Vai trò của bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 430.35 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích vai trò cần thiết của bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội thông qua việc góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các yếu tố gây mất an toàn xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự bình đẳng xã hội, hạn chế xung đột.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thị Kim Hằng Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học Khánh Hòa Tóm tắt Trong giai đoạn hiện nay, việc ổn định xã hội vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho đổi mới và phát triển thành công. Bài viết phân tích vai trò cần thiết của bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội thông qua việc góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các yếu tố gây mất an toàn xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự bình đẳng xã hội, hạn chế xung đột. Từ đó, tác giả đề xuất một số ý kiến phát huy vai trò của bảo hiểm. Từ khóa: Bảo hiểm, ổn định xã hội, đổi mới 1. Đặt vấn đề “Ổn định xã hội là trạng thái thống nhất trên các lĩnh vực chủ yếu thuộc đời sống xã hội trong quá trình vận động, biến đổi theo những quy luật khách quan vốn có của xã hội. Nội hàm của khái niệm “ổn định xã hội” là trạng thái đối lập với rối loạn, khủng hoảng, mất ổn định, là điều kiện thuận lợi cho phát triển, tiến bộ xã hội” (Phan Huy Đường, 2015). Trong quá trình đổi mới, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định 8 mối quan hệ lớn cần phải giải quyết, trong đó mối quan hệ lớn đầu tiên là quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) bổ sung mối quan hệ lớn thứ 9; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021) bổ sung mối quan hệ lớn thứ 10 và đều giữ nguyên vị trí quan trọng đầu tiên của mối quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển. Hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Các vấn đề xã hội phát sinh phức tạp và chưa được giải quyết triệt để như: khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội; tình trạng thiếu việc làm; bất ổn và xung đột xã hội gia tăng; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe yếu kém; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động... Trong bối cảnh đó, sự phát triển của ngành Bảo hiểm đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ sự ổn định của xã hội. 113 2. Nội dung 2.1. Khái niệm bảo hiểm và phân loại bảo hiểm “Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó, một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê” (Nguyễn Văn Định, 2012). Hiện nay, có rất nhiều loại bảo hiểm được khai thác phục vụ cho mọi mặt đời sống xã hội và được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Với cách phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm, bảo hiểm được chia ra làm hai loại: bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định tương đối theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người) và bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi rõ rệt theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người), tương ứng với hai kỹ thuật là “phân bổ” và “tồn tích vốn”. Với cách phân loại theo đối tượng bảo hiểm, toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản (đối tượng bảo hiểm là tài sản), bảo hiểm con người (đối tượng bảo hiểm là tính mạng, thân thể, sức khỏe của con người) và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong Luật Dân sự). Với cách phân loại theo phương thức quản lý, các nghiệp vụ bảo hiểm được chia làm hai hình thức là bắt buộc (bảo hiểm được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế - xã hội) và tự nguyện (hợp đồng bảo hiểm được kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm). Với cách phân loại theo mục đích hoạt động, các loại hình bảo hiểm được chia làm hai hình thức: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại. Trong đó, bảo hiểm xã hội nhằm phục vụ cho các chính sách xã hội của Nhà nước, bảo hiểm thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận. Sự đa dạng của các loại hình bảo hiểm, trong đó có những bảo hiểm mang tính chất bắt buộc cho thấy ngành Bảo hiểm ngày càng phát triển và bảo hiểm đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống xã hội. 2.2. Vai trò ổn định xã hội của bảo hiểm ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay Khi bắt đầu thực hiện đổi mới, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã nhận thức được vai trò của sự ổn định chính trị - xã hội, coi đó như một điều kiện - tiền đề để đổi mới và phát triển thành công. “Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986). 114 Các kỳ Đại hội tiếp theo, Đảng Cộng sản Việt Nam đều khẳng định vai trò quan trọng của việc đảm bảo sự ổn định xã hội, nó có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bảo hiểm là một trong những công cụ thực hiện chính sách an sinh xã hội, góp phần vào sự ổn định xã hội. Vai trò ổn định xã hội của bảo hiểm được thể hiện như sau: Thứ nhất, bảo hiểm góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các yếu tố nguy hiểm, gây mất an toàn xã hội, qua đó góp phần duy trì sự phát triển ổn định của xã hội. Bảo hiểm phối hợp với các cơ quan, tổ chức t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thị Kim Hằng Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học Khánh Hòa Tóm tắt Trong giai đoạn hiện nay, việc ổn định xã hội vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho đổi mới và phát triển thành công. Bài viết phân tích vai trò cần thiết của bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội thông qua việc góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các yếu tố gây mất an toàn xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự bình đẳng xã hội, hạn chế xung đột. Từ đó, tác giả đề xuất một số ý kiến phát huy vai trò của bảo hiểm. Từ khóa: Bảo hiểm, ổn định xã hội, đổi mới 1. Đặt vấn đề “Ổn định xã hội là trạng thái thống nhất trên các lĩnh vực chủ yếu thuộc đời sống xã hội trong quá trình vận động, biến đổi theo những quy luật khách quan vốn có của xã hội. Nội hàm của khái niệm “ổn định xã hội” là trạng thái đối lập với rối loạn, khủng hoảng, mất ổn định, là điều kiện thuận lợi cho phát triển, tiến bộ xã hội” (Phan Huy Đường, 2015). Trong quá trình đổi mới, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định 8 mối quan hệ lớn cần phải giải quyết, trong đó mối quan hệ lớn đầu tiên là quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) bổ sung mối quan hệ lớn thứ 9; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021) bổ sung mối quan hệ lớn thứ 10 và đều giữ nguyên vị trí quan trọng đầu tiên của mối quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển. Hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Các vấn đề xã hội phát sinh phức tạp và chưa được giải quyết triệt để như: khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội; tình trạng thiếu việc làm; bất ổn và xung đột xã hội gia tăng; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe yếu kém; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động... Trong bối cảnh đó, sự phát triển của ngành Bảo hiểm đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ sự ổn định của xã hội. 113 2. Nội dung 2.1. Khái niệm bảo hiểm và phân loại bảo hiểm “Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó, một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê” (Nguyễn Văn Định, 2012). Hiện nay, có rất nhiều loại bảo hiểm được khai thác phục vụ cho mọi mặt đời sống xã hội và được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Với cách phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm, bảo hiểm được chia ra làm hai loại: bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định tương đối theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người) và bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi rõ rệt theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người), tương ứng với hai kỹ thuật là “phân bổ” và “tồn tích vốn”. Với cách phân loại theo đối tượng bảo hiểm, toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản (đối tượng bảo hiểm là tài sản), bảo hiểm con người (đối tượng bảo hiểm là tính mạng, thân thể, sức khỏe của con người) và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong Luật Dân sự). Với cách phân loại theo phương thức quản lý, các nghiệp vụ bảo hiểm được chia làm hai hình thức là bắt buộc (bảo hiểm được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế - xã hội) và tự nguyện (hợp đồng bảo hiểm được kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm). Với cách phân loại theo mục đích hoạt động, các loại hình bảo hiểm được chia làm hai hình thức: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại. Trong đó, bảo hiểm xã hội nhằm phục vụ cho các chính sách xã hội của Nhà nước, bảo hiểm thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận. Sự đa dạng của các loại hình bảo hiểm, trong đó có những bảo hiểm mang tính chất bắt buộc cho thấy ngành Bảo hiểm ngày càng phát triển và bảo hiểm đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống xã hội. 2.2. Vai trò ổn định xã hội của bảo hiểm ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay Khi bắt đầu thực hiện đổi mới, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã nhận thức được vai trò của sự ổn định chính trị - xã hội, coi đó như một điều kiện - tiền đề để đổi mới và phát triển thành công. “Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986). 114 Các kỳ Đại hội tiếp theo, Đảng Cộng sản Việt Nam đều khẳng định vai trò quan trọng của việc đảm bảo sự ổn định xã hội, nó có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bảo hiểm là một trong những công cụ thực hiện chính sách an sinh xã hội, góp phần vào sự ổn định xã hội. Vai trò ổn định xã hội của bảo hiểm được thể hiện như sau: Thứ nhất, bảo hiểm góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các yếu tố nguy hiểm, gây mất an toàn xã hội, qua đó góp phần duy trì sự phát triển ổn định của xã hội. Bảo hiểm phối hợp với các cơ quan, tổ chức t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò của bảo hiểm Sự ổn định xã hội Việt Nam Xóa đói giảm nghèo Sự bình đẳng xã hội Phân loại bảo hiểmTài liệu có liên quan:
-
8 trang 354 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam
15 trang 208 0 0 -
Giáo trình Bảo hiểm trong ngoại thương
121 trang 167 0 0 -
34 trang 68 0 0
-
8 trang 56 0 0
-
18 trang 50 0 0
-
Thông tư số 11/2019/TT-BLĐTBXH
7 trang 50 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 1 - Đặng Bửu Kiếm
65 trang 49 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm vận tải: Chương 1 - Hoàng Thị Đoan Trang
18 trang 48 0 0 -
11 trang 47 0 0