Những năm cuối của thế kỉ XX ghi nhận sự phát triển rầm rộ và một hiệu ứng sáng tác mạnh mẽ của mảng văn xuôi viết về đề tài đồng tính. Với một đội ngũ viết trẻ, mảng văn học này đã có nhiều cách thức nhằm thỏa mãn sự đa dạng của nhu cầu đọc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn xuôi về đề tài đồng tính từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX ở Việt Nam – một bộ phận của văn học đương đạiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHTẠP CHÍ KHOA HỌCHO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATIONJOURNAL OF SCIENCEKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNSOCIAL SCIENCES AND HUMANITIESISSN:1859-3100 Tập 15, Số 8 (2018): 36-43Vol. 15, No. 8 (2018): 36-43Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vnVĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNHTỪ CUỐI THẬP NIÊN 90 CỦA THẾ KỈ XX Ở VIỆT NAM– MỘT BỘ PHẬN CỦA VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠILê Thị ThủyKhoa Ngữ Văn và Địa lí - Trường Đại học Hải PhòngNgày nhận bài: 23-5-2018; ngày nhận bài sửa: 19-8-2018; ngày duyệt đăng: 24-8-2018TÓM TẮTNhững năm cuối của thế kỉ XX ghi nhận sự phát triển rầm rộ và một hiệu ứng sáng tácmạnh mẽ của mảng văn xuôi viết về đề tài đồng tính. Với một đội ngũ viết trẻ, mảng văn học này đãcó nhiều cách thức nhằm thỏa mãn sự đa dạng của nhu cầu đọc. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triểntrong bối cảnh đương đại, bộ phận văn xuôi đồng tính cần dự tính những đường thoát mà ở đó,việc phản ánh chân dung cộng đồng giới tính thiểu số nên/phải được bình thường hóa.Từ khóa: văn xuôi đồng tính, thập niên 90, văn học đương đại.ABSTRACTProse on homosexuality themes from the late 1990s of the twentieth century in Vietnam- A part of contemporary literaryThe last years of the twentieth century witnessed the rapid development and a powerful effectof prose on homosexuality. This literary has many ways to satisfy the variety of reading demandwith the young writing team. However, the writers have encountered challenges because of theoverwhelm present and scabrous future. In the contemporary context, the homosexual literaryshould project the escape paths in order to survive and to expand after all, in which describing theportrayal of the minority sex community should be normalized.Keywords: homosexual prose, 1990s, contemporary literary.Đặt vấn đềĐề tài đồng tính trong lịch sử văn học Việt Nam có thể nói là một “người lạ quenbiết” bởi theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, nó đã manh nha từ trong lòng nền vănhọc folklore. Tuy vậy, vì nhiều lí do (chủ yếu là do chế định văn hóa phương Đông và ảnhhưởng của lễ giáo phong kiến), vấn đề này vẫn chưa được đánh giá thỏa đáng. Nhiều nhàchuyên môn còn phân vân, lưỡng lự khi nhận định liệu có nên coi văn học đồng tính với tưcách một dòng văn học hay không. Điều này cũng có nguyên do của nó. Thứ nhất, sốlượng tác phẩm viết về đề tài đồng tính không nhiều trong tương quan so sánh với các đềtài văn học khác (ví dụ như đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn...), và trong số không nhiều1.Email: lethuyknv@gmail.com36TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMLê Thị Thủyấy, đôi khi lại lẫn vào những tác phẩm chưa thật sự có giá trị văn học. Thứ hai, do cộngđồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender) trong định kiến của số đông vẫn chỉđược xem là một cộng đồng thiểu số. Tiếng nói của họ, do đó là tiếng nói thiểu số, dị biệtdễ khiến người ta liên tưởng đến một “ghetto”1 thời hiện đại. Tuy nhiên, đồng tính đã, đangvà sẽ trở thành một phần tất yếu của đời sống đương đại, mặc kệ người đời muốn nói gì,làm gì. Và văn học (nhất là mảng văn xuôi) viết về vấn đề này kể từ sau dấu mốc 1999 (vớisự ra mắt của tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà - Bùi Anh Tấn) đã thực sự khởi sắc,chí ít cũng tạm thời tạo ra được một trào lưu sáng tác trong giới trẻ còn nối dài đến giờ.2.Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng văn xuôi về đề tài đồng tính Việt NamNằm trong vùng đánh giá là ngoại biên, không chính thống, văn xuôi viết về đồngtính bị nhiều nhà nghiên cứu gọi là loại “cận văn học”, “văn học thị trường”, song không vìthế mà nó tỏ ra nao núng. Một đợt sóng sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện, hồikí... về những thân phận LGBT theo cả hai đường xuất bản bằng sách lẫn “xuất bản online”bước đầu đã thu về những kết quả đáng kinh ngạc. Đồng thời, sự tiêu thụ những ấn phẩmkiểu này chứng thực một thực tế về nhu cầu tìm hiểu, cảm thông, hòa nhập trong cộngđồng, nhất là giới trẻ. Người đọc trẻ, người sáng tác chẳng thấy khuôn mặt nào già (theonghĩa cả tuổi tác lẫn độ quen thuộc), vấn đề nóng, độ gây hấn cao, tất cả như một từ trườngcộng hưởng va đập vào thị hiếu tiếp nhận truyền thống - trước hết của bộ phận phê bình,sau đến số đông dân chúng, gây ra những phản ứng trái chiều trong đó phần lớn là…không đồng tình. Cũng lạ, đầu mối của phản đối không bắt nguồn tự nội tại văn chương màcó lẽ từ đối tượng của nó: Từ khi được/bị phát hiện, đồng tính đã bị người Việt coi nhưmột thứ bệnh hoạn, nhìn nó bằng con mắt kinh tởm, sợ hãi. Định kiến ấy kéo dài rất lâu,cho đến tận thập niên thứ hai của thế kỉ XXI vẫn còn để lại dấu vết. Chính vì lí do chủ yếuđó mà suốt gần một thế kỉ của nền văn học hiện đại, cả người trong cuộc lẫn người sáng tácđều tìm cách tránh né hoặc phải cầu viện đến những hình thức ngụy trang tinh vi, nhữngchuyển vị dục cảm phức tạ ...
Văn xuôi về đề tài đồng tính từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX ở Việt Nam – một bộ phận của văn học đương đại
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 565.65 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn xuôi về đề tài đồng tính Văn xuôi về đồng tính Thập niên 90 của thế kỉ XX ở Việt Nam Văn học đương đại Nhu cầu đọcTài liệu có liên quan:
-
180 trang 73 0 0
-
sáu người đi khắp thế gian: phần 2
560 trang 38 0 0 -
365 trang 35 0 0
-
244 trang 34 0 0
-
94 trang 29 0 0
-
Truyện ngắn Châu chấu đỏ: Phần 1
123 trang 29 0 0 -
105 trang 26 0 0
-
Thời gian trôi qua và Casablanca: Phần 1
227 trang 21 0 0 -
Truyện ngắn Cây tỏi nổi giận: Phần 2
128 trang 21 0 0 -
Đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung
9 trang 20 0 0