Danh mục tài liệu

Vai trò, nội dung và phương pháp quản lý chất lượng dạy học của người giáo viên

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.10 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày và phân tích hệ thống những kiến thức và kỹ năng quản lý chất lượng các hoạt động dạy học. Đây là nội dung được coi trọng trong quá trình đổi mới chương trình đào tạo sư phạm và chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò, nội dung và phương pháp quản lý chất lượng dạy học của người giáo viên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 113-121 VAI TRÒ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Phạm Quang Huân Viện nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: huankhgd@gmail.com Tóm tắt. Bài báo trình bày và phân tích hệ thống những kiến thức và kỹ năng quản lý chất lượng các hoạt động dạy học. Đây là nội dung được coi trọng trong quá trình đổi mới chương trình đào tạo sư phạm và chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông, bao gồm 4 vấn đề trọng tâm: Một là, hoạch định chất lượng dạy học trên lớp trong khâu soạn bài (xác định rõ ràng hệ thống mục tiêu dạy học, những yêu cầu chất lượng cho quá trình thực hiện; dự kiến rõ ràng quy trình tiến hành các hoạt động dạy học, các điều kiện hỗ trợ cần thiết và cách thức kiểm soát một cách khoa học chất lượng giờ học. Hai là, tổ chức và quản lý các hoạt động thực hiện chất lượng trong khâu dạy học trên lớp. Ba là, phải tổ chức và quản lý tốt việc kiểm tra, kiểm soát để kịp thời nắm được chất lượng giờ học. Bốn là, phải biết sử dụng các công cụ quản lí chất lượng để cải tiến thường xuyên chất lượng dạy học.1. Mở đầu Chất lượng của một nền giáo dục tuỳ thuộc vào chất lượng dạy học, giáo dụccủa mỗi nhà trường và được đảm bảo khi người giáo viên thực sự đóng vai trò chủthể quản lý chất lượng trong mọi công việc, mọi hoạt động trong nhà trường mộtcách chủ động và sáng tạo. Trong quan niệm truyền thống, vai trò quản lý của ngườigiáo viên chưa được coi trọng đúng tầm. Trên cơ sở đối chiếu hai quan niệm về người giáo viên (GV) để khẳng định:giáo viên muốn làm chủ phải có tri thức làm chủ, bài báo trình bày và phân tích hệthống những kiến thức và kỹ năng quản lý chất lượng các hoạt động dạy học cần làmột nội dung được coi trọng trong quá trình đổi mới chương trình đào tạo sư phạmvà chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông, bao gồm 4 vấn đề trọng tâm (nhưđã trình bày ở trên). Các kiến thức và kỹ năng quản lý chất lượng này sẽ đem đếncho người giáo viên những nhận thức mới, cách thức mới để hiểu và tự quản lý đượchoạt động dạy học và giáo dục cùng với các công việc khác, từ đó góp phần nângcao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 113 Phạm Quang Huân2. Nội dung nghiên cứu2.1. Vai trò của người GV trong quản lí chất lượng dạy học2.1.1. Quan niệm truyền thống Khi xem xét về vai trò của người GV trong nhà trường, quan niệm truyềnthống cho rằng: GV là người có vai trò thực hiện các công việc giảng dạy, giáo dụchọc sinh, thực hiện các nhiệm vụ do các cấp quản lý (QL) giao phó. Họ luôn đượccoi là đối tượng của hoạt động quản lý các cấp. Quan niệm này vừa ảnh hưởng tớiquá trình đào tạo đội ngũ GV, lại vừa ảnh hưởng tới thực tiễn công tác của họ khivề làm việc trong mỗi nhà trường. Từ khi còn học trong trường sư phạm, người GVtương lai không có hoặc ít có cơ hội tiếp cận những kiến thức lý luận về khoa họcQL. Sau khi tốt nghiệp sư phạm về trường phổ thông, người GV mặc nhiên đượccoi là “đối tượng quản lý”, mặc nhiên “bị” quản lý, theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, vàtất nhiên họ coi mình chỉ có phận sự của người thừa hành và thực hiện, cố gắng vànỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao. Qua trải nghiệm thực tiễn sinh động của đời sống giáo dục nhà trường, ngườiGV dần dần nhận ra sự bất cập của những kiến thức lý luận dạy học, lý luận giáodục nói chung và những kiến thức phương pháp dạy học bộ môn vốn được tiếp thubài bản và hệ thống từ nhà trường sư phạm. Họ càng nhận thấy sự thiếu hụt nhữngkiến thức và kỹ năng QL vốn là những điều họ chưa từng được học hoặc chỉ làmquen một cách hết sức sơ lược trong quá trình đào tạo sư phạm. Bởi vậy, sẽ trởthành khó khăn cho họ khi hàng ngày, họ phải đối mặt và làm những công việc vớitư cách của nhà quản lý đích thực, có nghĩa, họ phải trực tiếp quản lý, điều hànhnhững công việc khá phức tạp như: QL một lớp chủ nhiệm, QL tất cả những côngviệc liên quan tới hoạt động dạy học, đặc biệt là hoạt động dạy học trên lớp, rồiQL một buổi lao động hoặc một hoạt động tập thể của học sinh. Lâu dần, có kinhnghiệm hơn, họ lại được giao tổ chức và QL một đoàn thể, hoặc tổ chức một hoạtđộng có quy mô lớn hơn ở trong và ngoài nhà trường... Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm mang tính truyền thống về vai trò củangười GV, coi GV chỉ là đối tượng thụ động của sự QL, lãnh đạo, đã bộc lộ nhữngbất cập. Bất cập này tạo ra những bất cập khác ảnh hưởng chẳng những tới quátrình đào tạo GV mà còn tới quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo chức cũng như quátrình bồi dưỡng GV.2.1.2. Hoạt động dạy học của người GV luôn bao hàm chức năng tổ c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: