Danh mục tài liệu

Vận dụng kế toán quản trị chi phí vào các doanh nghiệp chế biến thủy sản

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 860.15 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm chung về sản phẩm chế biến, quy trình chế biến cũng như công tác kế toán, kế toán quản trị chi phí của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản, bài viết đưa ra một số kiến nghị giúp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong việc triển khai và vận dụng kế toán quản trị chi phí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại các doanh nghiệp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng kế toán quản trị chi phí vào các doanh nghiệp chế biến thủy sản Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TS. Nguyễn Bích Hương Thảo, ThS. Nguyễn Thị Kim Anh TÓM TẮT Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phát triển của công nghệ hiện đại trong thời đại 4.0 các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm cách thức kiểm soát, quản lý, để tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh. Muốn đạt được điều này thì không thể thiếu được sự tồn tại của kế toán quản trị chi phí. Kế toán quản trị chi phí là một trong những công cụ quan trọng trong việc cung cấp thông tin hữu ích để các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm chung về sản phẩm chế biến, quy trình chế biế cũng như công tác kế toán, kế toán quản trị chi phí của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản, bài viết đưa ra một số kiến nghị giúp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong việc triển khai và vận dụng kế toán quản trị chi phí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại các doanh nghiệp này. Từ khóa: Doanh nghiệp chế biến thủy sản, Kế toán quản trị chi phí, Kế toán ABSTRACT APPLICATION OF COST MANAGEMENT ACCOUNTING IN SEAFOOD PROCESSING ENTERPRISES Along with the strong development of the economy, the development of modern science and technology in the 4.0 era, the enterprises are finding methods to control and manage for minimizing costs and reducing production costs, improving operational efficiency and competitiveness. To achieve the above, it is necessary to build cost management accounting. Cost management accounting is one of the important tools in providing useful information for managers to make decisions on production and business activities in enterprises. On the basis of studying the characteristics of processed products and production processes, accounting work, cost management accounting of seafood processing enterprises, the topic makes some recommendations to help seafood processing enterprises in implementing and applying cost management accounting to contribute to improving management efficiency in these enterprises. Keywords: Seafood processing enterprises, Cost management accounting, Accounting 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành chế biến thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta, có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thế giới, tiềm năng xuất khẩu thủy sản rất lớn khi Việt Nam gia nhập WTO và hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã được ký kết (Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, 2017). Các doanh nghiệp chế biến thủy sản (DNCBTS) Việt Nam hiện nay có thế mạnh về nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định và đa dạng; lực lượng lao động lớn, lành nghề và nhiều kinh nghiệm; công nghệ chế biến thủy sản (CBTS) đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu khắt khe của các nước phát triển, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển xuất khẩu ổn định, tăng năng lực cạnh tranh và bền vững thì các DNCBTS Việt Nam phải đảm bảo chất lượng sản phẩm trong khâu nuôi trồng, chế biến, đa dạng sản phẩm có giá trị cao, tăng tận 528 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” dụng phụ phẩm, kiểm soát triệt để chi phí để xây dựng giá bán phù hợp và cạnh tranh. Một trong những giải pháp hiệu quả hiện nay là triển khai, áp dụng kế toán quản trị (KTQT) chi phí trong hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp giúp kiểm soát tốt chi phí, nâng cao năng lực và chất lượng quản trị để phát triển bền vững cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. KTQT chi phí về cơ bản sẽ thực hiện các nội dung kế toán cụ thể là nhận diện và phân loại chi phí; Xây dựng định mức và dự toán chi phí; Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm; Phân tích biến động chi phí; Hệ thống báo cáo KTQT chi phí; Phân tích thông tin chi phí (Đoàn Xuân Tiên, 2009). Trên cơ sở tìm hiểu vai trò, các mô hình KTQT chi phí, đặc điểm chung về sản phẩm CBTS, quy trình chế biến cũng như công tác kế toán, KTQT chi phí của một số DNCBTS, bài viết đưa ra một số kiến nghị giúp cho các DNCBTS trong việc triển khai và vận dụng KTQT chi phí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại các doanh nghiệp này. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị chi phí 2.1.1. Vai trò của kế toán quản trị chi phí KTQT chi phí có vai trò quan trọng trong quản trị, điều hành doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh ở tất cả các khâu lập kế hoạch, dự toán, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó còn là công cụ giúp nhà quản lý kiểm tra, giám sát điều hành các hoạt động kinh tế tài chính và sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp. KTQT chi phí sẽ tư vấn cho nhà quản lý trong quá trình xử lý, phân tích thông tin, lựa chọn phương án và ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất. Ngoài ra, nó còn thu thập, phân tích thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự đoán sản xuất và tiên liệu kết quả hoạt động SXKD. Thông tin của KTQT chi phí bao gồm cả thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin ước tính cho tương lai. Thông tin của KTQT chi phí cung cấp các chức năng quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định. Điều đó được thể hiện qua các bước: Lập kế hoạch: Kế hoạch là một bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai hoặc tổng thể các chỉ ti ...

Tài liệu có liên quan: