Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 435.98 KB
Lượt xem: 33
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bảo hiểm là phương thức chuyển giao rủi ro, giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bảo toàn tài sản, ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bảo hiểm còn là định chế trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế, góp phần điều tiết quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TS. Nguyễn Ánh Nguyệt Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Tóm tắt Trong các phương pháp chuyển giao rủi ro, bảo hiểm được biết đến là phương pháp ưu việt nhất. Sự phát triển của nền kinh tế hiện nay không thể không kể đến vai trò ngành Bảo hiểm. Bảo hiểm là phương thức chuyển giao rủi ro, giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bảo toàn tài sản, ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bảo hiểm còn là định chế trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế, góp phần điều tiết quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường tài chính. Từ khóa: Bảo hiểm, chuyển giao rủi ro, trung gian tài chính, rủi ro, phạm vi bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ 1. Giới thiệu Trong các phương pháp chuyển giao rủi ro, bảo hiểm được biết đến là phương pháp ưu việt nhất. Sự phát triển của nền kinh tế không thể không kể đến vai trò của ngành Bảo hiểm. Nhà kinh tế học người Pháp Jerome Yeatman đã viết: “Không phải các kiến trúc sư mà là các nhà bảo hiểm đã xây nên Newyork, chính là vì không một nhà đầu tư nào dám mạo hiểm hàng tỷ đô la cần thiết để xây dựng những tòa nhà chọc trời ở Manhattan mà lại không có đảm bảo được bồi thường nếu hỏa hoạn hoặc sai phạm về xây dựng xảy ra. Chỉ có các nhà bảo hiểm mới dám đảm bảo điều đó nhờ cơ chế bảo hiểm”. Hay như tác giả Nguyên Thanh An đã viết trong cuốn “Nếu cuộc sống không có bảo hiểm” rằng: “Ai đã có bảo hiểm rồi thì biết trân trọng “chiếc phao cứu sinh” của mình. Còn nếu chưa thì hãy mở cánh cửa lòng để tư vấn viên bảo hiểm đem đến cho mình và gia đình những chiếc xuồng cứu hộ an toàn nhất”. Vai trò của bảo hiểm được nhìn nhận trên một số khía cạnh sau đây. 2. Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế 2.1. Bảo hiểm giúp người tham gia bảo hiểm chuyển giao rủi ro, tạo tâm lý yên tâm trong cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì con người càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro thiên nhiên như: bão lũ, hạn hán, cháy rừng tự nhiên… đang trở lên hết sức phức tạp. Thế giới đang biến chuyển hết sức phức tạp, khó đoán như: chiến tranh, khủng bố, xung đột. Trong tình hình đó, 245 bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống cho con người. Đối với sự phát triển kinh tế, bảo hiểm có vai trò như một đòn bẩy tâm lý, giúp ổn định quá trình đầu tư của các doanh nghiệp. Khách hàng tham gia bảo hiểm bằng cách ký kết hợp đồng và nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, trong số lớn những tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm chỉ có số ít người không may gặp rủi ro. Lúc này, bảo hiểm sẽ sử dụng nguồn tài chính thu được từ số đông để san sẻ rủi ro cho số ít người gặp tổn thất. Do đó, thông qua việc đóng góp một khoản tiền nhỏ, người tham gia bảo hiểm không những được bảo vệ trước những thiệt hại về tài chính mà còn góp phần hỗ trợ, giúp đỡ những người không may khác. Tác dụng này đã thể hiện rõ nguyên tắc lấy số đông bù số ít và nguyên tắc tương hỗ của bảo hiểm. 2.2. Bảo hiểm góp phần bảo toàn tài sản, ổn định tình hình tài chính, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm Từ khi ra đời, bảo hiểm đã chứng minh vai trò to lớn trong việc ổn định tài chính cho các cá nhân và các tổ chức tham gia bảo hiểm. Khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm, nếu thuộc phạm vi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) sẽ tiến hành bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm sẽ giúp cho các tổ chức bảo toàn được nguồn vốn, tài sản; đối với các cá nhân và gia đình, có thể khắc phục được khó khăn về tài chính và tránh rơi vào tình trạng kiệt quệ về và vật chất và tinh thần. Đến nay, thị trường bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết tất cả các loại hình tài sản, bao gồm: công trình xây dựng, tài sản của mọi thành phần kinh tế từ Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài; mọi ngành kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ; với đa dạng loại hình bảo hiểm từ bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hải cho đến bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản... Những nghiệp vụ bảo hiểm ngày càng đa dạng giúp cho các tổ chức, cá nhân có sự bảo vệ về mặt tài chính, được bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi không may xảy ra rủi ro, tai nạn, ốm đau mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước. Thực tế thời gian qua, trên thế giới xảy ra rất nhiều vụ tổn thất, trong đó số tiền bồi thường của các DNBH vô cùng lớn. Đầu tiên, phải kể đến vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ. Hai tòa tháp tại Trung tâm Thương mại thế giới ở New York đã đổ sụp trong vòng hai giờ từ khi bị không tặc tấn công. Thiệt hại kinh tế lên tới 123 tỷ USD sau khi các tòa tháp của WTC sụp đổ, cũng như sự sụt giảm đối với ngành Hàng không. Chi phí ước tính thiệt hại cho các tòa nhà xung quanh, cơ sở hạ tầng và tàu điện ngầm là 60 tỷ USD; gần 3.000 người thiệt mạng; công việc bị gián đoạn và để lại nỗi đau tinh thần trong lòng người dân Mỹ. Trong sự vụ này, 246 các DNBH đã phải chi trả tổng cộng gần 40 tỷ USD cho các thiệt hại về tính mạng, tài sản và gián đoạn kinh doanh. Một vụ việc điển hình khác là vụ nổ ở Thiên Tân, Trung Quốc năm 2015. Tháng 8 năm 2015, một vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại kho chứa hàng ở cảng Thiên Tân khiến hơn 170 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TS. Nguyễn Ánh Nguyệt Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Tóm tắt Trong các phương pháp chuyển giao rủi ro, bảo hiểm được biết đến là phương pháp ưu việt nhất. Sự phát triển của nền kinh tế hiện nay không thể không kể đến vai trò ngành Bảo hiểm. Bảo hiểm là phương thức chuyển giao rủi ro, giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bảo toàn tài sản, ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bảo hiểm còn là định chế trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế, góp phần điều tiết quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường tài chính. Từ khóa: Bảo hiểm, chuyển giao rủi ro, trung gian tài chính, rủi ro, phạm vi bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ 1. Giới thiệu Trong các phương pháp chuyển giao rủi ro, bảo hiểm được biết đến là phương pháp ưu việt nhất. Sự phát triển của nền kinh tế không thể không kể đến vai trò của ngành Bảo hiểm. Nhà kinh tế học người Pháp Jerome Yeatman đã viết: “Không phải các kiến trúc sư mà là các nhà bảo hiểm đã xây nên Newyork, chính là vì không một nhà đầu tư nào dám mạo hiểm hàng tỷ đô la cần thiết để xây dựng những tòa nhà chọc trời ở Manhattan mà lại không có đảm bảo được bồi thường nếu hỏa hoạn hoặc sai phạm về xây dựng xảy ra. Chỉ có các nhà bảo hiểm mới dám đảm bảo điều đó nhờ cơ chế bảo hiểm”. Hay như tác giả Nguyên Thanh An đã viết trong cuốn “Nếu cuộc sống không có bảo hiểm” rằng: “Ai đã có bảo hiểm rồi thì biết trân trọng “chiếc phao cứu sinh” của mình. Còn nếu chưa thì hãy mở cánh cửa lòng để tư vấn viên bảo hiểm đem đến cho mình và gia đình những chiếc xuồng cứu hộ an toàn nhất”. Vai trò của bảo hiểm được nhìn nhận trên một số khía cạnh sau đây. 2. Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế 2.1. Bảo hiểm giúp người tham gia bảo hiểm chuyển giao rủi ro, tạo tâm lý yên tâm trong cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì con người càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro thiên nhiên như: bão lũ, hạn hán, cháy rừng tự nhiên… đang trở lên hết sức phức tạp. Thế giới đang biến chuyển hết sức phức tạp, khó đoán như: chiến tranh, khủng bố, xung đột. Trong tình hình đó, 245 bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống cho con người. Đối với sự phát triển kinh tế, bảo hiểm có vai trò như một đòn bẩy tâm lý, giúp ổn định quá trình đầu tư của các doanh nghiệp. Khách hàng tham gia bảo hiểm bằng cách ký kết hợp đồng và nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, trong số lớn những tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm chỉ có số ít người không may gặp rủi ro. Lúc này, bảo hiểm sẽ sử dụng nguồn tài chính thu được từ số đông để san sẻ rủi ro cho số ít người gặp tổn thất. Do đó, thông qua việc đóng góp một khoản tiền nhỏ, người tham gia bảo hiểm không những được bảo vệ trước những thiệt hại về tài chính mà còn góp phần hỗ trợ, giúp đỡ những người không may khác. Tác dụng này đã thể hiện rõ nguyên tắc lấy số đông bù số ít và nguyên tắc tương hỗ của bảo hiểm. 2.2. Bảo hiểm góp phần bảo toàn tài sản, ổn định tình hình tài chính, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm Từ khi ra đời, bảo hiểm đã chứng minh vai trò to lớn trong việc ổn định tài chính cho các cá nhân và các tổ chức tham gia bảo hiểm. Khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm, nếu thuộc phạm vi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) sẽ tiến hành bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm sẽ giúp cho các tổ chức bảo toàn được nguồn vốn, tài sản; đối với các cá nhân và gia đình, có thể khắc phục được khó khăn về tài chính và tránh rơi vào tình trạng kiệt quệ về và vật chất và tinh thần. Đến nay, thị trường bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết tất cả các loại hình tài sản, bao gồm: công trình xây dựng, tài sản của mọi thành phần kinh tế từ Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài; mọi ngành kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ; với đa dạng loại hình bảo hiểm từ bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hải cho đến bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản... Những nghiệp vụ bảo hiểm ngày càng đa dạng giúp cho các tổ chức, cá nhân có sự bảo vệ về mặt tài chính, được bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi không may xảy ra rủi ro, tai nạn, ốm đau mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước. Thực tế thời gian qua, trên thế giới xảy ra rất nhiều vụ tổn thất, trong đó số tiền bồi thường của các DNBH vô cùng lớn. Đầu tiên, phải kể đến vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ. Hai tòa tháp tại Trung tâm Thương mại thế giới ở New York đã đổ sụp trong vòng hai giờ từ khi bị không tặc tấn công. Thiệt hại kinh tế lên tới 123 tỷ USD sau khi các tòa tháp của WTC sụp đổ, cũng như sự sụt giảm đối với ngành Hàng không. Chi phí ước tính thiệt hại cho các tòa nhà xung quanh, cơ sở hạ tầng và tàu điện ngầm là 60 tỷ USD; gần 3.000 người thiệt mạng; công việc bị gián đoạn và để lại nỗi đau tinh thần trong lòng người dân Mỹ. Trong sự vụ này, 246 các DNBH đã phải chi trả tổng cộng gần 40 tỷ USD cho các thiệt hại về tính mạng, tài sản và gián đoạn kinh doanh. Một vụ việc điển hình khác là vụ nổ ở Thiên Tân, Trung Quốc năm 2015. Tháng 8 năm 2015, một vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại kho chứa hàng ở cảng Thiên Tân khiến hơn 170 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò của bảo hiểm Phương pháp chuyển giao rủi ro Trung gian tài chính Bảo hiểm phi nhân thọ Định chế trung gian tài chính Vai trò của bảo hiểmTài liệu có liên quan:
-
32 trang 215 0 0
-
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 160 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần môn Bảo hiểm - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
6 trang 134 0 0 -
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 2 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
322 trang 86 0 0 -
3 trang 65 0 0
-
308 trang 59 0 0
-
Giáo trình Kinh tế bảo hiểm: Phần 2 - TS. Phạm Thị Định
161 trang 55 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 1 - Đặng Bửu Kiếm
65 trang 49 0 0 -
Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
6 trang 47 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - Đặng Bửu Kiếm
25 trang 47 0 0