Danh mục tài liệu

Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2030

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 370.72 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê về sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ 2000 - 2019 và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xây dựng mô hình dự báo ARIMA thích hợp cho dự báo sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả cho thấy mô ARIMA (2,1,1) là mô hình phù hợp nhất trong ba mô hình thử nghiệm và có thể dùng để dự báo sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2030 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA DỰ BÁO SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ThS. Trần Quốc Hùng, ThS. Bùi Thị Thu Vĩ Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon TumTóm tắt: Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê về sản lượng cà phê xuất khẩu của ViệtNam từ 2000 - 2019 và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xây dựng mô hình dự báo ARIMAthích hợp cho dự báo sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả cho thấy môARIMA (2,1,1) là mô hình phù hợp nhất trong ba mô hình thử nghiệm và có thể dùng để dựbáo sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành dự báosản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam cho giai đoạn 2020 - 2030.Từ khóa: Dự báo, Mô hình ARIMA, Sản lượng cà phê. APPLICATION OF ARIMA MODEL TO FORECAST VIETNAM’S COFFEE EXPORTS UNTIL 2030Abstract: The research uses statistics on Vietnam’s coffee exports from 2000 to 2019, andSPSS 20.0 to build an ARIMA model to forecast Vietnam’s coffee export. The results showthat the ARIMA model (2,1,1) is the most suitable model among the three proposed modelsand can be used to forecast Vietnam’s coffee export. The authors use this model to forecastthe volume of coffee export from 2020 to 2030.Keywords: Forecasting, ARIMA model, Coffee output.1. Giới thiệu Cà phê là một trong 10 sản phẩm chủ lực của Việt Nam được xuất khẩu sang 80quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu cà phêtrên thị trường thế giới sụt giảm, xuất khẩu cà phê Việt Nam thêm năm thứ hai mất kimngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD. Trong đó, Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất củaViệt Nam chiếm 14,3% trong tổng khối lượng và chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu cà phê của cả nước, đạt 223.581 tấn, tương đương 350,41 triệu USD, giá trung bình1.567 USD/tấn, giảm trên 4% cả về lượng và kim ngạch, nhưng tăng 0,4% về giá. Thịtrường Đông Nam Á đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 160.997 tấn, tương đương 328,36 triệuUSD, giảm 9,8% về lượng và giảm 8,6% kim ngạch. Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt142.482 tấn, tương đương 254,89 triệu USD, giảm 2,6% về lượng nhưng tăng 3,2% kimngạch (Bộ Công thương, 2021). Liên quan tới lĩnh vực xuất khẩu cà phê, một trong những yếu tố thuận lợi cóthể nhìn thấy là đã tận dụng tốt hơn cơ hội từ FTA Việt Nam - EU (EVFTA) để thúcđẩy xuất khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), việc thựcthi Hiệp định EVFTA, EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưarang hoặc đã rang (giảm từ 7 - 11% xuống 0%) và các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 3312% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Đồng thời, trong số 39 chỉdẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thựcthi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh và cơ hội rất lớn cho ngành càphê Việt Nam tại thị trường EU. Bên cạnh những thuận lợi, ngành cà phê Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiềukhó khăn trên thị trường xuất khẩu do cà phê Việt Nam chịu nhiều biến động của thịtrường cà phê thế giới, cơ cấu sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng thấp, xuất khẩu cà phênhân chiếm đại đa số và chế biến sâu chỉ mới đạt 12%, cũng như tình trạng thiếu containerđể xuất khẩu dẫn đến chi phí vận chuyển nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới đãảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu cà phê hiện tại. Ngoài ra, Việt Nam sẽ tiếp tục phảicạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác đặc biệt là Brazil - nước sản xuất cà phê lớnnhất thế giới, cũng sẽ gây khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu cà phê Việt Nam (NguyễnKiều Ly, 2021). Mặt khác, nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh... trong bốicảnh hiện trên toàn thế giới làm dịch chuyển xu hướng đầu tư của các quốc gia chính làquay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong nước nhằm đảm bảo an ninhlương thực làm cho các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuấtkhẩu. Thêm vào đó, các nước nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, TrungQuốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thôngqua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuấtnguồn gốc, điều này vừa là thách thức vừa là cơ hội cho sự đổi mới đối với các sản phẩmnông nghiệp của Việt Nam khi vươn ra thế giới, trong đó có sản phẩm cà phê. Chính vìvậy, dự báo sản lượng cà phê sản xuất và xuất khẩu là một trong những việc cần thiết chophát triển kinh tế hàng hóa, đồng thời dựa vào kết quả dự báo sẽ là cơ sở để hoạch địnhchính sách đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về dự báo sản lượng cây trồng đượctiến hành nhiều nơi trên thế giới (Box and Jenk ...

Tài liệu có liên quan: