Danh mục tài liệu

Ước lượng hàm lượng thủy ngân trong môi trường nước mặt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 548.97 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thủy ngân là một trong những kim loại chứa độc tố có nguồn gốc tự nhiên cũng như từ hoạt động kinh tế xã hội và dễ tích tụ trong nước mặt gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu hàm lượng Hg trong nước mặt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện trong mùa khô 2023-2024.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ước lượng hàm lượng thủy ngân trong môi trường nước mặt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNBài báo khoa họcƯớc lượng hàm lượng thủy ngân trong môi trường nước mặtkhu vực Đồng bằng sông Cửu LongPhùng Thái Dương1* 1 Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Đại học Đồng Tháp; ptduong@dthu.edu.vn *Tác giả liên hệ: ptduong@dthu.edu.vn; Tel.: +84–939959100 Ban biên tập nhận bài: 10/4/2024; Ngày phản biện xong: 12/6/2024; Ngày đăng bài: 25/11/2024 Tóm tắt: Thủy ngân là một trong những kim loại chứa độc tố có nguồn gốc tự nhiên cũng như từ hoạt động kinh tế xã hội và dễ tích tụ trong nước mặt gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu hàm lượng Hg trong nước mặt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện trong mùa khô 2023-2024. Với việc sử dụng phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, mức phát hiện thấp nhất của phương pháp đo khoảng 0,2 µg, kết quả cho thấy hàm lượng Hg trung bình tại tất cả các điểm chưa vượt Quy chuẩn QCVN 08: 2023/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (giá trị giới hạn tối đa các thông số ảnh hưởng tới sức khỏe con người) nhưng đã vượt Quy chuẩn của Canada và Liên Bang Nga. Việc phát hiện hàm lượng Hg tồn tại trong môi trường nước mặt tại hầu hết các địa điểm trong khu vực nghiên cứu và có xu hướng tăng so với nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện trong năm 2013, điều này dẫn đến nguy cơ Hg đi vào hệ sinh thái rất lớn. Kỳ vọng kết quả nghiên cứu giúp cho người dân, các nhà quản lý trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong thời gian tới. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long; Hấp thụ nguyên tử; Kinh tế - xã hội; Hàm lượng thủy ngân; Nước mặt.1. Giới thiệu Thủy ngân (Hg) là một trong những độc tố rất nguy hiểm. Hg tồn tại ở dạng lỏng, dễ bốchơi tuy nhiên dễ dàng hòa tan vào trong nước mặt từ xói mòn, rửa trôi đất, quá trình phonghóa đá, cháy rừng, thoạt động sinh hoạt sản xuất của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch,chất thải y tế, chất thải từ các đô thị cũng góp phần đáng kể [1]. Với liều lượng nhỏ chưa làmhưởng đến sức khỏe con người, tuy nhiên việc tiếp xúc, uống trong thời gian dài có thể gâyảnh hưởng đến hệ thần kinh, giảm thị lực, thính giác, hô hấp [2],... Bên cạnh dữ liệu về Hgtrong nước mặt tại vùng nghiên cứu đã tương đối cũ thì tính độc của Hg rất cao, do đó cầnthiết tiến hành nghiên cứu. Liên quan kim loại nặng tồn tại trong nước mặt trên lãnh thổ ViệtNam có rất nhiều công trình nghiên cứu [3–5]. Trên lưu vực sông Mekong và vùng Đồngbằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có một số công trình nghiên cứu liên quan đến kim loại nặng[6–11]. Liên quan đến hàm lượng Hg trong nước mặt tại vùng nghiên cứu, trước đây có cácnghiên cứu [1,2,12]. Nhìn chung trong điều kiện biến đổi khí hậu cùng với đó là hoạt độngsinh hoạt sản xuất của con người ngày càng gia tăng, ô nhiễm kim loại nặng nói chung và Hgnói riêng ngày càng được các nhà khoa học quan tâm, tuy nhiên tại vùng ĐBSCL dữ liệutương đối cũ. Với diện tích lưu vực khoảng 810.000 km2, dài hơn 4.763 km, sông Mekong chảy qua06 quốc gia gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam (Ủy hộisông Mekong). Trước khi đổ ra Biển Đông, sông Mekong chia thành 2 nhánh: Tiền Giang (6Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 767, 79-85; doi:10.36335/VNJHM.2024(767).79-85 http://tapchikttv.vn/Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 767, 79-85; doi:10.36335/VNJHM.2024(767).79-85 80cửa) và Hậu Giang (3 cửa). Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng,bao gồm cả thủy ngân, trong nước mặt ở Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêngnhư đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nghiên cứu mới nào về Hg tạiĐBSCL trong thời gian gần đây. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu mới nhằm cập nhật tìnhhình ô nhiễm Hg trong nguồn nước mặt khu vực này là rất cần thiết. Chính vì thế, nghiên cứusẽ phân tích hàm lượng Hg trong 40 vị trí dọc sông Tiền, sông Hậu và các cửa sông, sôngnhánh tại ĐBSCL trong mùa khô năm 2023-2024.2. Khu vực nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu2.1. Khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu là ĐBSCL, bao gồm sông chính Tiền Giang, Hậu Giang; hệ thốngcửa Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề và các sôngnhánh đổ vào, với địa điểm mẫu được bố trí như hình 1. Hình 1. Lược đồ địa điểm lấy mẫu [13].2.2. Phương pháp nghiên cứu Dụng cụ lấy mẫu: model 1120-G42 (Wildco-Hoa Kì). Phương pháp lấy mẫu: được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN 6663-6:2018, ISO 5667-6:2014) [14]. Phương pháp bảo quản mẫu: được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN6663-3:2016, ISO 5667-3:2012) [15]. Xử lý mẫu phân tích: được tiến hành lọc qua giấy lọc (0,4 μm), định mức 20 ml, sử dụngthiết bị phá mẫu vi sóng trước khi đo (Model: MW 680 Sản xuất: Aurora - Canada) theochương trình TRANSFORM680 [16]. Phân tích hàm lượng Hg: bằng máy quang phổ hấp ...

Tài liệu có liên quan: