Danh mục tài liệu

Vài nét về kiến trúc cổng trường Quốc học Huế

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.49 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc điểm kiến trúc cổng trường Quốc Học được đưa ra bằng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu thứ cấp, khảo sát thực địa, phân tích và tổng hợp dữ liệu bằng các phần mềm (Excel, Autocad, 3dsmax, và Revit).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về kiến trúc cổng trường Quốc học HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 19, Số 1 (2021) VÀI NÉT VỀ KIẾN TRÚC CỔNG TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ Nguyễn Ngọc Tùng*, Tôn Thất Hiếu Khoa, Hoàng Uyên Thư Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế * Email: kts.nguyentung@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 01/6/2021; ngày hoàn thành phản biện: 11/6/2021; ngày duyệt đăng: 02/11/2021 TÓM TẮT Trải qua 125 năm với nhiều lần chỉnh sửa, xây dựng, cổng trường Quốc Học đã trở thành biểu tượng của trường nói riêng và của thành phố Huế nói chung. Đặc điểm kiến trúc cổng trường Quốc Học được đưa ra bằng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu thứ cấp, khảo sát thực địa, phân tích và tổng hợp dữ liệu bằng các phần mềm (Excel, Autocad, 3dsmax, và Revit). Kết quả cho thấy cổng trường là sự giao thoa văn hóa Kiến trúc Âu - Á với lối kiến trúc Pháp thuộc kết hợp nét đẹp truyền thống với nhiều chi tiết trang trí có giá trị về mặt thẩm mỹ cũng như lịch sử được lưu giữ đến ngày nay. Từ khóa: kiến trúc Đông Dương, kiến trúc Pháp thuộc, trường Quốc Học.1. MỞ ĐẦU Trường Quốc Học được biết là ngôi trường lâu đời tại Huế với 125 năm tuổi(1896-2021). Kiến trúc trường ảnh hưởng phong cách tân cổ điển và địa phương Pháp.Tuy nhiên, kiến trúc truyền thống vẫn xen lẫn trong các công trình của trường mà điểnhình là cổng trường. Bằng phương pháp thu thập các tài liệu liên quan (bản đồ, hìnhảnh, bài viết, bài báo, sách,…), lịch sử và những lần biến đổi của trường và cổng đượctóm lược. Trong khi đó, đặc trưng kiến trúc cổng trường Quốc Học được phân tích vàlàm rõ dựa trên phương pháp khảo sát thực địa (chụp ảnh, quan sát, đo vẽ) vào tháng3/2021 và phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu bằng các phần mềm (Excel,Autocad, 3dsmax, và Revit).2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRƯỜNG QUỐC HỌC Trường Quốc Học được thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896 theo chỉ dụcủa vua Thành Thái thứ 8 và Nghị định ngày 18 tháng 11 năm 1896 của Toàn quyềnĐông Dương A. Rousseau. Ngôi trường được xây dựng trên nền của Tả doanh Thủysư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn) ở bờ Nam sông 113Vài nét về kiến trúc cổng trường Quốc Học HuếHương. Vị trí trường ở mặt tiền đường Jules Ferry (hiện nay là đường Lê Lợi). Banđầu, trường được xây dựng khá đơn sơ với những dãy nhà tranh vách đất, mái rạ lợpcẩu thả nên thường xuyên bị mưa dột (hình 1). Các dãy nhà được xây đối xứng bởi trụcđường chính giữa với bên trái là dãy phòng học và bên phải là nhà hiệu trưởng, phònggiáo viên và ký túc xá1. Lúc mới thành lập, trường có tên là Pháp tự Quốc học đường (1896-1915) vớimục đích giảng dạy tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ và chữ Nho ở bậc tiểu học. Hiệu trưởnglúc này, ông Ngô Đình Khả cho sơn đỏ choét các tường của trường2. Giai đoạn này,cổng có kiến trúc Annam với hai dãy tường rộng giáp lại với cái cổng có các cột trên ởlầu với mái kiểu Tàu. Vào năm 1897, trường được xây thêm nhà Hiệu trưởng (3 gian –2 chái). Vào năm vua Thành Thái thứ 10 (1899), học sinh lúc này đông hơn nhiều nêntrường cho dựng thêm hai nhà nối tiếp: phía trước là các lớp tiểu học gồm 30 gian vàphía sau là lớp bổ túc với 16 gian. Gần nhà hiệu trường, nhà giáo viên được xây dựngthêm như những hình vuông. Các vật liệu dùng để xây dựng trong thời gian này lànhà cũ của trại lính vệ phá ra của Võng thành. Hình 1. Hình ảnh trường Quốc Học khi mới xây dựng (Nguồn: [2]) Vào năm 1902, tất cả các lớp tiểu học cháy rụi và được dựng lại theo mẫu cũ.Đến năm 1911, trường lại bị cháy và sau đó được xây lại bằng gạch ngói trong các năm1912-1917. Năm 1915, trường được chuyển thành trường trung học với bốn lớp đệ thất(lớp 6), đệ lục (lớp 7), đệ ngũ (lớp 8) và đệ tứ (lớp 9) và trường cũng đổi tên thànhCollège Quốc học. Vào thời điểm này, tòa nhà dùng làm trường được xây bằng gạchngói. Tháng 5/1915, đốc công của thầu khoán Leroy với hàng trăm thợ xây lại nhữngtòa nhà đẹp đẽ và tiện nghị theo kiểu Pháp, nhưng phần cổng và tường bao về cơ bảnvẫn được giữ nguyên với lối kiến trúc truyền thống.1Lịch sử trường Quốc Học và những giai đoạn biến đổi được dựa trên các tài liệu tham khảo [1, 2, 4, 5, 8].2Theo [2, tr. 18], giai đoạn 1896-1902 thì hiệu trưởng là ông Mercier Bonnet và ông Ngô Đình Khả làchưởng giáo. 114TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 19, Số 1 (2021) Năm 1936, trường mang tên Trung học Khải Định (Lycée Khải Định ) (1936-1955). Lúc này, trường mở rộng thêm các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11), đệ nhất(lớp 12). Sang thời Đệ Nhất cộng hòa Việt Nam, trường mang tên Trung học Ngô ĐìnhDi ...