Danh mục tài liệu

Về lý thuyết hành động của M.Weber - Vũ Hào Quang

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.27 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Về lý thuyết hành động của M.Weber" dưới đây để nắm bắt được những nhận xét chung về lý thuyết hành động xã hội của M.Weber, khái niệm hành động xã hội, phân loại hành động xã hội,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về lý thuyết hành động của M.Weber - Vũ Hào QuangTrao đổi nghiệp vụ Xã hội học, số 1 - 1997 92 VỀ LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI CỦA M.WEBER VŨ HÀO QUANG I. Vài nhận xét chung về lý thuyết hành động xã hội của M.Weber Lý luận về hành động xã hội của M.Weber là một trong những lý luận quan trọng nhấttrong xã hội học hiện đại của M.Weber. Theo M.Weber: xã hội học chính là khoa học về hànhđộng xã hội. Mọi hiện tượng và sự kiện xã hội đều có thể giải thích bằng lý luận hành động xãhội, vì suy cho cùng xã hội thống nhất bởi các quan hệ xã hội mà quan hệ xã hội lại do conngười tạo ra. Tóm lại, con người tạo ra xã hội và xã hội không phải tổng cộng số học củanhững cá thể mà là tổng hòa của các hành động xã hội. Và chính vì thế mà nhiệm vụ của xãhội học là tiếp cận, giải thích, tìm hiểu hành động xã hội cũng như giải thích một cách nhânquả về quá trình và kết quả tác động của nó( 1 ). M.Weber là người cùng thời với Dilthey (1833 – 1911) và Simmel (1858 – 1918) lànhững học giả nổi tiếng của Đức cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Dilthey là người sáng lập ratrường phái xã hội học nhận thức, thì chính trong trường phái đó, M.Weber là người đầu tiênđưa ra ý tưởng về hành động xã hội( 2 ). Tuy nhiên tư tưởng chống thực chứng luận của Diltheycũng không được M.Weber chấp nhận. Ông cho rằng kết quả của nhận thức (thông hiểu)khách thể mới chỉ ở mức độ giải thích nhân quả đặc biệt rõ ràng, do đó giả thiết chỉ trở thànhquan niệm khoa học khi nó được kiểm chứng bằng những phương pháp khoa học kháchquan( 3 ). Sự nhận thức có vai trò trợ giúp trong lý thuyêt xã hội của M.Weber, theo ông nhậnthức là nguồn mạch của giả thuyết, trên cơ sở đó việc giải thích hành vi một cách khách quanđược xây dựng. Trong khi đó Dilthey cho rằng xã hội được xây dựng được bởi con ngườitrong sự tồn tại tinh thần của họ, do vậy xã hội là khách thể của sự quan sát để khám phá tìnhcảm nội tại của con người. Khi Dilthey cùng với một loại các nhà xã hội thuộc trường phái xãhội học nhận thức khác say sưa giải thích đời sống xã hội bằng con đường phân tích những bộphận cấu thành mang ý và nghĩa của nó thì M.Weber đi giải thích và nghiên cứu xã hội qua“tính hợp lý” của nó. Chính M.Weber là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ xã hội học nhậnthức để chỉ một lĩnh vực nghiên cứu xã hội quan trọng, tuy nhiên ông lại khác với Dilthey và(1) M.Weber tuyển tập. Nxb Tiến bộ Matxocova 1990, tr 602 (tiếng Nga)(2) Từ điển Xã hội học phương Tây hiện đại, Matxocova 1990, tr 268 – 269(3) “Xã hội học nhận thức” trong từ điển Xhh phương Tây hiện đại, Matxocova, 1990 tr268 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 93 Vũ Hào Quangnhững người cùng trường phái là chỉ coi nhận thức là một nguồn gốc để tiến tới việc giảithích mọi hợp lý của đời sống xã hội. Hơn nữa theo ông đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành động xã hội – nó làloại hành vi người chủ yếu bị chị đạo bởi cái ý chủ quan trong mối tương quan với hành vicủa những người khác (xã hội). Con người hành động, bởi nó cho rằng hành cộng của nó hợplý, cũng tương tự như vây, các cá thể khác trong xã hội hành động và xã hội thống nhất ràngbuộc lẫn nhau bởi tỉnh hợp lý. Từ quan niệm trên ta thấy M.Weber gần với quan điểm trongxã hội học hình thức của Simmel( 4 ) mà luận điểm chính là quan hệ giữa nội dung và hìnhthức, từ đó ông khẳng định xã hội thực tồn trong tổng hòa các tương tác giữa các cá nhân vớitư cách là người sáng tạo ra lịch sử và văn hóa. Lý luận hành động xã hội của M.Weber được bổ sung và cải tiến bởi hai nhân vậtchính rất nổi tiếng trong xã hội học thế kỷ 20 là F.Znaniecki (người Ba Lan 1882 – 1958) vàT.Parson (Mỹ 1902 – 1979). Ngày nay lý luận hành động xã hội đã trở thành một phạm trù cơbản của của lý luận xã hội học để giải thích xã hội cách thức gia nhập của cá nhân vào đờisống xã hội, cũng như các mối quan hệ xã hội phức tạp luôn đan xen vào nhau, chế ước lẫnnhau, là cơ sở tạo ra cơ cấu xã hội. II. Khái niệm hành động xã hội 1. Khái niệm và định nghĩa hành động xã hội theo M.Weber Theo M.Weber, hành động được gọi là hành động xã hội khi nó tương quan và địnhhướng vào hành động của những người khác theo cái ý đã được nhận thức bởi chủ thể hànhđộng( 5 ). Hành động mà M.Weber hiểu ở đây chính là hành động của con người, nếu như chủthể hành động (có thể là cá thể, có thể là nhiều cá thể) liên hệ cái ý chủ quan của mình với nó,loại hành động này không phụ thuộc vào đặc tính bên trong hoặc bên ngoài, đồng thơif nócũng không giới hạn bởi cách tiếp nhận kiên nhẫn hoặc ...