
Ứng dụng kiến trúc SOA trong phát triển phần mềm quản lý
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng kiến trúc SOA trong phát triển phần mềm quản lý JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE FIT., 2011, Vol. 56, pp. 137-145 ỨNG DỤNG KIẾN TRÚC SOA TRONG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM QUẢN LÝ Phan Nguyên Hải∗1, Nguyễn Ngọc Phú2 và Phùng Thị Minh Hồng2 1 Khoa Công nghệ Thông tin - Học viện Kĩ thuật Quân sự 2 Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (∗) E-mail: phannguyenhai@yahoo.com Tóm tắt. Bài báo giới thiệu kiến trúc phần mềm hướng dịch vụ Service Oriented Architecture (SOA), những đặc điểm chính của SOA và đưa ra một cách thức ứng dụng SOA trong phát triển các phần mềm quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong tin học hóa công tác quản lý.1. Mở đầu Kiến trúc phần mềm có vai trò quan trọng trong quy trình phát triển phầnmềm, tính quan trọng được thể hiện qua việc bước thiết kế kiến trúc là bước đầutiên cần giải quyết trong giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình phần mềm - giaiđoạn thiết kế. Kiến trúc phần mềm có mối liên hệ chặt chẽ với các yêu cầu phi chứcnăng hay các yêu cầu chất lượng của phần mềm, nếu kiến trúc được xác định đúngphần mềm sẽ có chất lượng tốt [4]. Ngoài mối liên hệ với chất lượng phần mềm,kiến trúc phần mềm còn cho phép quan sát phần mềm ở mức cao, có thể cho phéptái sử dụng các thành phần phần mềm giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro trongquá trình phát triển và đơn giản hóa những hoạt động diễn ra sau giai đoạn thiếtkế như lập trình, kiểm thử, triển khai, bảo trì và nâng cấp hệ thống [5]. Ngày nay,trong lĩnh vực công nghệ phần mềm đã có nhiều mô hình, nhiều phong cách kiếntrúc phần mềm được xây dựng, những mô hình, phong cách này đóng vai trò là nềntảng cho việc xác định kiến trúc các phần mềm cụ thể. Các mô hình kiến trúc phầnmềm phổ biến hiện nay là Client-Server, Distributed Computing, Event-driven, kiếntrúc ba tầng (three-tier), kiến trúc ba lớp (three-layer), kiến trúc hướng dịch vụ,. . .Trong các mô hình phổ biến đó, mô hình kiến trúc hướng dịch vụ Service OrientedArchitecture (SOA) đang có nhiều triển vọng trong bối cảnh phần mềm ngày càngphức tạp hiện nay, SOA rất thích hợp cho việc xây dựng các phần mềm ứng dụngđồ sộ mức độ doanh nghiệp hay mức độ tổ chức [2]. Trong bài báo này, các tác giảđề xuất và minh họa ứng dụng SOA cho phát triển các phần mềm quản lý nhằmnâng cao hiệu quả quá trình tin học hóa trường Dự bị đại học Dân tộc Trung ươngnói riêng và các tổ chức nói chung. 137 Phan Nguyên Hải, Nguyễn Ngọc Phú và Phùng Thị Minh Hồng2. Nội dung nghiên cứu2.1. Kiến trúc hướng dịch vụ SOA2.1.1. Khái niệm SOA và nguyên nhân xuất hiện Về kiến trúc phần mềm hướng dịch vụ SOA, hiện nay đang có nhiều địnhnghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau, mỗi định nghĩa, mỗi cách hiểu xuất phát từ mộtgóc độ nhìn nhận hay của một tổ chức cụ thể. Tuy nhiên, có thể kể ra định nghĩa cótính bao trùm của IBM là tập đoàn hiện nay đang phát triển và ứng dụng SOA mộtcách mạnh mẽ [2]: SOA- Service Oriented Architecture là một cấu trúc IT ở mức độdoanh nghiệp dùng để kết nối các tài nguyên khi nào cần thiết. Những tài nguyênđó là những dịch vụ mang tính nghiệp vụ có khả năng tham gia và kết hợp trongmột mạng giá trị, doanh nghiệp hoặc một hướng kinh doanh để thỏa mãn được cácnhu cầu kinh doanh. Thành phần cấu trúc chính của các ứng dụng SOA là dịch vụchứ không phải là hệ thống con, hệ thống hay các thành phần. Như vậy, dịch vụ là yếu tố then chốt trong SOA. Có thể hiểu dịch vụ như làhàm chức năng (mô-đun phần mềm) thực hiện qui trình nghiệp vụ nào đó. Một cáchcơ bản, SOA là tập hợp các dịch vụ kết nối “mềm dẻo” với nhau (nghĩa là một ứngdụng có thể “nói chuyện” với một ứng dụng khác mà không cần biết các chi tiết kỹthuật bên trong), có giao tiếp (dùng để gọi hàm dịch vụ) được định nghĩa rõ ràngvà độc lập với nền tảng hệ thống, và có thể tái sử dụng. SOA là cấp độ cao hơn củaphát triển ứng dụng, chú trọng đến qui trình nghiệp vụ và dùng giao tiếp chuẩn đểgiúp che đi sự phức tạp kỹ thuật bên dưới. Sự phức tạp ngày càng gia tăng của các hệ thống phần mềm mức độ doanhnghiệp chính là nguyên nhân xuất hiện của kiến trúc SOA. Sự phức tạp thể hiệnqua hai khía cạnh sau: Thứ nhất, sự xuất hiện của nhiều công nghệ mới tạo nên môi trường khôngđồng nhất trong khi nhu cầu chia sẻ, tương tác, trao đổi của các hệ thống khôngthể tiến hành trong môi trường như thế. Giải quyết vấn đề này nghĩa là các tổ chức,doanh nghiệp cần phải thay đổi hệ thống theo một chuẩn thống nhất chung nào đó.Điều chủ yếu là hệ thống cũ với những công nghệ khác biệt cần được sử dụng lạichứ không phải là gỡ bỏ thay mới bởi vấn đề chi phí cho thiết lập một hệ thốngquản lý mới tốn kém hơn nhiều so với chuyển đổi cái cũ. Thứ hai, vấn đề lập ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiến trúc phần mềm Dịch vụ Service oriented architecture Ứng dụng SOA Phần mềm quản lý Tin học hóa công tác quản lý Phát triển phần mềmTài liệu có liên quan:
-
Đề cương chi tiết học phần Vi xử lý
12 trang 326 0 0 -
Giáo trình Công nghệ phần mềm nâng cao: Phần 1
151 trang 203 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Phần mềm Quản lý kết hôn
17 trang 165 0 0 -
Sử dụng các phần mềm ứng dụng cho quản lý và lập kế hoạch sự kiện
4 trang 159 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý hồ sơ bệnh án của 1 khoa
20 trang 144 0 0 -
48 trang 117 0 0
-
Bài giảng Phát triển phần mềm mã nguồn mở: Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở - Bùi Minh Quân
39 trang 98 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - QUẢN LÝ SỐ SÁCH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀ TIÊN
106 trang 93 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT CÔNG TY PHÁT HÀNH SÁCH
36 trang 92 0 0 -
Phần mềm quản lý điểm bằng Access
22 trang 91 0 0 -
Giáo trình môn học: Cấu trúc máy tính (Trình độ: Trung cấp/cao đẳng)
103 trang 87 0 0 -
Báo cáo đồ án: Nhập môn công nghệ phần mềm - Tìm hiểu các quy trình phát triển phần mềm
18 trang 76 0 0 -
Bài giảng Phát triển phần mềm mã nguồn mở: Lập trình C/Linux - Bùi Minh Quân
29 trang 76 0 0 -
Bài giảng Phát triển phần mềm mã nguồn mở: IDE và SDK
40 trang 76 0 0 -
Tập bài giảng Kiến trúc máy tính
227 trang 58 0 0 -
Bài giảng Phát triển phần mềm mã nguồn mở: Quản lý gói phần mềm - TS. Ngô Bá Hùng
12 trang 52 0 0 -
Bài giảng Công nghệ phần mềm: Giới thiệu môn học - PGS. TS. Phạm Ngọc Hùng
13 trang 51 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học: Xây dựng phần mềm quản lý quán cà phê
78 trang 47 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHÁCH SẠN SƠN TRÚC
67 trang 45 0 0 -
Nghiên cứu chất lượng phần mềm: Phần 1
105 trang 44 0 0