Danh mục tài liệu

ỨNG DỤNG MACROMEDIA LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 302.97 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo cáo này giới thiệu phương pháp làm một đoạn hoạt hình 2D bằng Macromedia Flash.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ỨNG DỤNG MACROMEDIA LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 ỨNG DỤNG MACROMEDIA LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D 2D CARTOON VIDEO BY MACROMEDIA SVTH: Bùi Văn Khoa Lớp 08S, Ngành Công nghệ Phần mềm, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin GVHD: KS. Văn Đỗ Cẩm Vân Bộ môn Tin học, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TÓM TẮT . Bài báo cáo này giới thiệu phương pháp làm một đoạn hoạt hình 2D bằngMacromedia Flash. ABSTRACT Macromedia Flash software makes professional product and designs interaction onlinecontents. Macromedia Flash have single tools which help to make graphic animation, textanimation, video animation, and content for mobile devices. This plan introduce a method whichmakes a 2D cartoon video by Macromedia Flash.1. Đặt vấn đề Phim hoạt hình là một hình thức gây ảo ảnh quang học về sự chuyển động do nhiềuhình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục. Trong phim và trong kỹ nghệ dàn dựng, hoạthọa ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng hình ảnh của phim được kiến tạo riêng rẽ. Người ta có thể dùng máy tính, hay bằng cách chụp từng hình ảnh đã vẽ, đã được tômàu, hoặc bằng cách chụp những cử động rất nhỏ của các mô hình để tạo nên những hìnhảnh này. Những hình ảnh sau đó được chụp bằng một máy quay phim hoạt họa chuyênngành. Khi tất cả các hình ảnh được nối vào với nhau, tạo nên một đoạn phim và đượcchiếu lên màn ảnh, chúng gây nên ảo tưởng là các cử động hoạt động liên tục. Ảo tưởngnày gây ra do một hiện tượng đã từng được biết đến gọi là sự lưu ảnh. Trong phạm vi đề tài này sẽ giới thiệu tổng quan lý thuyết về hoạt họa dùng máytính bằng phần mềm Macromedia Flash.2. Nội dung và phương pháp làm phim hoạt hình2.1. Nội dung Phần mềm Flash Professional 8 đưa đến khả năng tích hợp video bên trong sảnphẩm. Video chuyên nghiệp bây giờ có thể dễ dàng thiết kế, tạo mã, và triển khai các tùybiến, tương tác video sử dụng các công cụ mới Flash Video Encoder, với việc phân phốimột số video chất lượng cao trong cấu trúc mà kích thước file sẽ giảm nhiều hơn. Các toántử viết mã mới như là một phần được tích hợp trong công cụ trong Flash hoặc có thể dụngmột sản phẩm thương mại riêng rẽ với tùy chọn batch-encoding. Flash mới hỗ trợ 8-bit cáckênh alpha tại thời điểm thi hành có thể kết hựop với viedo, đồ họa hoặc bất kì tài sản nào. 629 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010Cũng cho phép bao gộp các plug in mới với Flash Video, điều đó phục vụ cho các sảnphầm video chuyên nghiệp.2.2. Phương pháp2.2.1. Quy trình làm phim hoạt hình 2D Làm một bộ phim hoạt hình 2D cũng phải trải qua 1 quá trình rất dài trước khi cóđược sản phẩm cuối cùng. Ta xem 1 bộ phim mất khoảng 80 nhưng để có được nó thìngười ta phải tốn hàng nhiều năm. Dưới đây là giới thiệu sơ lược về quá trình làm phimhoạt hình 2D. Mọi thứ bắt đầu từ ý tưởng (idea). Khi kịch bản (script) được viết xong, 1 đội ngũcác họa sĩ bắt đầu phát triển kịch bản phân cảnh (storyboard). Những người họa sĩ này lànhững chuyên gia có khả năng phân tích, hiểu biết về phim ảnh tương đối lớn. Thôngthường, trong storyboard thường có luôn vắn tắt đối thoại và âm thanh trong phim Sau khi storyboard đã được duyệt qua thì tới phần thu thanh (sound recording). Đạodiễn cũng phải thân chinh đến studio để làm việc với các diễn viên lồng tiếng. Phần âmthanh sau đó sẽ được xử lý, phân chia theo số frame của phim và ghi lại trên 1 tờ giấy gọilà dope sheet hay x sheet. (Nói thêm về x sheet: là tên viết tắt của exposure sheet (thỉnhthoảng gọi là dope sheet). Một bản miêu tả những gì diễn ra trong từng frame hình. Có thểhình dung như bản viết nhạc của các nhạc sĩ.) Rough layout (tạm gọi là các bản vẽ nháp) được vẽ ra trước. Những họa sĩ vẽ phầnnày cũng tương tự như các họa sĩ vẽ cho các phim live action - sử dụng phần lớn là bút chìđể phối cảnh, sắp xếp và thiết kế... Trong suốt giai đoạn này, đạo diễn sẽ nhìn vào các bảnvẽ này cộng với tờ x sheets và hình thành trong đầu các ý tưởng về chuyển động trongphim. Trong lúc đó, art director (tạm gọi là chỉ đạo nghệ thuật) sẽ xem toàn bộ phầnchuyển cảnh cùng với hình nền của các bản vẽ nháp (rough layout). Người này sẽ thêmhồn vào từng cảnh phim bằng màu sắc và ánh sáng. Phần cảnh nền sẽ do một ê kíp họa sĩtô nền thực hiện. Sau khi phần phông nền hoàn tất, họ tiếp tục chờ đợi bộ phận thiết kếnhân vật hoàn tất phần việc của mình. Những họa sĩ vẽ chuyển động (animators)sẽ dựa trên ghi chú, chỉ dẫn của đạo diễnvà vẽ các hình ảnh chuyển động cho nhân vật. Animator là họa sĩ có kĩ năng cao nhất trongcả đoàn làm phim. Họ phải thấu hiểu câu chuyện, cảm xúc và hành động của từng cảnhphim, từng nhân vật. Cùng với từng nét vẽ của mình, những họa sĩ này phải điều chỉnh , xửlý hình ảnh để tạo cảm giác sức nặng, không gian, tỉ lệ và độ cân bằng được chính xác ởmức cao nhất. Đây là bước quan trọng nhất và đóng vai trò then chốt trong toàn bộ quátrình làm phim hoạt hình. Những họa sĩ này không những phải nắm vững chính xá c hìnhảnh nhân vật mà còn phải tạo những chuyển động sao cho hồn. Một nhân vật đang buồnrầu thì không thể đi giống như người đang vui. Phần chuyển động sẽ được chiếu thử bằng bản vẽ bút chì (digital pencil test).Animator sẽ đặt các bản vẽ dưới máy chiếu và xem các chuyển động. Ngày nay, người tasử dụng máy thử kĩ thuật số hiện đại, có thể xử lý, test hình ảnh chỉ trong vài giây. Cần nhớrằng phim mà các bạn xem trên TV hoàn toàn khác với bản vẽ nguyên thủy. Đầu tiên các 630 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị S ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: