Bài viết tập trung vào việc xác định các bên liên quan và vai trò của các bên liên quan trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Bình Dương gồm: Cơ quan quản lý, cộng đồng, nhà nghiên cứu, cơ quan truyền thông, cơ sở đào tạo. Đồng thời, bài viết cũng sẽ làm rõ hơn vai trò của các bên liên quan từ nghiên cứu trường hợp công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử ở tỉnh Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của các bên liên quan trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Bình Dương VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒNVÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ Ở BÌNH DƯƠNG Lê Thị Ninh1, Lê Thị Kim Út1 1. Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Bài viết tập trung vào việc xác định các bên liên quan và vai trò của các bên liên quan trongcông tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Bình Dương gồm: Cơ quan quản lý,cộng đồng, nhà nghiên cứu, cơ quan truyền thông, cơ sở đào tạo. Trong đó, Cơ quan quản lý giữ vaitrò chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ; cộng đồng giữ vai trò là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ động thựchiện giữ gìn di sản văn hóa; nhà nghiên cứu giữ vai trò đánh giá, nhận định giá trị của di sản; cơquan truyền thông là nhịp cầu nối đưa di sản văn hóa đến gần hơn với công chúng; các cơ sở đàotạo giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ làm rõ hơn vai trò của các bênliên quan từ nghiên cứu trường hợp công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử ởtỉnh Bình Dương. Từ khóa: Đờn ca tài tử, Bình Dương, các bên liên quan, di sản văn hóa.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bình Dương được xem là một trong những tỉnh, thành phố có hoạt động Đờn ca tài tử sôi nổinhất cả nước. Dù ra đời từ cuối thế kỷ XIX nhưng đến nay, loại hình nghệ thuật này vẫn là món ăntinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân Nam Bộ nói chung và người dân tỉnh BìnhDương nói riêng. Kể từ sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại (2013), hoạt động Đờn ca tài tử ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, nghệ thuật Đờn ca tài tửđang phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất là sự suy giảm nguồnnhân lực chất lượng. Các nghệ nhân lão luyện, những người đã có nhiều năm kinh nghiệm và kiếnthức truyền thống, đang dần trở nên hiếm hoi và khó khăn trong việc đào tạo lớp người kế cận. Hơnnữa, sự thay đổi về thị hiếu thẩm mỹ của khán giả cũng đang là một thách thức đối với nghệ thuậtnày. Trong khi đa số trẻ em và thanh niên ưa thích những hình thức giải trí hiện đại và công nghệ thìĐờn ca tài tử vẫn giữ nguyên tính chất truyền thống và cổ điển của nó. Điều này đặt ra câu hỏi làmthế nào để tiếp cận và truyền bá Đờn ca tài tử đến các thế hệ trẻ một cách hiệu quả và hấp dẫn nhất,làm thế nào để kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại một cách sáng tạo và linh hoạtnhất. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp giúp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuậtĐờn ca tài tử trở thành một nhiệm vụ cấp thiết. Song trách nhiệm này thuộc về ai: Cơ quan quản lý?cộng đồng? các nghệ nhân? hay một tổ chức/ cá nhân nào khác. Để giải quyết được vấn đề trên thìviệc nhận định các bên liên quan và xác định vai trò của họ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trịnghệ thuật Đờn ca tài tử chính là điều kiện tiên quyết. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, qua việc làm rõ vai trò của các bên liên quan, chúng tôi đềxuất một số kiến nghị nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử ở BìnhDương trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu thứcấp. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn như: các công trình nghiên cứu, báo cáo tổng 36kết của các cơ quan ban ngành tỉnh Bình Dương, hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử... Cácdữ liệu này được hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp nhằm phục vụ cho bài viết.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Quan niệm về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 3.1.1. Về Di sản văn hóa Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại (Hoàng Phê, 2006). Di sản vănhóa theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa (vật chất và tinh thần) có giá trị của quá khứ còntồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Trong Luật Di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 29/1/2001 và được sửa đổi năm2009 có nêu rõ: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sảnphẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thếhệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (thuvienphapluat.vn) Như vậy, trong di sản văn hóa bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóavật thể là “sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa,danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”, còn di sản văn hóa phi vật thể là “sản phẩmtinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử,văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từthế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”.(thuvienphapluat.vn). 3.1.2. Quan niệm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt giải thích: “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”, còn“phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” (Hoàng Phê, 2006).Theo đó, nếu “bảo tồn” là trạng thái “tĩnh”, thì “phát huy” được xem là trạng thái “động” của di sảnvăn hóa. Trong Luật Di sản văn hóa, khái niệm “Bảo tồn” không được đề cập một cách rõ ràng mà thayvào đó là các khái niệm “Bảo quản” và “Phục hồi” (Điều 4) và được hàm chứa trong khái niệm “Bảovệ” di sản văn hóa. Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, khái niệm về “Bảo vệ” đượcgiải thích là “các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể ...
Vai trò của các bên liên quan trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Bình Dương
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 396.77 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đờn ca tài tử Giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Giữ gìn di sản văn hóa Phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Bảo tồn nghệ thuật Đờn ca tài tử Đờn ca tài tử ở Bình DươngTài liệu có liên quan:
-
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ
422 trang 440 0 0 -
Vài nét về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ
3 trang 211 0 0 -
Nghệ thuật sân khấu Cải lương: Phần 1
172 trang 49 0 0 -
Đờn ca tài tử từ thủa sơ khai đến nay
1 trang 49 0 0 -
Các loại hình nghệ thuật trên sông nước ở Cần Thơ xưa
5 trang 49 0 0 -
Cần bảo tồn tính đại chúng của đờn ca tài tử
2 trang 48 0 0 -
Đờn ca tài tử nhạc giải trí của người dân phương Nam
6 trang 42 0 0 -
Đờn ca tài tử với du lịch - Băn khoăn và mong ước
5 trang 42 0 0 -
Đờn ca tài tử, nghệ thuật dân gian
2 trang 38 0 0 -
Nhu cầu nghệ thuật cải lương trong công chúng Nam Bộ
7 trang 36 0 0