Mỗi làng Việt Nam đều có một ngôi đình. Đình là nơi thờ thần Thành Hoàng của làng. Thần Thành Hoàng thường là những bậc anh hùng có công dựng nước, giữ nước; hoặc một thần sông, thần núi mang tính huyền thoại như giúp dân trị thuỷ, trừ khử yêu quái, đem lại cuộc sống yên lành cho mọi người, mọi nhà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vẻ đẹp điêu khắc trong kiến trúc đình làng việt
Vẻ đẹp điêu khắc trong kiến trúc
đình làng việt
Mỗi làng Việt Nam đều có một ngôi đình. Đình là nơi thờ thần Thành Hoàng của làng.
Thần Thành Hoàng thường là những bậc anh hùng có công dựng nước, giữ nước; hoặc
một thần sông, thần núi mang tính huyền thoại như giúp dân trị thuỷ, trừ khử yêu quái,
đem lại cuộc sống yên lành cho mọi người, mọi nhà.
Đình vừa là nhà, vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơi hội họp của dân làng, là ngôi nhà công
cộng của mỗi cộng đồng cư dân nông nghiệp làng xã. Mọi tập tục, văn hoá, nếp sống của
làng thường được định ra ở đây, có tên gọi là Hương ước, một thứ luật lệ dưới luật,
nhưng không kém phần nghiêm ngặt với các thành viên của làng.
Kiến trúc đình làng theo kiểu “Vì kèo” có sàn gỗ, hoặc nền đất lát gạch với những
hàng cột lim to khoẻ, vững chãi. Phân bố các gian của đình thường là 3 gian, hoặc 5 gian,
tuỳ theo khả năng làng to nhỏ, giàu nghèo. Mái đình lợp ngói có độ dốc vừa phải. Bốn
góc mái thường có đầu đao uốn cong mềm mại vút lên như cánh chim bay. Hoặc theo
kiểu “mái dốc – hai đầu đốc” có hoặc không có cánh gà nhô lên. Bờ nóc của đình thường
được trang trí một dải dài hoa văn chạm nổi hoặc chạm thủng chạy suốt là hoa chanh, hay
hoa thị. Bờ nóc thường đắp đôi rồng chầu nguyệt (hoặc chầu mặt trời). Tường bao xây
bằng gạch trần nung già “da vải” mạch bắt vữa, hoặc trát vữa (còn gọi là hồ áo), quét vôi
trắng. Nhìn gần, ngôi đình có độ thấp với mái ngói hơi nặng, nhưng nhìn xa lại có vẻ bề
thế, thanh thoát bởi độ cao vừa phải, vừa với tầm kích con người Việt Nam nên nó thân
mật, không tạo khoảng cách xa lạ, hoặc uy hiếp chủ nhân như những giáo đường phương
Tây có gác chuông cao nhọn chọc thẳng lên trời. Trước ngôi đình thường có giếng nước
hoặc hồ nước - ao làng - theo thuyết phong thủy âm dương hoà hợp. Hồ thường thả sen,
hay súng, tới mùa hương hoa toả thơm mát dịu. Nằm trong khuôn viên kiến trúc còn có
tam quan - cổng đình, có mái lợp ngói hoặc là bốn trụ có trang trí kiến trúc đứng lộ thiên.
Góp phần vào vẻ đẹp kiến trúc, còn có những cây cổ thụ - như đa, muỗm - tỏa bóng mát
xuống công trình. Màu trắng của tường vôi, màu nâu đỏ của ngói hoặc gạch trần, hoặc
rêu phong, màu xanh của lá, mặt phẳng thoáng của nước hồ ao như tấm gương soi lớn
phản chiếu cảnh vật, nhân đôi chiều cao công trình... Tất cả hợp thành hoà sắc bức tranh
làng quê thân thuộc, êm đềm, đầy chất trữ tình:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
“Làng ta phong cảnh hữu tình
Con sông uốn khúc như hình con long
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi...”
(Ca dao).
“Ngày nay dù ở nơi xa
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng
Thì bao nhiêu giấc mơ màng
Hiện lên với bóng cổng làng trong tre” (Bàng Bá Lân. Thi nhân Việt Nam).
Niên đại sớm nhất về ngôi đình làng mà các nhà khảo cổ học lịch sử và nghệ thuật biết
được là vào thế kỷ thứ 16, thời Mạc. Đó là ngôi đình làng Lỗ Hạnh, thuộc huyện Hiệp
Hoà, tỉnh Bắc Giang, còn ghi rõ năm làm đình “Sùng Khang thứ 10” (1576, Mạc Mậu
Hợp). Trước đó, qua nhiều năm nghiên cứu di tích, các nhà lịch sử mỹ thuật của Viện Mỹ
thuật và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Việt Nam chưa phát hiện được
ngôi đình nào sớm hơn, ngoài một số đồ gốm cổ Bát Tràng - như Bình thờ, đèn thờ, lư
hương có ghi các niên hiệu Diễn Thành, Hưng Trị, Đoàn Thái, Hồng Ninh... thời Mạc
Mậu Hợp. Từ đây, các hoạ tiết trang trí trên chất liệu gỗ và gốm được xem là những đặc
điểm cơ bản, điểm tựa của mỹ thuật Mạc, làm tư liệu để so sánh, đối chiếu đặng tìm ra
những phong cách điêu khắc trang trí kiến trúc tương đồng trên gỗ ở một số công trình
kiến trúc khác. Một loạt những bộ phận điêu khắc trang trí kiến trúc ngôi đình (chùa) còn
sót lại, đã được liệt kê, tìm ra dấu vết thời Mạc - như Đình Tây Đằng, chùa Bối Khê (Hà
Tây nay thuộc ngoại thành Hà Nội), chùa Cói (Vĩnh Phúc), chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà
Nội)... là những dẫn chứng cụ thể. Đặc biệt là đồ án trang trí con rồng, con phượng và
một số loại hình văn hoá khác nữa.
Nhưng thật may mắn, ngược bến thời gian, chúng ta còn thấy được ngôi đình làng sơ
khai, nguyên thuỷ còn ghi lại khá rõ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ của nền văn hoá Đông
Sơn (Thanh Hoá) thời các vua Hùng dựng nước, cách ngày nay từ 2300 - 2500 năm về
trước. Đó là “ngôi nhà hình thuyền, mái cong có sàn”. Đem so sánh, ta thấy rất gần với
ngôi đình làng mái cong có sàn hiện đại.
Lịch sử còn ghi lại, thế kỷ 16 là thời kỳ mở đầu sự khủng hoảng và suy vong của chế
độ phong kiến Việt Nam. Để giành quyền thống trị, các dòng họ phong kiến cầm quyền
không ngớt tàn sát lẫn nhau. Đến thế kỷ 18 thì những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp
nổ ra, đỉnh cao là thắng lợi vang dội của phong trào Tây Sơn do người anh hùng áo vải
Nguyễn Huệ cầm đầu. Khi người nông dân được giải phóng, làm chủ vận mệnh của mình
thì nghệ thuật của họ cũng được giải phóng trong lao động sáng tạo. Cũng vẫn những con
Rồng, con Phượ ...
Vẻ đẹp điêu khắc trong kiến trúc đình làng việt
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 175.73 KB
Lượt xem: 39
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
vẻ đẹp điêu khắc kiến trúc đình làng Việt nghệ thuật điêu khắc điêu khắc Việt Nam nghệ thuật hội họa tác phẩm mỹ thuậtTài liệu có liên quan:
-
6 trang 268 0 0
-
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 204 1 0 -
The laws of black and white - Nguyên lý hội họa đen trắng: Phần 2
155 trang 117 2 0 -
Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400)
17 trang 87 0 0 -
4 trang 62 0 0
-
7 trang 62 1 0
-
16 trang 60 0 0
-
Điêu khắc Việt Nam: Vật vã tìm chỗ đứng
8 trang 59 0 0 -
16 trang 59 0 0
-
9 trang 59 0 0