Danh mục tài liệu

Ứng dụng kĩ thuật kể chuyện tương tác trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.21 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kĩ thuật kể chuyện tương tác được sử dụng để giúp trẻ dự đoán và làm quen với câu chuyện trước khi câu chuyện diễn ra; được sắm vai vào một nhân vật trong truyện, cùng tương tác với giáo viên và các bạn để tạo ra một câu chuyện mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng kĩ thuật kể chuyện tương tác trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 174-182 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0020 ỨNG DỤNG KĨ THUẬT KỂ CHUYỆN TƯƠNG TÁC TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON Phạm Minh Hoa Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt. Kĩ thuật kể chuyện tương tác được sử dụng để giúp trẻ dự đoán và làm quen với câu chuyện trước khi câu chuyện diễn ra; được sắm vai vào một nhân vật trong truyện, cùng tương tác với giáo viên và các bạn để tạo ra một câu chuyện mới. Kĩ thuật này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tiền đọc viết cũng như năng lực tư duy, trí tưởng tượng và sự tương tác xã hội ở trẻ mầm non. Từ khóa: Kĩ thuật kể chuyện tương tác, phát triển ngôn ngữ, giáo dục mầm non. 1. Mở đầu Các câu chuyện vốn có một sức hấp dẫn kì lạ với trẻ em ở mọi nơi trên thế giới, không phân biệt màu da, tôn giáo hay văn hoá. Kể chuyện cho trẻ là một hoạt động rất quen thuộc và xuất hiện ở hầu khắp tất cả các quốc gia, các nền văn hoá. Để phát triển toàn diện các kĩ năng ngôn ngữ của trẻ, các nhà giáo dục luôn tìm tòi và đổi mới phương pháp hướng dẫn. Xuất phát từ lí do đó, chúng tôi xin giới thiệu về kĩ thuật kể chuyện tương tác (Interactive storytelling technique) - một kĩ thuật kể chuyện hiện đại đang được sử dụng ở trong nhiều trường mầm non trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì kĩ thuật này hầu như chưa được nhắc đến, nhằm góp thêm một cái nhìn mới về cách thức cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Định nghĩa kể chuyện tương tác Trước hết, chúng tôi xin được bàn về khái niệm kể chuyện (storytelling). Theo National Storytelling Network (Tổ chức hỗ trợ hoạt động kể chuyện của nước Mĩ), khái niệm kể chuyện thời hiện đại đã có nhiều đổi khác so với quá khứ. Thông thường, mọi người thường biết đến kể chuyện như “một hình thức nghệ thuật cổ xưa và một cách thức hữu hiệu để bộc lộ cảm xúc của con người” (dẫn theo National Storytelling Network). Trang web này đưa ra một định nghĩa mới về kể chuyện: “Kể chuyện bao gồm sự tương tác hai chiều giữa người kể và một hoặc nhiều người nghe. Sự hồi đáp của người nghe ảnh hưởng đến việc kể chuyện. Sự thật, kể chuyện là kết quả của sự tương tác và cộng tác, là sản phẩm tạo ra của cả người nói và người nghe” [11]. Đồng thời, trang này cũng nhấn mạnh: “Kể chuyện là nghệ thuật tương tác bằng cách sử dụng từ ngữ và hành động để thể hiện lại các yếu tố và hình ảnh của một câu chuyện, khuyến khích trí tưởng tượng của người nghe” [11]. Ngày nhận bài: 10/8/2015. Ngày nhận đăng: 20/2/2016. Liên hệ: Phạm Minh Hoa, e-mail: pmhoa@daihocthudo.edu.vn 174 Ứng dụng kĩ thuật kể chuyện tương tác trong hoạt động phát triển ngôn ngữ... Như vậy, sự tương tác được đặt ở trung tâm của khái niệm kể chuyện. Khái niệm “kể chuyện tương tác” xuất hiện là một cách cụ thể hoá và làm nổi bật chức năng tương tác của hoạt động kể chuyện. Khái niệm này ban đầu được sử dụng trong các ngành công nghệ giải trí và khoa học máy tính, đặc biệt trong việc viết các chương trình trò chơi trực tuyến. “Người sử dụng kĩ thuật đó có thể sáng tạo hoặc mô phỏng lại cốt truyện thông qua các hành động, họ sắm vai là một nhân vật trong truyện hoặc làm theo những hành động mà nhân vật chính trong truyện yêu cầu. Kể chuyện tương tác là nơi mà cốt truyện và sự phát triển cốt truyện được gắn với cuộc đời thật và được tạo ra bởi chính khán giả” (theo Wikipedia). Tuy nhiên chính ý tưởng cả không gian là một sân khấu lớn, mỗi khán giả cũng đều có thể sắm vai diễn viên, đạo diễn đã khiến kể chuyện tương tác trở thành một kĩ thuật kể chuyện xuất hiện ở trong nhiều nhà trường mầm non hiện đại trên thế giới. Như chúng ta đã biết, chơi chính là trung tâm của mọi hoạt động ở trẻ mầm non. Và với trẻ, các câu chuyện có sức hấp dẫn lạ kì. Cách tư duy về thế giới của trẻ ở độ tuổi mầm non khác với trẻ ở những độ tuổi lớn hơn và khác với người lớn chúng ta. Với lối tư duy trực quan hình tượng, và với quan niệm “vật ngã đồng nhất”, cả thế giới này giống như một sân khấu lớn với trẻ mầm non. Trẻ tin vào những câu chuyện mà trẻ được kể, và trẻ ao ước được là một nhân vật, một phần của câu chuyện ấy. Với học thuyết “Chơi là hoạt động trung tâm trong thế giới của trẻ mầm non”, nhà giáo dục học và tâm lí học Piaget (1969) đã khẳng định vai trò quan trọng của những câu chuyện với trẻ: “Những đứa trẻ cũng kể những câu chuyện. Qua những câu chuyện đó, trẻ có thể chia sẻ cách nhìn nhận không gian của riêng mình, và trẻ có thể sáng tạo những câu chuyện của cá nhân từ trí tưởng tượng. Quá trình kể chuyện này giúp trẻ trở thành một phần của xã hội rộng lớn hơn đồng thời xây dựng năng lực ngôn từ cho trẻ” [13;150]. Đến năm 1990, nhà giáo dục Vivian Paley người Mĩ, người sáng tạo ra kĩ thuật Helicopter một kĩ thuật kể chuyện tương tác cho trẻ mầm non đã khẳng định: “Những câu ...

Tài liệu có liên quan: