Danh mục tài liệu

Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 15

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.45 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tới đời Đường, sự kết hợp Ấn – Hoa càng thêm chặt chẽ mà Phật giáo toàn thịnh. Luôn ba thế kỷ, dân tộc Trung Hoa được tạm yên ổn, nhờ vậy văn hóa phát huy rất mạnh. Qua thời loạn rồi, Nho giáo thích hợp với chế độ quân chủ, lại được trọng, có lẽ còn hơn đời Tây Hán nữa. Năm 637, vua Thái Tôn nhà Đường tôn Khổng Tử làm Tiên thánh, Nhan Hồi làm Tiên sư, cùng thờ với Chu Công ở nhà Thái học. Năm 739, vua Huyền Tôn xuống chiếu truy thuỵ Khổng Tử là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 15 Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa NGỤY, TẤN VÀ LỤC TRIỀU – Phần 2 ĐỜI ĐƯỜNG – PHẬT GIÁO TOÀN THỊNH Tới đời Đường, sự kết hợp Ấn – Hoa càng thêm chặt chẽ mà Phật giáo toàn thịnh. Luôn ba thế kỷ, dân tộc Trung Hoa được tạm yên ổn, nhờ vậy văn hóa phát huy rất mạnh. Qua thời loạn rồi, Nho giáo thích hợp với chế độ quân chủ, lại được trọng, có lẽ còn hơn đời Tây Hán nữa. Năm 637, vua Thái Tôn nhà Đường tôn Khổng Tử làm Tiên thánh, Nhan Hồi làm Tiên sư, cùng thờ với Chu Công ở nhà Thái học. Năm 739, vua Huyền Tôn xuống chiếu truy thuỵ Khổng Tử là Văn Tuyên Vương, nhưng Nho học thì lại chỉ thịnh về mặt văn chương và khoa cử, còn về mặt tư tưởng rất sút. Hại nhất là chế độ khoa cử. Đời Tần, Hán chưa có khoa cử, các quận huyện đều cử người có tài, có đức để trị dân. Đời Tuỳ bỏ lệ đó mà dùng khoa cử để lựa người. Nhà Đường tiếp tục chính sách nhà Tuỳ. Muốn đỗ để làm quan, kẻ sĩ chỉ trọng lối chú sớ, nghĩa là chỉ cần học thuộc lòng những lời chú thích của các nhà Nho đời Hán, không cần suy xét nghĩa lý. Các kinh thời đó được chia làm ba hạng: đại kinh là Lễ ký, Xuân Thu, Tả truyện; trung kinh là Thi, Chu lễ, Nghi lễ; tiểu kinh là Thư, Dịch, Công Dương truyện, Cốc Lương truyện. Tứ thư (Luận ngữ, Trung dung, Đại học, Mạnh Tử), sau này tới đời Tống mới được đề cao ngang hàng với các kinh. Trong khi Nho chỉ chủ trương về khoa cử, Lão chỉ chú trọng vào việc tu tiên, vào bùa phép thì Phật nhân cái đà ở đời Lục triều, mỗi ngày một phát triển thêm, một phần vì các nhà trí thức thấy Nho học cằn cỗi quá, mà Phật cống hiến được nhiều tư tưởng mới mẻ; một phần vì Phật giáo có những vị đại tài, kiên nhẫn học hỏi để phát huy thêm đạo của mình, như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh. Lại thêm nhiều ông vua rất mộ Phật. Đường Thái Tôn khuyến khích việc dịch kinh của Huyền Trang; Võ Tắc Thiên cũng sai sứ sang Khotan (Vu Điền) cầu kinh Hoa nghiêm; Đường Hiến Tôn rước Phật cốt về thờ. Do những lẽ đó, các tôn phái Phật giáo nẩy nở rất nhiều, và tới đời Đường, đã có tất cả mười ba tôn: Trì đàm, Thành thực, Luật, Tam luận, Niết bàn, Địa luận, Tịnh Độ, Thiền[7], Nhiếp luận, Thiên thai, Hoa Nghiêm, Pháp tướng, Mật. Rồi sau Niết bàn gộp với Thiên thai, Địa luận gộp với Hoa nghiêm, Nhiếp luận gộp với Pháp tướng; thành thử chỉ còn mười tôn chính thức lưu truyền. Trong số này, Tịnh độ tôn chuyên giảng về niệm Phật, Thiền tôn không dùng văn tự để giảng mà chú trọng vào sự tham thiền để đốn ngộ; Luật tôn trọng sự giới hành; Mật tôn chỉ riêng giảng về những lẽ huyền vi, không quan hệ gì nhiều tới triết học; chỉ còn lại sáu tôn: Thành thực, Câu xá (thuộc tiểu thừa) và Tam luận, Thiên thai, Pháp tướng, Hoa nghiêm (thuộc đại thừa) là đáng cho chúng ta để ý tới. Thành thực tôn – Căn cứ vào thiên Thành thực luận của một phái bên Ấn Độ, do Cưu Ma La Thập dịch ra chữ Hán; nội dung là phát huy đạo lý “nhân không” và “pháp không”. Phái đó cho rằng con người do nghiệp thức (gọi là nhân), và cha mẹ (gọi là duyên), tạo thành. Nhân và duyên mà phân tán thì con người sẽ không có. Như vậy gọi là “nhân không”. Thân thể con người vốn là “không”, mà cái nguyên tố tạo thành thân thể, tức “pháp” thì vĩnh viễn bất diệt, nó không phải là “không”. Nhưng thực ra, trong vũ trụ - hiện tượng giới – mọi vật kể cả “pháp” đều do nhân, duyên tạo thành; nhân, duyên mà phân tán thì “pháp” cũng không còn nốt, cho nên gọi là “pháp không”. Phái đó xuất hiện sớm nhất, đến đời Đường bắt đầu suy. Câu xá tôn – Căn cứ vào thiên Câu xá luận của Thế Thân Bồ Tát do Huyền Trang dịch. Nội dung là đem bốn đế: khổ, tập, diệt, đạo để giảng rõ thế nào là cái “pháp” có sinh diệt và cái “pháp” không có sinh diệt rồi đưa tới kết luận là “vô ngã”. Tôn này xuất hiện sau cùng, có địa vị tương phản với tôn trên. Tam luận tôn – Căn cứ vào Trung quan luận, Thập nhị môn luận của Long Thụ, vào Bách luận của Đề Bà. Chủ ý là phá trừ tà chấp để làm rõ chính quan (quan niệm chính xác), một mặt đả phá tà kiến của ngoại đạo mà làm rõ chính đạo của đại thừa, tiểu thừa; một mặt đả phá mê chấp của đại thừa, tiểu thừa để làm rõ nghĩa lý chân xác trong hai phái đó. Cưu Ma La Thập có công dịch kinh và tuyên truyền cho Tam luận tôn, được người sau coi là ông tổ đầu tiên của tôn đó ở Trung Hoa. Tới đời Đường nhờ Cát Tạng phát huy thêm mà Tam luận tôn rất thịnh. Thiên thai tôn – Ba tôn trên đều gốc ở Ấn Độ, tôn phái Thiên thai hoàn toàn do Trung Quốc sáng tạo. Sở dĩ có tên đó là vì sơ tổ của phái đó, Trí Giả đại sư, tu ở núi Thiên Thai. Trí Giả đại sư căn cứ vào Hoa Nghiêm kinh. Châm chước Trí độ luận, Niết bàn kinh và Đại phẩm kinh mà lập giáo. Vũ trụ cực kỳ phức tạp nhưng mọi vật đều do nhân và duyên tạo thành; nhân và duyên đã phân tán thì không còn gì hết. Vạn vật cứ sinh sinh diệt diệt mà không có thực tại, cho nên gọi là “kh ...

Tài liệu có liên quan: