Danh mục tài liệu

Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước trong mối quan hệ giữa quản trị công ty và trách nhiệm xã hội tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 575.38 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước trong mối quan hệ giữa quản trị công ty và trách nhiệm xã hội tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" nhằm mục đích kiểm chứng vai trò điều tiết của nhà nước trong mối tương quan giữa quản trị công ty (QTCT) và việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Nhóm tác giả sử dụng phương pháp GMM để phân tích dữ liệu thứ cấp của 165 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2015-2018. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước trong mối quan hệ giữa quản trị công ty và trách nhiệm xã hội tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM EFFECT OF CORPORATE GOVERNANCE ON CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY IN VIETNAM: STATE-OWNERSHIP AS THE MODERATING ROLE Hồ Xuân Thủy, Nguyễn Vĩnh Khương, Lê Hữu Tuấn Anh, Phạm Nhật Quyên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCMNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết nhằm mục đích kiểm chứng vai trò điều tiết của nhà nước trong mối tương quan giữa quản trị công ty (QTCT) và việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Nhóm tác giả sử dụng phương pháp GMM để phân tích dữ liệu thứ cấp của 165 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2015-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp (DN) có quy mô hội đồng quản trị (HĐQT) nhỏ và phần lớn thành viên là thành viên độc lập thì có mức độ công bố thông tin về CSR cao hơn, tuy nhiên, khi CEO đồng thời giữ chức vụ chủ tịch HĐQT thì mức độ công bố thông tin về CSR lại bị giảm đi đáng kể. Ngoài ra, sở hữu nhà nước (SHNN) đóng vai trò điều tiết làm tăng cường việc công bố thông tin về CSR. Kết quả của bài viết là cơ sở để nhà hoạch định chính sách và những bên liên quan đưa ra các quyết định liên quan đến việc đầu tư cũng như ban hành chính sách. Từ khóa: Quản trị công ty; Sở hữu nhà nước; Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; Việt Nam. ABSTRACT This study is to investigate the association between corporate governance (CG) and the corporate social responsibility (CSR) information disclosure as well as the moderating role of state-ownership in CSR disclosure. Analyzing the secondary data of 165 non-financial quoted companies on Vietnam security market from 2015 to 2018, our findings suggests that enterprises with smaller board size consisting mainly of independent directors have the higher CSR disclosure level. Moreover, when CEO is concurrently the chairman of board, the level of CSR disclosure falls. Additionally, the moderating role of state-ownership enhances CSR disclosure. The empirical results of this study form a solid foundation for policymakers and other stakeholders’ decisions in investing or establishing policies. Keyword: Corporate governace; Corporate social responsibility; State-ownership; Vietnam.1. Giới thiệu Hiện nay, CSR đang là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới cũng như Việt Nam. Điểnhình là từ những vụ việc ở các công ty đa quốc gia như Apple, Coca-Cola và Walmart đã bị vướngvào các cuộc xung đột về môi trường và xã hội. Coca-Cola bị tẩy chay ở Ấn Độ vì cộng đồng địa 1620 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021phương đang phải hứng chịu hạn hán. Năm 1992, Walmart bị bắt gặp sử dụng lao động trẻ emtrong các nhà máy ở Bangladesh. Vào tháng 5 năm 2010, các tờ báo đã đưa tin về các vụ tự tử tạinhà sản xuất iPhone và iPad của Apple, Foxconn (Cedillo Torres, Garcia-French, Hordijk,Nguyen, & Olup, 2012). Tại Việt Nam, các vụ bê bối liên quan đến môi trường như: sự kiện cháynhà máy sản xuất của công ty Rạng Đông dẫn tới việc rò rỉ thủy ngân ra ngoài môi trường (LanAnh, 2019); việc cá chết hàng loạt ở vùng biển của 4 tỉnh miền Trung vào năm 2016 do chất thảicông nghiệp từ công ty Formosa Hà Tĩnh thải ra biển Đông (Xuân Long, 2017). Vậy nên nhiềuquốc gia thế giới đã quy định về việc yêu cầu các DN bắt buộc công bố thông tin về các hoạt độngliên quan đến việc thực hiện CSR, chẳng hạn như Pháp (2001); Hoa Kỳ (2003); Anh (2006);Malaysia (2007); Thụy Điển (2007); Trung Quốc (2008) và Đan Mạch (2008), đã bắt buộc côngbố thông tin về CSR đối với các công ty thuộc SHNN hay công ty niêm yết trên sàn giao dịchchứng khoán của họ (Kabir & Thai, 2017). Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc công bố thông tin về CSRvẫn chỉ đang dừng lại ở việc khuyến khích và tự nguyện công bố chứ chưa bắt buộc đối với tất cảcác công ty. Đã có nhiều cách định nghĩa của các học giả khác nhau về CSR, định nghĩa rất phổbiến của Carroll (1999) nhấn mạnh CSR bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòngtừ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, CSR cũng được Tổ chứcPhát triển Công nghiệp Liên hợp quốc định nghĩa là “quá trình kết hợp các vấn đề xã hội, môitrường, đạo đức, nhân quyền và các vấn đề người tiêu dùng vào trong các hoạt động kinh doanhvà chiến lược trọng tâm của DN trong mối quan hệ chặt chẽ với các bên liên quan”. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Quản trị công ty là một loạt mốiquan hệ giữa Ban Giám đốc, HĐQT, các cổ đông và các bên có liên quan khác trong một doanhnghiệp. Quản trị công ty còn là một cơ chế để thông qua đó xác định các mục tiêu của doanhnghiệp, phương tiện để đạt được các mục tiêu đó và theo dõi kết quả thực hiện” (“Corporategovernance - OECD,” 2021). QTCT được coi là yếu tố quan trọng nhất để giảm thiểu các vấn đềvề người đại diện, điều này có thể giải quyết xung đột lợi ích giữa cổ đông và HĐQT vì họ có thểgiám sát và hạn chế quyền quyết định của người quản lý để bảo vệ các bên liên quan khỏi sự bấtcân xứng thông tin. Để đo lường QTCT, các nghiên cứu đi trước sử dụng các chỉ tiêu như: quy môHĐQT, tính kiêm nhiệm của CEO, tính độc lập của HĐQT và tính độc lập của ủy ban kiểm toán. Trong thời điểm hiện nay, thực trạng QTCT yếu kém ở các DN Việt nam đang là vấn đề vôcùng đáng lo ngại dù đã có nhiều quy định pháp lý được đặt ra để khắc phục. Những lĩnh vực đượcnhìn nhận yếu kém nhất về QT ...

Tài liệu có liên quan: