Danh mục tài liệu

Vai trò của quản trị nhà nước đối với phát thải CO₂: Nghiên cứu thực nghiệm và khuyến nghị cho Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 517.32 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này khám phá sự tác động của GDP và các yếu tố thuộc quản trị nhà nước (chi tiêu công, trách nhiệm giải trình, hiệu quả quản trị nhà nước và pháp quyền) đến phát thải CO₂ tại Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng phân tích định lượng với mô hình hồi quy tuyến tính cho dữ liệu của Việt Nam thu thập từ Ngân hàng thế giới trong giai đoạn 2010-2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của quản trị nhà nước đối với phát thải CO₂: Nghiên cứu thực nghiệm và khuyến nghị cho Việt Nam VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT THẢI CO₂: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Mạc Thị Hải Yến Khoa Khoa học quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân Email: yenmh@neu.edu.vnMã bài báo: JED-2158Ngày nhận: 20/12/2024Ngày nhận bản sửa: 06/01/2025Ngày duyệt đăng: 23/01/2025Mã DOI: 10.33301/JED.VI.2158 Tóm tắt: Tại Việt Nam, phát thải CO₂ ngày càng gia tăng chủ yếu từ các ngành công nghiệp năng lượng, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và sự xuất hiện của các dự án hạ tầng lớn đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, kinh tế và xã hội. Nghiên cứu này khám phá sự tác động của GDP và các yếu tố thuộc quản trị nhà nước (chi tiêu công, trách nhiệm giải trình, hiệu quả quản trị nhà nước và pháp quyền) đến phát thải CO₂ tại Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng phân tích định lượng với mô hình hồi quy tuyến tính cho dữ liệu của Việt Nam thu thập từ Ngân hàng thế giới trong giai đoạn 2010-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP có tác động dương đến phát thải CO₂, chi tiêu công có tác động âm đến phát thải CO₂ và các yếu tố còn lại như trách nhiệm giải trình, hiệu quả quản trị nhà nước và pháp quyền không có tác động đến phát thải CO₂. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm giảm phát thải CO₂ tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Phát thải CO₂, GDP, trách nhiệm giải trình, hiệu quả quản trị nhà nước, chi tiêu công, pháp quyền. Mã JEL: F64, O44, Q56. The role of State governance in CO₂ emissions: An empirical study and recommendations for Vietnam Abstract: CO₂ emissions, in Vietnam, have been increasing mainly from the energy sector, rapid urbanization, and the emergence of large infrastructure projects, which have caused serious consequences for the environment, economy, and society. This research explores the impacts of GDP and governance factors (government spending, government accountability, government effectiveness, and rule of law) on CO₂ emissions in Vietnam. This study employs the quantitative analysis with a linear regression model based on Vietnamese data collected from the World Bank in the period 2010-2020. The results reveal that GDP positively impacts on CO₂ emissions, government spending negatively impacts on CO₂ emissions, and the remaining factors of government accountability, government effectiveness, and rule of law have no impact on CO₂ emissions. Based on the findings, several suggestions are proposed to reduce CO₂ emissions in Vietnam in the coming time. Keywords: CO₂ emissions, GDP, government accountability, government effectiveness, government spending, rule of law. JEL codes: F64, O44, Q56.Số 332 tháng 02/2025 2 1. Giới thiệu Ô nhiễm carbon dioxide (CO₂) là nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu, làm tăng nhiệt độ toàn cầu,thay đổi thời tiết và nước biển dâng cao, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, kinh tế và xã hội. Lượngphát thải CO₂ từ sử dụng năng lượng chiếm khoảng 60% tổng lượng khí nhà kính toàn cầu, đặc biệt tại cácquốc gia đang phát triển, nơi sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch (Azam & cộng sự, 2016). Tại Việt Nam,phát thải CO₂ chủ yếu từ các ngành công nghiệp năng lượng và giao thông, do tốc độ đô thị hóa nhanh vàcác dự án hạ tầng lớn. Về kinh tế, tăng trưởng nhanh thúc đẩy tiêu thụ năng lượng và phát thải CO₂, đặc biệt trong ngành côngnghiệp nặng như thép, xi măng. Điều này đòi hỏi các quốc gia đang phát triển cải tiến năng lượng tái tạo vànâng cao hiệu quả năng lượng để giảm phát thải CO₂ mà vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế (Ghasemi & cộngsự, 2023). Tác động xã hội của ô nhiễm CO₂ rất sâu rộng, gây mất đa dạng sinh học, khủng hoảng sức khỏecộng đồng, dịch bệnh, đói kém và xung đột tài nguyên (Chen & cộng sự, 2020). Về chính trị, các yếu tố như chi tiêu công, trách nhiệm giải trình, hiệu quả quản trị nhà nước và phápquyền đóng vai trò quan trọng trong giảm phát thải CO₂. Ở cấp độ quốc tế, các hiệp định như Thỏa thuậnParis và Nghị định thư Kyoto thúc đẩy hành động toàn cầu hạn chế phát thải thông qua cơ chế tài chính vàtiêu chuẩn quốc tế. Tại Việt Nam, nỗ lực giảm phát thải CO₂ như áp dụng thuế môi trường và thực hiện camkết Thỏa thuận Paris còn gặp khó khăn: thiếu minh bạch, tham nhũng, hạn chế trong giám sát chính sách;thiếu năng lực kỹ thuật, sự phối hợp giữa các cơ quan và nguồn lực tài chính; yếu kém trong thực thi phápluật và giám sát môi trường. Để giải quyết phát thải CO₂, Việt Nam cần cân bằng giữa phát triển kinh tế và cải thiện quản trị nhà nước,đồng thời cải tiến công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế. Các chiến lược và chính sách cần dựa trên cơ sởkhoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quản trị nhà nướcđối với phát thải CO₂ còn chưa nhiều. Do đó, nghiên cứu này khám phá tác động của GDP và các yếu tố quảntrị nhà nước đến phát thải CO₂ tại Việt Nam, tập trung vào mối quan hệ giữa GDP, chi tiêu công, trách nhiệmgiải trình, hiệu quả quản trị nhà nước và pháp quyền thông qua các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. GDP tác động như thế nào đến phát thải CO₂? 2. Các yếu tố thuộc quản trị nhà nước gồm: chi tiêu công, trách nhiệm giải trình, hiệu quả quản trị nhànước và pháp quyền tác động như thế nào đến phát thải CO₂? Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, cấu trúc nghiên cứu gồ ...

Tài liệu có liên quan: