các giả định trong tương lai (Rosa và cộng sự, 2021). Cả hai phương pháp định lượng và định tính thường được kết hợp trong các quy trình Foresight, với sự gia tăng số hóa và tính sẵn có của dữ liệu lớn, mối quan tâm đến việc triển khai các phương pháp bán tự động hoặc tự động để khám phá lượng lớn dữ liệu cũng JSTPM Tập 11, Số 3, 2022 105 đang tăng lên trong lĩnh vực này. Các cấu trúc và hình thức thực hiện quá trình Foresight trong các tổ chức rất khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và bối cảnh cụ thể của Foresi ...

Tài liệu có liên quan: