
Vai trò của Quảng Nam trong quan hệ bang giao Việt Nam - Bồ Đào Nha (thế kỷ XVI – XVII)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của Quảng Nam trong quan hệ bang giao Việt Nam - Bồ Đào Nha (thế kỷ XVI – XVII)TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 3 (2022) VAI TRÒ CỦA QUẢNG NAM TRONG QUAN HỆ BANG GIAO VIỆT NAM - BỒ ĐÀO NHA (THẾ KỶ XVI – XVII) Hoàng Thị Anh Đào Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: hoanganhdao.dhkh@husc.edu.vn Ngày nhận bài: 14/3/2022; ngày hoàn thành phản biện: 18/3/2022; ngày duyệt đăng: 4/4/2022 TÓM TẮT Vào đầu thế kỷ XVI, thương thuyền Bồ Đào Nha đã đến đảo Cù Lao Chàm rồi tiến dần vào Hội An (Quảng Nam) để thu gom hàng hóa nhằm thiết lập hoạt động thương mại và về sau hoạt động truyền giáo. Sau khi Bồ Đào Nha thiết lập hoạt động buôn bán và truyền giáo ở đây trong vòng gần 150 năm, đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa giữa Bồ Đào Nha với Việt Nam. Quá trình đó diễn ra dài lâu và còn tồn tại ảnh hưởng cho đến ngày nay như một biểu hiện của giao thoa Đông - Tây thời tiền cận đại. Chính vì lý do đó, bài viết nhằm phân tích sự bang giao quốc tế, giao lưu văn hóa giữa hai chủ thể nói trên ở các lĩnh vực thương mại, Quốc ngữ, kiến trúc và tôn giáo, để từ đó làm rõ vai trò của Quảng Nam trong hành trình mở cõi của dân tộc. Từ khóa: Bang giao, Bồ Đào Nha, Quảng Nam, thương mại…1. QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ TRUYỀN GIÁOCỦA BỒ ĐÀO NHA TẠI QUẢNG NAM THẾ KỶ XVI - XVII1.1. Bối cảnh lịch sử dẫn đến quá trình Bồ Đào Nha thiết lập hoạt động thương mạivà truyền giáo ở Quảng Nam Bồ Đào Nha là nước có sự quan tâm rất lớn đến việc tìm kiếm những conđường hàng hải mới. Người Bồ Đào Nha không chỉ dong thuyền đi biển và lập ra hảiđồ mà còn buôn bán và chinh phục những vùng đất mới. Sự xâm nhập của Bồ ĐàoNha tại các vùng ven biển châu Phi và châu Á, đặc biệt liên quan đến những bước đầucủa thời kỳ bành trướng hàng hải của châu Âu và đạo Kitô, góp phần đánh dấu lịch sửloài người bước sang trang mới. Những động cơ chính của Bồ Đào Nha là “lòng nhiệtthành tôn giáo”, “buôn bán hương liệu” và “chinh phục những vùng đất mới”. Chính sách hướng biển của Bồ Đào Nha là một trong những cơ sở quan trọngtác động đến việc quốc gia này thiết lập quan hệ thương mại và truyền giáo ở phương 1Vai trò của Quảng Nam trong quan hệ bang giao Việt Nam - Bồ Đào Nha (thế kỷ XVI – XVII)Đông và Đàng Trong (Việt Nam). Đàng Trong (Việt Nam) là một bộ phận của mạnglưới thương mại và truyền giáo mà Bồ Đào Nha đã thiết lập. Sự thừa nhận của Giáo hội Rome về Quyền Bảo trợ (Jus Patronatus) của Bồ Đào Nhađã tác động đến quá trình này. Quyền Bảo trợ mà Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có được làmột quá trình từ lâu trong lịch sử: Giáo hoàng Aleaxandre VI (1492 – 1503), với Sắc chỉInter Caetera ngày 04/5/1493 đã chia thế giới ra làm hai cho Tây Ban Nha và Bồ ĐàoNha. Phía Đông thuộc Bồ Đào Nha gồm châu Phi và châu Á. Năm 3.11.1534, Giáohoàng Paolo III (1534 – 1549) ban hành Sắc lệnh Aequum Reputamus thành lập địaphận Goa, ranh giới từ Mũi Hảo vọng đến Trung Quốc, Việt Nam thuộc giáo phậnnày. Về bối cảnh lịch sử và vai trò của Quảng Nam trong hệ thống thương mại biển thế kỷXVI – XVII. Trên phương diện chính trị, thế kỷ thứ XVI, chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627– 1672) đã tạo nên sự phân li lãnh thổ Việt Nam thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.Đàng Trong được xem là “giang sơn riêng” thuộc quyền cai quản của các chúaNguyễn. Đàng Ngoài là vùng đất thuộc quyền ngự trị lâu đời của tập đoàn phong kiếnLê – Trịnh1. Về ngoại thương, trước khi có mặt của các lái buôn phương Tây, Việt Nam vốnđã có quan hệ buôn bán truyền thống với các nước trong khu vực như Trung Quốc,Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á. Bước sang thế kỷ XVI, trong bối cảnh đất nướcxảy ra cuộc nội chiến kéo dài giữa Trịnh – Mạc (1545 – 1592) và Trịnh – Nguyễn (1627 –1672), các tập đoàn phong kiến cần sự giúp đỡ bên ngoài về trang bị vũ khí, kỹ thuậtcho chiến tranh nên buộc họ phải mở cửa cho con đường giao thương. Mặt khác,những tập đoàn phong kiến ít nhiều cũng có nhữn quyết sách có lợi cho mình nên thúcđẩy thêm quá trình buôn bán giữa Việt Nam với bên ngoài. Đúng thời điểm đó, Bồ Đào Nha đang trên đường tiến về phương Đông, nhờthành công của các cuộc phát kiến địa lý. Trong bối cảnh lịch sử Việt Nam thuận lợicho họ, đã tiến hành hoạt động trao đổi buôn bán với Đàng Trong, song song với đó làtiến hành các hoạt động truyền giáo. Có thể nói, do bối cảnh quốc tế, khu vực và nội tạihai nước Bồ Đào Nha, Việt Nam thế kỷ thứ XVI có nhiều nhân tố “duyên phận” vàtrong thời điểm gặp gỡ Đông - Tây đã thúc đẩy Bồ Đào Nha đến Hội An (QuảngNam). Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Đàng Trong có nhiềunét đặc thù, vừa mang tính chất khu vực châu Á. “Thương mại và truyền giáo” hay nóicách khác là “hạt tiêu và linh hồn” đã trở thành hai nhân tố chính luôn song hành nhaumà Bồ Đào Nha đã tiến hành ở Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVI.1. Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI – XVII (2007), NXB Thế giới, Hà Nội, tr.164 – 165. 2TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 3 (2022)1.2. Hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha ở Quảng Nam (1523 - 1665) Sau khi thiết lập được mạng lưới buôn bán ở châu Á, người Bồ Đào Nha đã đếnĐàng Trong. Con đường hải thương từ Malacca đến Trung Quốc và Nhật Bản của BồĐào Nha có lộ trình sát bờ biển Việt Nam2. Hai địa điểm mà các thương nhân thườngchọn để dừng chân là Côn Đảo và Cù Lao Chàm, họ đến đây để nhận lấy thêm ít nướcngọt và nghỉ ngơi một vài ngày. Qua nhiều tư liệu của người Bồ được viết trong sáchLes Por ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động thương mại Quá trình tiếp cận ngôn ngữ Giao lưu văn hóa Việt ngữ học Thương thuyền Bồ Đào NhaTài liệu có liên quan:
-
15 trang 269 0 0
-
Tiểu luận giao tiếp trong kinh doanh: Nghiên cứu môi trường văn hóa Trung Quốc
30 trang 178 0 0 -
Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
3 trang 132 0 0 -
100 trang 130 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp
17 trang 120 0 0 -
21 trang 92 0 0
-
87 trang 60 1 0
-
Một vài suy nghĩ về biến đổi văn hóa
4 trang 51 0 0 -
Một vài hệ luận ngữ nghĩa học Tổng quát của tiếng Việt liên hệ với khái niệm tiếng
6 trang 51 0 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
23 trang 50 0 0
-
Trắc nghiệm Thương mại điện tử
31 trang 49 0 0 -
Bài giảng Thương nhân và hoạt động thương mại
31 trang 49 0 0 -
Sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ở đồng bằng Sông Cửu Long
3 trang 46 1 0 -
36 trang 45 0 0
-
Luật trọng tài thương mại 2010
23 trang 45 0 0 -
12 trang 39 0 0
-
Bài giảng điện tử học phần Quản lý nhà nước về thương mại: Chương 7 – ĐH Thương Mại
34 trang 39 0 0 -
Hoa văn tứ quý trong mỹ thuật thời Nguyễn
5 trang 38 0 0 -
Giáo trình Kinh tế các ngành thương mại - Dịch vụ: Phần 1 - PGS.TS. Đặng Đình Đào
192 trang 36 0 0