Danh mục tài liệu

Ứng dụng mô hình PSR đánh giá hiện trạng đốt rơm rạ ngoài trời khu vực ngoại thành Hà Nội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 716.89 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng mô hình PSR đánh giá hiện trạng đốt rơm rạ ngoài trời khu vực ngoại thành Hà Nội trình bày đánh giá hiện trạng đốt rơm rạ ngoài trời của người dân tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội (xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng; xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức; xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai). Thông qua xây dựng mô hình PSR (áp lực - hiện trạng - đáp ứng) xác định được các yếu tố ảnh hưởng, làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý việc đốt rơm rạ ngoài trời của người dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình PSR đánh giá hiện trạng đốt rơm rạ ngoài trời khu vực ngoại thành Hà Nội ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PSR ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỐT RƠM RẠ NGOÀI TRỜI KHU VỰC NGOẠI THÀNH HÀ NỘI PHẠM THỊ THU HÀ Tóm tắt: Việc đốt rơm rạ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của người dân, tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh. Để đánh giá hiện trạng đốt rơm rạ ngoài trời, nghiên cứu đã xây dựng các chỉ thị đánh giá dựa theo mô hình PSR (áp lực - hiện trạng - đáp ứng), tiến hành nghiên cứu điển hình tại 3 xã: Thọ Xuân (Đan Phượng), Đắc Sở (Hoài Đức), Liệp Tuyết (Quốc Oai). Kết quả cho thấy, đa phần người dân lựa chọn hình thức đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch (49,52%), sau đó là bán rơm (23,82%), để rơm hoai mục (13,33%). Người dân ở các xã cũng thể hiện mối lo ngại về tác động của việc đốt rơm rạ tới đời sống và sản xuất. Với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao nhận thức người dân và áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại khu vực nghiên cứu. Từ khóa: đốt rơm rạ, mô hình PSR, ngoại thành Hà Nội APPLICATION OF PSR MODEL TO ASSESS THE STATE OF OPEN BURNING OF RICE STRAW IN SOME SUBURBAN AREAS OF HANOI Abstract: The burning of rice straw affects the health and life of people, negatively affects the surrounding environment. To assess the current status of open burning of rice straw, the study established indicators based on the model PSR (pressure-current-response) and case studies in 3 communes: Tho Xuan commune (Dan Phuong), Dac So (Hoai Duc), Liep Tuyet (Quoc Oai). The results show that, most people choose to burn rice straw in the field after the harvest (49.52%), then sell the straw (23.82%) and let the straw decay (13.33%). People in the communes also expressed concern about the impact of burning straw on their lives and manufacturing activities. With the economic restructuring, raising people's awareness and applying scientific and technological achievements to agricultural production, it will help to reduce the burning of rice straw in the field in the study area. Keywords: burning straw, PSR model, suburb of Hanoi 1. Đặt vấn đề trung đề cập đến thực trạng, tác hại của việc đốt Việc đốt ngoài trời các phụ phẩm từ cây trồng rơm rạ, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm chuẩn bị đất trồng cho vụ mùa sau, loại trừ cho quản lý việc đốt rơm rạ [1, 2]. cỏ dại và giải phóng các chất dinh dưỡng cho Việt Nam với cây trồng chính là lúa nước, chu kỳ trồng trọt. Đây là một thực tiễn phổ biến hằng năm từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch đã ở những nơi có thời gian ngắn chuẩn bị cho vụ phát sinh một lượng lớn khí thải, gây ảnh hưởng mùa sau. Trên thế giới, nghiên cứu về các vấn tới sức khỏe dân cư cũng như bầu khí quyển [3, đề đốt phụ phẩm nông nghiệp ngoài trời đã tập 4]. Theo điều tra của Sở Tài nguyên và Môi 83 Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(37) - Tháng 6/2022 trường Hà Nội, tỷ lệ đốt rơm rạ ở các huyện của các nghiên cứu trong nước cũng được sử trung bình khoảng 20% tổng lượng rơm rạ phát dụng để so sánh và thảo luận cho các phát hiện sinh sau vụ đông xuân 2021 (hơn 710.676 tấn của nghiên cứu. rơm rạ tươi). Nhiều huyện có tỷ lệ đốt rơm rạ 2.2. Phương pháp nghiên cứu cao như: Gia Lâm, Thường Tín, Thạch Thất, (1) Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Các số liệu thứ cấp được thu thập và chọn lọc Oai... Trong đó, xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức) và từ nhiều nguồn; trong đó, tư liệu về hiện trạng Liệp Tuyết (huyện Quốc Oai) với tỷ lệ đốt rơm môi trường và công tác quản lý môi trường (thu rạ cao nhất của các huyện này [5, 6], trong khi gom, vận chuyển, xử lý) cũng như dữ liệu điều xã Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) là 1 trong 2 kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các xã khảo điểm thực hiện mô hình “Cánh đồng không đốt sát được lấy từ các tài liệu, văn bản của UBND rơm rạ” từ vụ xuân năm 2017 đến hết năm 2018 xã và cổng thông tin điện tử. tại thành phố Hà Nội [7, 8]. Các văn bản pháp luật ban hành cũng như các Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu đã tài liệu từ các công trình nghiên cứu, báo cáo, đánh giá hiện trạng đốt rơm rạ ngoài trời của sách báo, tạp chí khoa học trong và ngoài nước người dân tại một số khu vực ngoại thành Hà liên quan đến vấn đề đốt rơm rạ ngoài trời cũng Nội (xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng; xã Đắc được phân tích để phục vụ cho quá trình đánh Sở, huyện Hoài Đức; xã Liệp Tuyết, huyện giá kết quả nghiên cứu. Quốc Oai). Thông qua xây dựng mô hình PSR (2) Phương pháp phỏng vấn (áp lực - hiện trạng - đáp ứng) xác định được các Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp yếu tố ảnh hưởng, làm cơ sở đề xuất giải pháp các hộ gia đình làm nông nghiệp sinh sống tại 3 quản lý việc đốt rơm rạ ngoài trời của người dân. xã Thọ Xuân, Đắc Sở và Liệp Tuyết thông qua 2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu phiếu bảng hỏi. Các hộ phỏng vấn được chọn 2.1. Cơ sở dữ liệu ngẫu nhiên; các câu hỏi phỏng vấn bao gồm lý Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là số do người dân đốt rơm rạ, hiện trạng và tác động liệu điều tra thực tế về hiện trạng đốt rơm rạ của việc đốt rơm rạ, cũng như các yếu tố ảnh ngoài trời của dân cư tại 3 xã Thọ Xuân, Đắc hưởng đến việc đốt/không đ ...