Danh mục tài liệu

Ước tính lượng phát sinh và đánh giá hiện trạng quản lý rác thải nhựa trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 417.23 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ước tính lượng phát sinh và đánh giá hiện trạng quản lý rác thải nhựa trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội nghiên cứu hiện trạng phát sinh và công tác quản lý rác thải nhựa là cần thiết, nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cho các cơ quan có liên quan trong việc lựa chọn phương pháp quản lý rác thải nhựa phù hợp cho từng địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ước tính lượng phát sinh và đánh giá hiện trạng quản lý rác thải nhựa trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ƯỚC TÍNH LƯỢNG PHÁT SINH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Phạm Thị Mai Thảo1, Giang Hoàng Hiệp2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2 Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu Tóm tắt Chất thải nhựa do đặc điểm khó phân hủy trong môi trường nên gây ảnh hưởng đến conngười, sinh vật và môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng. Chính vì vậy,việc nghiên cứu hiện trạng phát sinh và công tác quản lý rác thải nhựa là cần thiết, nhằm cungcấp cơ sở dữ liệu cho các cơ quan có liên quan trong việc lựa chọn phương pháp quản lý rác thảinhựa phù hợp cho từng địa phương. Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn quận Bắc Từ Liêmcho thấy, rác thải nhựa phát sinh từ nguồn sinh hoạt khoảng 36 tấn/ngày và nguồn y tế khoảng 5kg/ngày. Tất cả lượng rác thải nhựa phát sinh điều được thu gom xử lý bằng phương pháp chônlấp tại bãi rác Nam Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa hiện nay chưa được phânloại và tái chế hợp lý, vì vậy, cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tối đa hoá việc phân loại, tái sửdụng rác thải nhựa cho các mục đích khác nhau để từ đó, tiến hành lựa chọn phương pháp xử lývới công nghệ phù hợp góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường. Từ khóa: Rác thải nhựa; Phát thải; Hiện trạng quản lý; Hệ số phát thải. Abstract Plastic waste generation estimation and current management in Bac Tu Liem district, Ha Noi City Plastic waste is difficult to decompose in the environment, so it affects people, organisms,the surrounding environment, and the growth of plants. Therefore, it is necessary to study thecurrent situation of generation and management of plastic waste in order to provide a databasefor relevant agencies in choosing the appropriate plastic waste management methods for eachlocation. local. This research conducted in Bac Tu Liem district shows that plastic waste arisingfrom domestic sources was about 36 tons/day and medical sources was about 5 kg/day in. Allplastic waste is collected and treated by landfill method at Nam Son landfill. Research resultsfound that plastic waste is currently not properly classified and recycled, so it needs to be studiedto propose solutions to maximize the classification and reuse of plastic waste for different purposesin order to choose appropriate treatment methods to minimize the impacts on the environment. Keywords: Plastic waste; Emission; Current management; Emission factor. 1. Đặt vấn đề Phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường là 02 yếu tố không thể tách rời trong mọi hoạtđộng của con người. Phát triển bền vững là chiến lược phát triển toàn cầu, nhằm đáp ứng nâng caochất lượng đời sống con người, bao gồm việc duy trì các yếu tố thúc đẩy sự phát triển cho các thếhệ tương lai. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa, rác thải nhựa (RTN) phátsinh từ các hoạt động của con người có xu hướng tăng lên về số lượng. Việt Nam được biết đến lànước có khối lượng RTN thải ra gấp đôi so với các nước có thu nhập thấp và nằm trong top 05 thếgiới về số lượng rác thải nhựa ra đại dương, với 1,8 triệu tấn mỗi năm [1]. Hiện nay, phần lớn các loạiRTN ở Việt Nam đều chưa được phân loại và được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp cùng Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 391 bảo vệ môi trường và phát triển bền vữngvới rác thải sinh hoạt. Điều này là một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trườngvà cũng lãng phí đi một nguồn tài nguyên có thể tái chế được để đem lại lợi ích về nhiều ngành kinhtế khác nhau. Ví dụ, tái chế nhựa thành dầu FO và Diesel; tái sử dụng nhựa đã qua sử dụng thành cácsản phẩm khác;… Nhựa là các chất dẻo hoặc các hợp chất cao phân tử được tổng hợp từ dầu hỏa hoặc các chấttừ khí tự nhiên, các chuỗi cao phân tử này chỉ chứa hoặc chứa chủ yếu nguyên tố cacbon. Hiện nay,các nguồn phát sinh RTN chính là từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người, như: từcác khu dân cư, trung tâm thương mại, viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình côngcộng, các dịch vụ đô thị, sân bay, các trạm xử lý nước thải, khu công nghiệp,… Đối với RTN có nguồn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thì thành phần chủ yếu sẽ baogồm các loại chai lọ, hộp đựng thực phẩm, bao bì sản phẩm hay một số vật dụng sinh hoạt hàngngày, như các loại bàn chải, các loại túi nilon,... Tại các khu công nghiệp, RTN sẽ bao gồm cácloại phế phẩm, phụ tùng, vật dụng bằng nhựa, phát sinh từ các công đoạn sản xuất, các sản phẩmbị lỗi,... Tuy nhiên, trong công nghiệp RTN sẽ được thu gom và xử lý triệt để theo quy định củapháp luật. Vậy nên đây không phải là vấn đề quá lớn đối với xử lý RTN. Trong nông nghiệp, RTNxuất phát từ bao bì, vỏ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bằng nhựa. RTN từ hoạt động nông nghiệpđang dần trở nên phổ biến ở khu vực nông thôn vì hoạt động quản lý và xử lý ở khu vực này vẫncòn lỏng lẻo và người dân vẫn còn thiếu kiến thức về các tác động của RTN tới môi trường. RTN có thể tồn tại trong không khí, dưới dạng vi nhựa và có thể gây ảnh hưởng đến hệ hôhấp của con người khi hít phải [2]. Trong môi trường nước, nhựa cũng được phân rã thành nhiềumảnh nhỏ hơn [3], RTN trong nước sẽ gây phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học, làm chết hoặcbiến dạng các sinh vật bởi vướng vào lưới ma (ghost nets - lưới đánh cá bị mất hoặc bị bỏ lại trênđại dương) hoặc một số RT ...