Vai trò của kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế và thách thức trong việc đào tạo kiểm toán nội bộ ở các trường đại học hiện nay
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 692.04 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Vai trò của kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế và thách thức trong việc đào tạo kiểm toán nội bộ ở các trường đại học hiện nay" đi vào phân tích vai trò của kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế. Cụ thể là, thông qua việc xem xét các công trình nghiên cứu đã thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của kiểm toán nội bộ đến việc cải thiện tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, của quy trình quản trị và quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế và thách thức trong việc đào tạo kiểm toán nội bộ ở các trường đại học hiện nay Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NỀN KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC ĐÀO TẠO KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY A REVIEW ON THE ROLES OF INTERNAL AUDIT FUNCTION IN ECONOMY AND CHALLENGES OF TRAINING INTERNAL AUDITS AT VIETNAMESE UNIVERSITIES ThS. Mai Đức Nghĩa Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết đi vào phân tích vai trò của kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế. Cụ thể là, thông qua việc xem xét các công trình nghiên cứu đã thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của kiểm toán nội bộ đến việc cải thiện tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, của quy trình quản trị và quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, bài viết cũng trình bày các cột mốc chính trong lịch sử phát triển của kiểm toán nội bộ tại Hoa Kỳ, Việt Nam và một số nước khác ở khu vực Nam Á. Phần tiếp theo là các thách thức trong việc đào tạo kiểm toán nội bộ ở các trường đại học của Việt Nam về nội dung đào tạo và đội ngũ giảng dạy. Và phần cuối là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán nội bộ ở Việt Nam. Từ khóa: Lịch sử kiểm toán nội bộ, đào tạo kiểm toán nội bộ, vai trò của kiểm toán nội bộ ABSTRACT This study will critically analyze the roles of internal audit function in economy. Specifically, the impacts of internal audits on effectiveness and efficiency of internal controls, governance and risk management processes are empirically reviewed. In addition, the milestones of internal auditing development in United States of America, Vietnam and some other countries in South Asia region are also historically examined. The next is challenges of training internal audits which has been facing Vietnamese universities in terms of teaching contents and trainers. And finally, there are some suggested solutions to ease these challenges and improve the efficiency of training internal audits at Vietnamese universities. Keywords: History of internal audit, role of internal audit, training of internal audit1. Giới thiệu Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính khách quan và độc lập trongđơn vị nhằm gia tăng giá trị và nâng cao hiệu quả cho đơn vị (IIA, 2017). Tại Việt Nam, kiểm toánnội bộ cũng đã được thể chế hóa trong Luật kế toán (2015), Nghị định 05 (2019) của Chính phủvà Thông tư 13 (2018) của Ngân hàng nhà nước. Hành lang pháp lý về cơ bản đã rõ ràng và đầyđủ, tạo ra không gian rộng rãi cho kiểm toán nội bộ phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế. 1245 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Tuy nhiên, công việc đào tạo kiểm toán nội bộ hiện nay tại các trường đại học ở Việt Namcòn gặp nhiều khó khăn, thách thức về nội dung đào tạo lẫn đội ngũ giảng viên. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các cột mốc chính trong lịch sử phát triển của kiểm toán nộibộ trên thế giới và Việt Nam, phân tích vai trò của kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế và đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán nội bộ ở các trường đại học.2. Tổng quan lịch sử phát triển của kiểm toán nội bộ2.1. Kiểm toán nội bộ trên thế giới Hoa Kỳ là nước có lịch sử lâu đời nhất về kiểm toán nội bộ trên thế giới với 80 năm hìnhthành và phát triển tính từ khi Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (IIA) được thành lập năm1941. IIA đã chứng tỏ vị thế quốc tế của mình với các quy định, chuẩn mực và chứng chỉ nghềnghiệp được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới như: Các chuẩn mực quốc tế về thực hànhkiểm toán nội bộ (International Standards for the Professional Practice of Internal Auditing), Điềulệ Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ (Code of Ethics), và Chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ(Certified Internal Auditors). Luật Sarbanes – Oxley (SOX) năm 2002 ở Hoa Kỳ yêu cầu Ban giám đốc của doanh nghiệpphải phát hành Báo cáo đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (Internal Control Report) cùng với báocáo tài chính hàng năm. Cả hai loại báo cáo này đều phải được kiểm toán viên độc lập kiểm tra vàcho ý kiến. Để đảm bảo tuân thủ Đoạn 404 của Luật SOX, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã phải củngcố chất lượng và mở rộng quy mô phòng kiểm toán nội bộ của mình. Nhu cầu về kiểm toán nội bộvì vậy đã tăng lên đáng kể. Từ năm 2013, các doanh nghiệp muốn niêm yết trên sàn chứng khoán New York bắt buộcphải thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định của Đoạn 303A.07 trong quy chế niêm yết. Có thể thấy, kiểm toán nội bộ từ chỗ là nhu cầu tự thân của chủ doanh nghiệp đã trở thànhyêu cầu từ phía bên ngoài (bao gồm luật và các quy định niêm yết). Điều này cũng nói lên vai tròquan trọng của kiểm toán nội bộ trong con mắt của cơ quan quản lý và công chúng. Ngoài Hoa Kỳ, thì ở các quốc gia khác chính phủ hoặc cơ quan quản lý chứng khoán cũngyêu cầu doanh nghiệp niêm yết hoặc doanh nghiệp lớn phải thực hiện kiểm toán nội bộ thườngniên như Malaysia năm 2008, Singapore năm 2012, Ấn độ năm 2014. Tại các tập đoàn nổi tiếngthế giới như Toyota (Nhật Bản), Mercedes (Đức), Manulife (Canada), Pepsi Co (Mỹ) công táckiểm toán nội bộ đã được tiến hành đều đặn từ trước đến nay trước cả khi có các yêu cầu từ phíachính quyền.2.2. Kiểm toán nội bộ tại Việt Nam Kiểm toán nội bộ tại Việt Nam chính thức có hiệu lực pháp lý vào năm 1998 theo Quyếtđịnh 832 của Bộ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Từ đó đến nay, đã có nhiềuvăn bản khác sửa đổi, bổ sung và thay thế. Có thể tóm tắt khuôn khổ pháp lý về kiểm toán nội bộtrong các doanh nghiệp Việt Nam qua bảng sau: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế và thách thức trong việc đào tạo kiểm toán nội bộ ở các trường đại học hiện nay Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NỀN KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC ĐÀO TẠO KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY A REVIEW ON THE ROLES OF INTERNAL AUDIT FUNCTION IN ECONOMY AND CHALLENGES OF TRAINING INTERNAL AUDITS AT VIETNAMESE UNIVERSITIES ThS. Mai Đức Nghĩa Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết đi vào phân tích vai trò của kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế. Cụ thể là, thông qua việc xem xét các công trình nghiên cứu đã thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của kiểm toán nội bộ đến việc cải thiện tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, của quy trình quản trị và quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, bài viết cũng trình bày các cột mốc chính trong lịch sử phát triển của kiểm toán nội bộ tại Hoa Kỳ, Việt Nam và một số nước khác ở khu vực Nam Á. Phần tiếp theo là các thách thức trong việc đào tạo kiểm toán nội bộ ở các trường đại học của Việt Nam về nội dung đào tạo và đội ngũ giảng dạy. Và phần cuối là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán nội bộ ở Việt Nam. Từ khóa: Lịch sử kiểm toán nội bộ, đào tạo kiểm toán nội bộ, vai trò của kiểm toán nội bộ ABSTRACT This study will critically analyze the roles of internal audit function in economy. Specifically, the impacts of internal audits on effectiveness and efficiency of internal controls, governance and risk management processes are empirically reviewed. In addition, the milestones of internal auditing development in United States of America, Vietnam and some other countries in South Asia region are also historically examined. The next is challenges of training internal audits which has been facing Vietnamese universities in terms of teaching contents and trainers. And finally, there are some suggested solutions to ease these challenges and improve the efficiency of training internal audits at Vietnamese universities. Keywords: History of internal audit, role of internal audit, training of internal audit1. Giới thiệu Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính khách quan và độc lập trongđơn vị nhằm gia tăng giá trị và nâng cao hiệu quả cho đơn vị (IIA, 2017). Tại Việt Nam, kiểm toánnội bộ cũng đã được thể chế hóa trong Luật kế toán (2015), Nghị định 05 (2019) của Chính phủvà Thông tư 13 (2018) của Ngân hàng nhà nước. Hành lang pháp lý về cơ bản đã rõ ràng và đầyđủ, tạo ra không gian rộng rãi cho kiểm toán nội bộ phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế. 1245 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Tuy nhiên, công việc đào tạo kiểm toán nội bộ hiện nay tại các trường đại học ở Việt Namcòn gặp nhiều khó khăn, thách thức về nội dung đào tạo lẫn đội ngũ giảng viên. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các cột mốc chính trong lịch sử phát triển của kiểm toán nộibộ trên thế giới và Việt Nam, phân tích vai trò của kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế và đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán nội bộ ở các trường đại học.2. Tổng quan lịch sử phát triển của kiểm toán nội bộ2.1. Kiểm toán nội bộ trên thế giới Hoa Kỳ là nước có lịch sử lâu đời nhất về kiểm toán nội bộ trên thế giới với 80 năm hìnhthành và phát triển tính từ khi Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (IIA) được thành lập năm1941. IIA đã chứng tỏ vị thế quốc tế của mình với các quy định, chuẩn mực và chứng chỉ nghềnghiệp được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới như: Các chuẩn mực quốc tế về thực hànhkiểm toán nội bộ (International Standards for the Professional Practice of Internal Auditing), Điềulệ Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ (Code of Ethics), và Chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ(Certified Internal Auditors). Luật Sarbanes – Oxley (SOX) năm 2002 ở Hoa Kỳ yêu cầu Ban giám đốc của doanh nghiệpphải phát hành Báo cáo đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (Internal Control Report) cùng với báocáo tài chính hàng năm. Cả hai loại báo cáo này đều phải được kiểm toán viên độc lập kiểm tra vàcho ý kiến. Để đảm bảo tuân thủ Đoạn 404 của Luật SOX, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã phải củngcố chất lượng và mở rộng quy mô phòng kiểm toán nội bộ của mình. Nhu cầu về kiểm toán nội bộvì vậy đã tăng lên đáng kể. Từ năm 2013, các doanh nghiệp muốn niêm yết trên sàn chứng khoán New York bắt buộcphải thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định của Đoạn 303A.07 trong quy chế niêm yết. Có thể thấy, kiểm toán nội bộ từ chỗ là nhu cầu tự thân của chủ doanh nghiệp đã trở thànhyêu cầu từ phía bên ngoài (bao gồm luật và các quy định niêm yết). Điều này cũng nói lên vai tròquan trọng của kiểm toán nội bộ trong con mắt của cơ quan quản lý và công chúng. Ngoài Hoa Kỳ, thì ở các quốc gia khác chính phủ hoặc cơ quan quản lý chứng khoán cũngyêu cầu doanh nghiệp niêm yết hoặc doanh nghiệp lớn phải thực hiện kiểm toán nội bộ thườngniên như Malaysia năm 2008, Singapore năm 2012, Ấn độ năm 2014. Tại các tập đoàn nổi tiếngthế giới như Toyota (Nhật Bản), Mercedes (Đức), Manulife (Canada), Pepsi Co (Mỹ) công táckiểm toán nội bộ đã được tiến hành đều đặn từ trước đến nay trước cả khi có các yêu cầu từ phíachính quyền.2.2. Kiểm toán nội bộ tại Việt Nam Kiểm toán nội bộ tại Việt Nam chính thức có hiệu lực pháp lý vào năm 1998 theo Quyếtđịnh 832 của Bộ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Từ đó đến nay, đã có nhiềuvăn bản khác sửa đổi, bổ sung và thay thế. Có thể tóm tắt khuôn khổ pháp lý về kiểm toán nội bộtrong các doanh nghiệp Việt Nam qua bảng sau: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kế toán kiểm toán Kiểm toán nội bộ Đào tạo kiểm toán nội bộ Lịch sử kiểm toán nội bộ Quản lý rủi roTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Quản lý dự án phần mềm: Phần 2 - Phạm Ngọc Hùng
216 trang 424 0 0 -
72 trang 383 1 0
-
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 309 1 0 -
115 trang 270 0 0
-
Bài giảng Bảo hiểm đại cương: Phần 1 - TS. Nguyễn Tấn Hoàng
90 trang 266 0 0 -
Bài giảng HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN - Chương 2
31 trang 238 0 0 -
128 trang 229 0 0
-
Một số dạng bài tập Quản lý dự án
7 trang 204 0 0 -
104 trang 184 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Phòng bán hàng Tân biên
112 trang 170 0 0