Danh mục tài liệu

Vài nhận xét về số con trong gia đình - Trịnh Thị Quang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.69 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những cuộc điều tra xã hội học về hôn nhân và gia đình gần đây, vấn đề được quan tâm chú ý là quan hệ giữa các số con trong gia đình với tuổi kết hôn và tuổi sinh con đầu lòng của người phụ nữ, số năm chung sống của vợ chồng, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của họ. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Vài nhận xét về số con trong gia đình" dưới đây.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nhận xét về số con trong gia đình - Trịnh Thị QuangXã hội học số 4 - 1983VÀI NHẬN XÉT VỀ SỐ CONTRONG GIA ĐÌNH TRỊNH THỊ QUANG Trong những cuộc điều tra xã hội học về hôn nhân và gia đình gần đây, chúngtôi đặc biệt chú ý đến quan hệ giữa số con của các gia đình với tuổi kết hôn và tuổisinh con đầu lòng của người phụ nữ, số năm chung sống của vợ chồng, nghềnghiệp và trình độ văn hoá của họ. Với người phụ nữ, việc sinh con đầu lòng ảnh hưởng không nhỏ đến quãng thờigian sinh con và số con của gia đình họ. Nhiều tài liệu điều tra cho thấy tuổi sinhcon đầu lòng của phụ nữ thuộc các nhóm nông dân, công nhân, viên chức và tríthức rất khác nhau. Độ tuổi phổ biến để làm mẹ của phụ nữ nông dân là 21-23. 23-25, độ tuổi phù hợp về mặt tâm sinh lý cho việc làm mẹ. Đáng chú ý là nữ trí thứccó 20,7% chị sinh cháu đầu lòng ở tuổi 28. Trong khi đó, cũng ở tuổi này, chỉ có4% nữ nông dân, 10% nữ công nhân và 10% nữ viên chức sinh cháu đầu lòng.Điều này phù hợp với độ tuổi kết hôn của phụ nữ từng nhóm. Ở nông thôn, ngườiphụ nữ thường xây dựng gia đình khá sớm, ở tuổi 20-21. Phụ nữ trí thức thườngkết hôn muộn hơn cả. Điểm giống nhau của phụ nữ các nhóm là, chỉ một năm saukết hôn 70,7% các “cô vợ” đã trở thành các “bà mẹ”. Trong từng gia đình, một số nhân tố như lối sống của gia đình, sự chênh lệch vềtri thức xã hội giữa vợ và chồng, ảnh hưởng của những tập tục truyền thống…. đãtạo ra sự khác nhau về quan niệm sinh đẻ và nuôi dạy con. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 4 - 1983Số con trong gia đình 71 Rất đáng chú ý đến số con trung bình của các gia đình khi xét theo trình độ vănhoá của cặp vợ chồng. Số con trung bình cao nhất (4,66 con/gia đình) ở cặp vợchồng có trình độ văn hoá cấp I. Còn ở những cặp vợ chồng có trình độ đại học, sốcon trung bình ở mức thấp nhất (1,6 con/gia đình). Ở những cặp vợ chồng có trìnhđộ học vấn chênh lệch nhau thì tình hình như sau: 4,1 con ở những cặp vợ chồngcấp III - vợ cấp I, 2,5 con ở những cặp vợ chồng đại học - vợ cấp II. Đó là trườnghợp trình độ học vấn của người chồng cao hơn vợ. Nếu xét riêng theo trình độ vănhoá của người vợ, cứ trung bình một người phụ nữ có trình độ văn hoá cấp 1 có 4,2con, một người phụ nữ có trình độ đại học có 1,64 con. Điều đó cho thấy đến sốcon. Ảnh hưởng quyết định thuộc về trình độ văn hoá của người vợ. Những ngườivợ học cao có xu hướng đẻ ít hơn. Trong số phụ nữ được hỏi, có 28% phụ nữ ởtrình độ văn hoá cấp I có 4 con chỉ số này ở phụ nữ có trình độ đại học là 1,4%.Điều này liên quan đến định hướng giá trị của người phụ nữ. Ở người phụ nữ tríthức thời gian và sức lực được giành nhiều cho việc nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ và thoả mãn những nhu cầu văn hoá. Điều đó thúc đẩy mạnh hơn việc kếhoạch hoá gia đình. Tình hình này ít thấy ở những phụ nữ trình độ văn hoá thấp.Sự hạn chế về trình độ nhận thức đã kéo theo những hạn chế về tính tích cực xã hộicủa họ. Mô hình gia đình truyền thống, theo đó người vợ phải đảm nhiệm hầu hếtviệc nội trợ và nuôi dạy con cái, còn chi phối mạnh mẽ lối sống của họ. Bên cạnh trình độ văn hóa cũng cần xem ảnh hưởng của nghề nghiệp đến số controng gia đình. Chúng tôi phân loại bốn nhóm gia đình theo bốn nghề nghiệp: côngnhân, viên chức trí thức, và các nghề tự do (bao gồm những gia đình làm các nghềthủ công, buôn bán). Trong bốn nhóm này, nhóm gia đình trí thức vẫn có số con trung bình ít nhất(1,69 con/gia đình). Tỷ số con trung bình cao nhất (3,95 con/gia đình) thuộc vềnhững cặp vợ chồng làm nghề tự do, ở những gia đình có vợ làm nghề tự do, sốcon trung bình cũng khá cao. Xem lại sự phân bố số con ở đây, ta thấy số con phổbiến của gia đình làm nghề tự do là 4, trong khi số con phổ biến của gia đình côngnhân là 2, của gia đình viên chức là 1. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 4 - 198372 Số con trong gia đình Tài liệu điều tra cho thấy, những cặp vợ chồng làm nghề tự do thường rơi vàonhững người có trình độ văn hoá thấp. Do vậy, như đã nói ở trên, họ dễ gần vớiquan niệm truyền thống về số con và vai trò người phụ nữ trong gia đình. Khi nghiên cứu số con, chúng tôi cũng chú ý đến yếu tố thời gian chung sốngcủa cặp vợ chồng để biết được tỷ lệ sinh đẻ trong các loại gia đình và qua đó sơ bộnhận xét quy mô gia đình hiện nay. Chúng tôi phân chia ra hai loại gia đình: giađình trẻ (kết hôn từ 1 đến 5 năm). Và những gia đình có số năm chung sống caohơn với những cặp vợ chồng có độ tuổi từ 35 trở lên. Trong 5 năm kết hôn của người vợ, hơn quá nửa (66%) các gia đình trẻ đều có 1và 2 con. Riêng gia đình nữ trí thức, tỷ lệ chưa có con khá cao: 36,8%. Căn cứ vàothời gian kết hôn của nữ, ta thấy số con thay đổi như sau (xem bảng 1). Bảng 1: Số con tính theo thời gian kết hôn của nữ 6-10 11-15 16-20 21-25 Trên Số năm chung sống 5 năm năm năm năm năm 25 nămSố con phổ biến trong 1 2 2 3 4 4 các loại gia đình Số con 1,0 1,80 2,40 2,90 3,60 4,3 trung bình Số con trung bình tăng theo thời gian chung sống của vợ chồng. Nhưng nếu kếthợp cả hai mục trong bảng ta thấy từ 1 đến 5 năm, người phụ nữ chỉ sinh 1 cháu.Năm năm sau khi cháu đầu lòng ra đời, họ có cháu thứ 2. Mức sinh đẻ của các giađình càng về sau ...