
Vấn đề Thuốc thiết yếu tại Băng-la-đét
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề Thuốc thiết yếu tại Băng-la-đét Vấn đề Thuốc thiết yếu tại Băng-la-đét Sự thăng trầm của một Chính sách Zafrullah Chowdhury và Andrew Chetlley Tạp chí “The Ecologist”. Tập 26, Số 1. 1996 Năm 1982, chính phủ Băng-la-đét giới thiệu một Chính sách Thuốc quốc gia sâurộng nhằm giảm thiểu sự lộng hành của các công ty dược phẩm và đảm bảo được tínhsẵn có của các loại thuốc có chất lượng cao ở một mức giá mà những người dân nghèoBăng la đét có thể tiếp cận được. Đó là lần đầu tiên một quốc gia đã xây dựng một chínhsách lớn như vậy và đưa vào trong một tài liệu duy nhất chỉ trong một thời ngắn. Kể từđó, chính sách này bị phản đối bởi hàng loạt các tổ chức, bao gồm ngành công nghiệpdược phẩm trong nước và quốc tế, các chính quyền địa phương ở miền Bắc Băng la đét,và cả một số cơ quan ngay trong chính phủ. Bất chấp những nỗ lực phản kháng khôngngừng ấy, chính sách này đã mang lại những lợi ích đáng kể cho người dân Băng la đét. Khi Băng la đét trở thành một quốc gia độc lập vào ngày 16 tháng 12 năm 1971,thuốc thiết yếu vô cùng đắt đỏ và khan hiếm. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất củaChính phủ: “Rất nhiều xí nghiệp dược phẩm nhập các sản phẩm tân dược rồi đóng vỉ/chai và bán lẻ, gián tiếp đóng vai trò như những đại lý cho các hãng dược phẩm nước ngoài. Việc kiểm soát chất lượng dược phẩm do vậy có nhiều hạn chế và thuốc giả khá phổ biến trên thị trường tân dược” Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1982, các giải pháp có ý nghĩa mới được triển khaiđể giải quyết tình hình này. Ngày 27/4/1982, chỉ một tháng sau cuộc binh biến do tướngHussain Arhammad Ershad chỉ huy, chính phủ quân sự đã chỉ định một hội đồng chuyêngia gồm 8 thành viên xem xét lại tình hình thuốc ở Băng la đét và đưa ra các khuyến nghịđể xây dựng một Chính sách Thuốc quốc gia phù hợp với nhu cầu sức khỏe của đất nước. Chính sách thuốc quốc gia. Khi hội đồng quốc gia được thành lập, 166 công ty dược phẩm đã được cấp phépsản xuất thuốc ở Băng la đét, trong khi 122 công ty nước ngoài từ 23 quốc gia được xuấtkhẩu thuốc vào nước này – 29 công ty của Anh, 12 công ty Mỹ, 11 công ty Ấn Độ, 10công ty Thụy Sỹ và 9 công ty Đức. Tổng số sản phấm có đăng ký cả nhập khẩu và sảnxuất nội địa là 4,340 sản phẩm. Tại cuộc họp đầu tiên, Ủy ban đã tính toán rằng hầu hết các bác sỹ khi kê đơn đềutập trung vào khoảng 50 trong số hàng ngàn loại thuốc. Do vậy họ đã quyết định hìnhthành một danh sách thuốc thiết yếu cho nhu cầu sức khỏe của người dân Băng la đét dựavào hướng dẫn trên ấn phẩm Lựa chọn thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),đồng thời xây dựng một danh sách thuốc bị cấm. Mười sáu tiêu chí được đưa ra để đánh giá những loại thuốc này và các loại thuốctrong tương lai. Trong số này, 11 tiêu chí dựa trên cơ sở khoa học, liên quan đến giá trịchữa bệnh và hiệu quả cụ thể; các tiêu chí còn lại xem xét dựa trên việc xem xét về khíacạnh kinh tế chính trị hoặc nhằm khuyến khích công nghiệp dược phẩm nội địa. Chẳnghạn, các công ty đa quốc gia không được phép sản xuất antacid (chất làm giảm độ axittrong dạ dày) hay các loại vitamin dạng uống, với hy vọng các công ty này sẽ tập trungvào sản xuất các loại kháng sinh hay những thuốc thiết yếu bảo vệ tính mạng con người,vốn là những loại thuốc không dễ sản xuất bởi các công ty dược nội địa có quy mô nhỏ. Ủy ban quốc gia đã xác định 1,742 loại thuốc không thiết yếu hoặc không hiệuquả để cấm và xếp chúng vào ba loại/nhóm. Việc sản xuất các sản phẩm thuốc ở phânloại một bị ngừng ngay lập tức, các lô thuốc cùng loại thu hồi được từ các cửa hàng bịhuỷ bỏ trong vòng ba tháng dưới sự đồng ý của Ủy ban quốc gia. Thuốc ở phân loại haiđược tái chế trong vòng 6 tháng dựa vào hướng dẫn của Ủy ban. Chín tháng là thời giantối đa cho phép để “giải phóng”các lô thuốc trong phân loại ba. Ủy ban thuốc quốc gianghiêm cấm nhập khẩu nguyên liệu thô để sản xuất thuốc ở bảng phân loại một và hai. Tất cả các đơn vị sản xuất thuốc ở Băng la đét bị ảnh hưởng bởi những khuyếnnghị này, các công ty trong nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong danh sách thuốc bị cấmđược sản xuất ở Băng la đét, 949 loại thuốc được sản xuất bởi các công ty quốc gia và chỉ176 loại thuốc là bởi các công ty đa quốc gia. Tổng số thuốc bị cấm nhập khẩu là 617 loạivà hầu hết chúng đều có xuất xứ từ Anh, Thụy Sỹ, Đức và Mỹ (theo thứ tự giảm dần). Các khuyến nghị khác bao gồm việc lập một danh sách 150 thuốc thiết yếu vàdanh sách bổ sung 100 loại thuốc đặc biệt; sử dụng tên dược chất (không dùng tên thươngmại) cho việc sản xuất và bán thuốc để chăm sóc sức khỏe ban đầu; hạn chế việc côngnhận bản quyền sản phẩm và quy trình sản xuất thuốc; xây dựng chính sách y tế quốc gia;và chỉnh sửa Đạo luật Thuốc năm 1940 để kiểm soát chất lượng sản xuất thuốc, nhãn hiệuvà quảng cáo, giá cả, kê toa, chuyển nhượng kỹ th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Băng-la-đét thuốc thiết yếu chính sách y tế y tế công cộng chính sách thuốc chất lượng thuốcTài liệu có liên quan:
-
6 trang 214 0 0
-
8 trang 173 0 0
-
92 trang 117 1 0
-
8 trang 113 0 0
-
Tỷ số giới tính khi sinh trên thế giới và ở Việt Nam
9 trang 92 0 0 -
6 trang 91 0 0
-
8 trang 71 0 0
-
Giáo trình Kiểm nghiệm thuốc (Dùng cho đào tạo dược sĩ trung cấp): Phần 2 - Trần Tích (chủ biên)
110 trang 62 0 0 -
Bài giảng Pháp luật y tế - Đạo đức nghề nghiệp: Luật Khám bệnh, chữa bệnh
62 trang 61 0 0 -
Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng muối ăn của người dân tại thành phố Huế năm 2022
15 trang 61 0 0 -
234 trang 59 0 0
-
Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018
8 trang 52 0 0 -
Kinh nghiệm quốc tế về gói dịch vụ y tế cơ bản - khái niệm, phạm vi và phương thức tiếp cận
5 trang 51 0 0 -
Vai trò của bác sĩ gia đình và định hướng phát triển y học gia đình ở việt nam
6 trang 45 1 0 -
7 trang 43 0 0
-
Bài giảng Thực tập Cộng đồng 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2020)
56 trang 41 0 0 -
Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020
8 trang 39 0 0 -
Tìm hiểu năng lực cốt lõi Một sức khỏe
45 trang 39 0 0 -
189 trang 38 0 0
-
Tạp chí chính sách Y tế số 6 năm 2012
67 trang 38 0 0