Danh mục tài liệu

Ứng dụng công nghệ du lịch thông minh trong marketing điểm đến du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 461.21 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Ứng dụng công nghệ du lịch thông minh trong marketing điểm đến du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh" cho thấy vai trò của việc ứng dụng công nghệ du lịch thông minh trong marketing điểm đến du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh với những phân tích cụ thể về các yếu tố: Hệ thống du lịch thông minh; Số hóa nguồn thông tin; Cơ chế và chính sách Nhà Nước và Nguồn nhân lực, để từ đó đề xuất ra những giải pháp phù hợp nhằm ứng dụng hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ du lịch thông minh trong marketing điểm đến du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DU LỊCH THÔNG MINH TRONG MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thùy Trang1, Nguyễn Ngọc Phương Trinh2 Tóm tắt: Trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng công nghệ du lịch thông minh là một điều kiện tất yếu để quyết định thành công của hầu hết các lĩnh vực, trong đó có du lịch. Đối với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của công nghệ, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cần phải bắt kịp tốc độ phát triển về mặt công nghệ của các điểm đến trên thế giới trong công cuộc marketing điểm đến du lịch. Nghiên cứu cho thấy vai trò của việc ứng dụng công nghệ du lịch thông minh trong marketing điểm đến du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh với những phân tích cụ thể về các yếu tố: Hệ thống du lịch thông minh; Số hóa nguồn thông tin; Cơ chế và chính sách Nhà Nước và Nguồn nhân lực, để từ đó đề xuất ra những giải pháp phù hợp nhằm ứng dụng hiệu quả nhất. Từ khóa: Công nghệ; Du lịch thông minh; Marketing điểm đến du lịch.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội đang ngày càng đổi mới, sự phát triển của công nghệ cũng ngày càng đượcchú trọng và ứng dụng nhiều hơn. Theo số liệu từ Liên Minh Viễn thông quốc tế (ITU)vào năm 2023, số người sử dụng Internet toàn cầu đã tăng lên 100 triệu người, giúpcho tổng số lượng chạm mốc 5,4 tỷ người, tương đương với 67% dân số toàn thế giới(Hoàng Linh, 2023). Hiện nay, công nghệ du lịch thông minh đang rất được đề cao vàđã góp phần mang đến một diện mạo mới cho ngành du lịch nói riêng và các ngànhkhác nói chung khi mà du khách không cần trực tiếp đến điểm đến nhưng vẫn có thểbiết được điểm đến khách muốn tham quan như thế nào thông qua nền tảng công nghệkết nối giữa các điểm đến và nơi du khách muốn đến trải nghiệm. Thành phố Hồ ChíMinh (TP. Hồ Chí Minh) là một trung tâm kinh tế - thương mại lớn nhất Việt Namvà đang rất chú trọng vào công cuộc marketing điểm đến du lịch nhằm thu hút ngàycàng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, lưu trú, mua sắm vàtrải nghiệm ẩm thực. Công tác marketing điểm đến du lịch thông qua ứng dụng côngnghệ du lịch thông minh sẽ làm nổi bật lên những thế mạnh của điểm đến, nâng caosức cạnh tranh hơn so với các điểm đến khác, tiếp cận nhiều du khách hơn trên cácnền tảng khác nhau nhằm mang về kết quả tích cực nhất cho ngành du lịch nói chungvà điểm đến nói riêng. Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Lang.1 Học viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Lang.2106 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp các thông tin, tài liệu từ các côngtrình nghiên cứu có liên quan về cơ sở lý thuyết, các khái niệm liên quan đến ứng dụngcông nghệ du lịch thông minh. - Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học: Lập bảng khảo sát 100khách du lịch nội địa tại 03 điểm: 30 khách ở Chợ Bến Thành; 40 khách ở Dinh ĐộcLập; 30 khách ở Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Thông qua các số liệu, dữ liệu thu thậpđược từ các nguồn thông tin khác nhau sẽ tiến hành phân tích và tổng hợp vấn đề nhằmđưa ra giải pháp phù hợp ứng dụng hiệu quả nhất về công nghệ du lịch thông minh.3. NỘI DUNG3.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận3.1.1. Một số khái niệm Nghiên cứu về du lịch thông minh Ulrike Gretzel và Cộng sự (2015) với nghiên cứu Smart tourism: foundations anddevelopments xác định rằng 03 yếu tố: (1) Điểm đến thông minh; (2) Hệ sinh thái kinhdoanh thông minh: Đề cập đến các chính sách hoặc có thể hiểu là sự hợp tác giữa nhànước và đơn vị kinh doanh nhằm tập trung vào công nghệ để tạo ra và hỗ trợ trao đổicác nguồn thông tin, dữ liệu; và (3) Trải nghiệm thông minh: Tập trung vào tính cánhân hóa, trải nghiệm của khách du lịch thông qua việc sử dụng điện thoại thông minhđể khai thác cơ sở hạ tầng thông tin được cung cấp tại điểm đến. Lê Hùng Lân (2019) với Định hướng giải pháp phát triển du lịch thông minh tạiViệt Nam đã cho rằng ngành du lịch Việt Nam rất nhanh nhạy, tích cực tiếp cận cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư để theo kịp với xu hướng kinh doanh cũng như đápứng kịp thời nhu cầu đa dạng của khách du lịch và đưa ra mô hình du lịch thông minhphù hợp với điều kiện du lịch Việt Nam với 02 công tác chính: (1) Xây dựng các điểmđến du lịch thông minh áp dụng công nghệ và (2) Xây dựng các ứng dụng tăng cườngtrải nghiệm cho du khách. Trong khi đó, Vũ Hương Giang (2021) đề cập đến lợi íchcủa việc phát triển du lịch thông minh đối với du khách; cộng đồng địa phương; cơquan quản lý Nhà Nước về du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và đề xuấtcác giải pháp: (1) Tập trung vào nguồn nhân lực; (2) Phát triển công nghệ điện toánđám mây; và (3) Có chính sách, cơ chế hỗ trợ thuận lợi cho các doanh nghiệp kinhdoanh du lịch tham gia vào chuyển đổi số trong nghiên cứu của mình về Phát triển dulịch thông minh tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức.Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 107 Ngoài ra, Cao Thị Phương Thủy và Nguyễn Thu Hương (2021) đã khái quát vềxu hướng du lịch thông minh tại Việt Nam với nghiên cứu Phát triển du lịch thôngminh ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và đề xuất giải pháp: (1)Tập trung hoàn thiện thể chế chính sách phát triển du lịch thông minh; (2) Đẩy mạnhhợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; (3) Đổi mới hoạt động quảng bá, xúc tiếnđể áp dụng nhiều hơn công nghệ số; (4) Tăng cường hơn nữa các dự án đầu tư kết cấuhạ tầng mạng lưới và đẩy mạnh số hóa công tác quản lý du lịch; (5) Xây dựng và pháttriển hệ thống du lịch thông minh; và (6) Đào tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp du lịchphát triển trên nền tảng công nghệ số. Nghiên ...

Tài liệu có liên quan: