
Văn chương với hội hoạ Việt Nam
Số trang: 31
Loại file: pdf
Dung lượng: 745.37 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quan hệ qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác ở Việt Nam là một đề tài nghiên cứu khoa học lớn và liên ngành, đòi hỏi tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ, nhiều học giả hiểu biết sâu rộng văn hoá - nghệ thuật nước ta và thế giới. Trong bài viết ngắn này chúng tôi chỉ sơ bộ đề cập đến tương quan so sánh giữa văn chương và hội họa Việt Nam dưới hai góc độ: vị trí của hai loại hình nghệ thuật này trong đời sống xã hội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn chương với hội hoạ Việt Nam Văn chương và hội hoạ Việt Nam (Tranh Thiếu nữ - Dương Bích Liên) PGS.TS Phạm Vĩnh Cư Quan hệ qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác ở Việt Nam là một đề tài nghiên cứu khoa học lớn và liên ngành, đòi hỏi tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ, nhiều học giả hiểu biết sâu rộng văn hoá - nghệ thuật nước ta và thế giới. Trong bài viết ngắn này chúng tôi chỉ sơ bộ đề cập đến tương quan so sánh giữa văn chương và hội họa Việt Nam dưới hai góc độ: vị trí của hai loại hình nghệ thuật này trong đời sống xã hội ở những thời đại khác nhau và những cống hiến của chúng cho kho tàng văn hoá nước nhà. Ngoảnh nhìn lại nền văn nghệ cổ truyền của nước ta, người Việt Nam ngày nay, đã quen với quan niệm về sự bình đẳng giữa các loại hình nghệ thuật, không thể không ngạc nhiên về vị trí rất đỗi chênh lệch giữa một bên là văn chương và một bên là các ngành nghệ thuật khác. Từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, xã hội Việt Nam xưa kia chỉ coi trọng văn chương và xem nhẹ mọi nghệ thuật khác. Biết làm thơ, viết văn hầu như là điều kiện nhất thiết phải có ở những người thuộc giới «sĩ phu » - tầng lớp được trọng vọng nhất trong xã hội. Từ « văn nhân » vừa có nghĩa là một trí thức nhân văn, vừa có nghĩa người cầm bút. Những sáng tác thơ văn hay của họ được công luận tán tụng và phẩm bình rộng rãi, tên tuổi các tác giả được lưu truyền cho hậu thế để học tập, noi gương. Còn những nghệ nhân hoạt động trong các khu vực nghệ thuật khác thì dù có tài đến đâu (thí dụ như kiến trúc sư Vũ Như Tô trong thế kỷ XVI) vẫn cứ bị xem là thợ. Họ thường không đề tên dưới những tác phẩm của mình và vì thế không được người đời sau biết đến. Nếu chúng ta còn nhớ cái tên Vũ Như Tô và nhà văn Việt Nam thời đại mới Nguyễn Huy Tưởng đã có thể viết một bi kịch xuất sắc về ông thì đơn thuần chỉ vì ông đã bị giết cùng với vua Lê Tương Dực trong một cuộc bạo loạn của binh sĩ và dân chúng thành Thăng Long ph ẫn nộ về những phí tổn quá lớn cho việc xây công trình Cửu trùng đài. Song những ai trong thế kỷ XVIII đã chạm khắc nên những pho tượng Phật và La hán ở chùa Tây Phương giờ đây rất nổi tiếng và được du khách trong ngoài nước ngợi khen, có lẽ mãi mãi chúng ta sẽ không được biết. Giữa những loại hình nghệ thuật cổ truyền ở Việt Nam (chúng tôi chỉ nói đến nghệ thuật của người Việt), hội họa rõ ràng chiếm vị trí khiêm tốn hơn cả, có thể nói, hầu như vắng mặt. Những gì chúng ta còn giữ được đến nay là một số chân dung lý tưởng hoá thuộc thể loại tranh thờ, một số hình họa trang trí cho những sắc phong và một số cảnh sinh hoạt nông thôn - tất cả đều có giá trị nghệ thuật không cao và đều thuộc những thế kỷ gần đây. Hội họa cổ Việt Nam (ngoại trừ tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống mà không thể liệt vào hội họa theo nghĩa chính xác của từ ấy) vắng mặt trong trang trí nội thất của người Việt, kể cả những gia đình khá giả từ đời này đến đời kia chơi đồ cổ, trong đó có tranh cổ. Ngay trong cung điện của các vua nhà Nguyễn ở Huế chúng ta ngày nay cũng chỉ thấy những tranh vẽ trên gương với chất lượng rất trung bình. Vua chúa Việt Nam không khuyến khích và bảo trợ cho hội họa (trường hợp Trần Nhân Tông (1) là một ngoại lệ rất hiếm hoi). Vào thời buổi thịnh trị nhất của nhà nước phong kiến quân chủ Việt Nam, Lê Thánh Tông lập hội Tao đàn nhị thập bát tú, cổ vũ sáng tác thơ văn trong giới quan lại cung đình, chứ không lập Đồ họa Hàn lâm viện để khích lệ và bồi dưỡng những tài năng trong hội họa. Hệ quả tất yếu là các văn nhân đất Việt thường ưa thích và biết xướng họa thi ca, nhưng chẳng mấy người nắm vững nghệ thuật hội họa (và cả thư pháp). Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến... thuở còn hàn vi hay sau khi đã giũ áo từ quan thường gửi gắm tâm tư của mình vào thơ hoặc tham gia ca hát với các kỹ nữ chứ không cầm cũng chiếc bút lông ấy, dùng cũng mực Tàu ấy vẽ lên cũng những tờ giấy ấ y những tranh thủ y mặc hay những bức thư pháp. Nước Việt Nam ta không có những Tào Thực, Vương Duy, Tô Đông Pha, Ba Tiêu (Ba Sô) - những nhà thơ lớn đồng thời là những danh họa và thư pháp gia. (2 thiếu nữ đi chợ - Nguyễn Tiến Cung) (Hai cô gái và em bé - Tô Ngọc Vân) Trong một nền văn hoá mà chỉ một nghệ thuật văn chương giữ địa vị độc tôn, bản thân nghệ thuật ấy khó phát triển được phong phú và muôn màu muôn sắc do thiếu cọ sát, tương tác, đua tài thi sức với các nghệ thuật khác. Trong bối cảnh kém trù phú chung như thế, không thể hình thành một nền phê bình văn nghệ, chứ chưa nói đến lý luận và triết học nghệ thuật. Điều này sẽ gây ra nhiều trở ngại khó khắc phục cho những ai ấp ủ kỳ vọng viết lịch sử mỹ học Việt Nam hay lịch sử văn hoá Việt Nam nói chung. Tình hình đổi thay hẳn, nếu chúng ta ngoái nhìn sang các nước « đồng văn » với chúng ta : Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở đấy, trước tiên ở Trung Quốc - trung tâm của thế giới Hán hoá (cinisé), nước láng giềng liền núi li ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn chương với hội hoạ Việt Nam Văn chương và hội hoạ Việt Nam (Tranh Thiếu nữ - Dương Bích Liên) PGS.TS Phạm Vĩnh Cư Quan hệ qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác ở Việt Nam là một đề tài nghiên cứu khoa học lớn và liên ngành, đòi hỏi tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ, nhiều học giả hiểu biết sâu rộng văn hoá - nghệ thuật nước ta và thế giới. Trong bài viết ngắn này chúng tôi chỉ sơ bộ đề cập đến tương quan so sánh giữa văn chương và hội họa Việt Nam dưới hai góc độ: vị trí của hai loại hình nghệ thuật này trong đời sống xã hội ở những thời đại khác nhau và những cống hiến của chúng cho kho tàng văn hoá nước nhà. Ngoảnh nhìn lại nền văn nghệ cổ truyền của nước ta, người Việt Nam ngày nay, đã quen với quan niệm về sự bình đẳng giữa các loại hình nghệ thuật, không thể không ngạc nhiên về vị trí rất đỗi chênh lệch giữa một bên là văn chương và một bên là các ngành nghệ thuật khác. Từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, xã hội Việt Nam xưa kia chỉ coi trọng văn chương và xem nhẹ mọi nghệ thuật khác. Biết làm thơ, viết văn hầu như là điều kiện nhất thiết phải có ở những người thuộc giới «sĩ phu » - tầng lớp được trọng vọng nhất trong xã hội. Từ « văn nhân » vừa có nghĩa là một trí thức nhân văn, vừa có nghĩa người cầm bút. Những sáng tác thơ văn hay của họ được công luận tán tụng và phẩm bình rộng rãi, tên tuổi các tác giả được lưu truyền cho hậu thế để học tập, noi gương. Còn những nghệ nhân hoạt động trong các khu vực nghệ thuật khác thì dù có tài đến đâu (thí dụ như kiến trúc sư Vũ Như Tô trong thế kỷ XVI) vẫn cứ bị xem là thợ. Họ thường không đề tên dưới những tác phẩm của mình và vì thế không được người đời sau biết đến. Nếu chúng ta còn nhớ cái tên Vũ Như Tô và nhà văn Việt Nam thời đại mới Nguyễn Huy Tưởng đã có thể viết một bi kịch xuất sắc về ông thì đơn thuần chỉ vì ông đã bị giết cùng với vua Lê Tương Dực trong một cuộc bạo loạn của binh sĩ và dân chúng thành Thăng Long ph ẫn nộ về những phí tổn quá lớn cho việc xây công trình Cửu trùng đài. Song những ai trong thế kỷ XVIII đã chạm khắc nên những pho tượng Phật và La hán ở chùa Tây Phương giờ đây rất nổi tiếng và được du khách trong ngoài nước ngợi khen, có lẽ mãi mãi chúng ta sẽ không được biết. Giữa những loại hình nghệ thuật cổ truyền ở Việt Nam (chúng tôi chỉ nói đến nghệ thuật của người Việt), hội họa rõ ràng chiếm vị trí khiêm tốn hơn cả, có thể nói, hầu như vắng mặt. Những gì chúng ta còn giữ được đến nay là một số chân dung lý tưởng hoá thuộc thể loại tranh thờ, một số hình họa trang trí cho những sắc phong và một số cảnh sinh hoạt nông thôn - tất cả đều có giá trị nghệ thuật không cao và đều thuộc những thế kỷ gần đây. Hội họa cổ Việt Nam (ngoại trừ tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống mà không thể liệt vào hội họa theo nghĩa chính xác của từ ấy) vắng mặt trong trang trí nội thất của người Việt, kể cả những gia đình khá giả từ đời này đến đời kia chơi đồ cổ, trong đó có tranh cổ. Ngay trong cung điện của các vua nhà Nguyễn ở Huế chúng ta ngày nay cũng chỉ thấy những tranh vẽ trên gương với chất lượng rất trung bình. Vua chúa Việt Nam không khuyến khích và bảo trợ cho hội họa (trường hợp Trần Nhân Tông (1) là một ngoại lệ rất hiếm hoi). Vào thời buổi thịnh trị nhất của nhà nước phong kiến quân chủ Việt Nam, Lê Thánh Tông lập hội Tao đàn nhị thập bát tú, cổ vũ sáng tác thơ văn trong giới quan lại cung đình, chứ không lập Đồ họa Hàn lâm viện để khích lệ và bồi dưỡng những tài năng trong hội họa. Hệ quả tất yếu là các văn nhân đất Việt thường ưa thích và biết xướng họa thi ca, nhưng chẳng mấy người nắm vững nghệ thuật hội họa (và cả thư pháp). Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến... thuở còn hàn vi hay sau khi đã giũ áo từ quan thường gửi gắm tâm tư của mình vào thơ hoặc tham gia ca hát với các kỹ nữ chứ không cầm cũng chiếc bút lông ấy, dùng cũng mực Tàu ấy vẽ lên cũng những tờ giấy ấ y những tranh thủ y mặc hay những bức thư pháp. Nước Việt Nam ta không có những Tào Thực, Vương Duy, Tô Đông Pha, Ba Tiêu (Ba Sô) - những nhà thơ lớn đồng thời là những danh họa và thư pháp gia. (2 thiếu nữ đi chợ - Nguyễn Tiến Cung) (Hai cô gái và em bé - Tô Ngọc Vân) Trong một nền văn hoá mà chỉ một nghệ thuật văn chương giữ địa vị độc tôn, bản thân nghệ thuật ấy khó phát triển được phong phú và muôn màu muôn sắc do thiếu cọ sát, tương tác, đua tài thi sức với các nghệ thuật khác. Trong bối cảnh kém trù phú chung như thế, không thể hình thành một nền phê bình văn nghệ, chứ chưa nói đến lý luận và triết học nghệ thuật. Điều này sẽ gây ra nhiều trở ngại khó khắc phục cho những ai ấp ủ kỳ vọng viết lịch sử mỹ học Việt Nam hay lịch sử văn hoá Việt Nam nói chung. Tình hình đổi thay hẳn, nếu chúng ta ngoái nhìn sang các nước « đồng văn » với chúng ta : Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở đấy, trước tiên ở Trung Quốc - trung tâm của thế giới Hán hoá (cinisé), nước láng giềng liền núi li ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hội hoạ Việt Nam kiến thức mỹ thuật họa sĩ tác phẩm nghệ thuật bức tranh nổi tiếng văn hóa mỹ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
6 trang 262 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
107 trang 85 0 0
-
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 48 0 0 -
5 trang 44 0 0
-
CON ĐƯỜNG GỐM SỨ MỸ THUẬT-TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
7 trang 43 0 0 -
CON CHUỘT TRÊN GỐM CỔ MỸ THUẬT
6 trang 42 0 0 -
NỖI NIỀM TRONG TRANH NGUYỄN HỒNG PHI
5 trang 42 0 0 -
Nghệ thuật tả ý trong tranh Đông Hồ
5 trang 41 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 40 0 0 -
Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam
20 trang 38 0 0 -
Bộ dụng cụ cho môn Hình Họa Chì
3 trang 38 0 0 -
CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT
5 trang 38 1 0 -
MỸ THUẬT CUỐI ĐỜI MANG TÊN 'CARNET DE ĐÀO ĐỨC'
5 trang 38 0 0 -
TEM TẾT VIỆT NAM ĐÓN CÁC NĂM SỬU
5 trang 38 0 0