Danh mục tài liệu

Về mối quan hệ giữa Ryūkyū (Lưu Cầu) và Việt Nam qua truyện sử

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.49 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này dựa trên những sử liệu bằng chữ Hán của Trung Hoa và Việt Nam, sử liệu của Malacca để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Việt Nam và Ryūkyū trong lịch sử, trong đó có các vấn đề: nhập khẩu giống lúa Indica từ vương quốc Champa (nay thuộc miền Trung Việt Nam) và các cuộc xung đột giữa Champa, Đại Việt với Malacca trong thời trung đại, có liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Ryūkyū.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về mối quan hệ giữa Ryūkyū (Lưu Cầu) và Việt Nam qua truyện sử106Về mối quan hệ giữa Ryūkyū (Lưu Cầu) và Việt Namqua truyện sửShine ToshihikoaTóm tắt:Nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và Nhật Bản công bố trong những nămqua cho thấy giữa Việt Nam và Ryūkyū, một đảo quốc cổ ở phía nam Nhật Bản, nay là tỉnhOkinawa (Nhật Bản) đã có mối quan hệ lịch sử từ lâu đời, trong đó có mối quan hệ hải thương.Các nghiên cứu này cũng cho rằng Ryūkyū đã từng nhập khẩu giống lúa tẻ Indica từ Việt Namđể làm nguyên liệu nấu awamori, một loại rượu đặc sản của đảo quốc Ryūkyū. Nghiên cứunày dựa trên những sử liệu bằng chữ Hán của Trung Hoa và Việt Nam, sử liệu của Malacca đểlàm sáng tỏ mối quan hệ giữa Việt Nam và Ryūkyū trong lịch sử, trong đó có các vấn đề: nhậpkhẩu giống lúa Indica từ vương quốc Champa (nay thuộc miền Trung Việt Nam) và các cuộcxung đột giữa Champa, Đại Việt với Malacca trong thời trung đại, có liên quan đến mối quanhệ giữa Việt Nam và Ryūkyū.Từ khóa: Việt Nam, Ryūkyū, mối quan hệ, awamori, gạoa Tùy viên Văn hóa, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; 27 Liễu Giai, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. e-mail: t_shine@hotmail.comTạp chí Khoa học Đại học Đông Á, Tập 3, Số 1(9), Tháng 3.2024, tr. 106-119 ISSN: 2815 - 5807©Trường Đại học Đông Á, Đà Nẵng, Việt Nam 107About the Relationship Between Ryūkyū and VietnamThrough Historical DocumentsShine ToshihikoaAbstract:Many research papers published by Vietnamese and Japanese scholars in recent years showthat there has been a relationship between Vietnam and Ryukyū, an ancient island kingdomin the south of Japan, now Okinawa Prefecture (Japan) long-standing historical relationship,including maritime trade. These studies also suggest that Ryūkyū once imported Indica ricevarieties from Vietnam to use as ingredients for making awamori, a specialty wine of the islandnation of Ryūkyū. This research is based on Sino and Vietnamese historical documents andMalacca’s historical documents to clarify the relationship between Vietnam and Ryūkyū inhistory, including issues: import of Indica rice varieties from the Champa kingdom (now inCentral Vietnam) and conflicts between Champa, Dai Viet and Malacca in the middle time,related to the relationship between Vietnam and Ryūkyū.Key words: Vietnam, Ryūkyū, relationship, awamori, rice Received: 27.12.2023; Accepted: 10.3.2024; Published: 31.3.2024 DOI: 10.59907/daujs.3.1.2024.305a Cultural Attaché, Embassy of Japan to Vietnam; 27 Lieu Giai Street, Ngoc Khanh Ward, Ba Dinh District, Hanoi, Vietnam. e-mail: t_shine@hotmail.com Dong A University Journal of Science, Vol. 3, No. 1(9), March 2024, pp. 106-119ISSN: 2815 - 5807 ©Dong A University, Danang City, Vietnam108Đặt vấn đề Sách Vân Nam man ty chí (雲南蠻司志) do Mao Kỳ Linh (毛奇齡) soạn, khoảng năm1716) mô tả cuộc chiến giữa Đại Việt nhà Lê (Lê Thánh Tông) và vương quốc Malacca (滿剌加 / Mãn Lạt Gia, hay ‫ / اقلم‬Melaka) ở Hạ Lào vào cuối thế kỷ thứ XV. Về mối quan hệ giữa Đại Việt và Malacca thời đó, có một lượng thông tin nhỏ trongsử liệu Ryūkyū (琉球/ Lưu Cầu) Rekidai-Hōan Isshū (歴代寶案一集, khoảng năm) và tậptruyền thuyết Mã Lai Truyện sử Melayu (‫ / ويالم هراجس‬Sejara Melayu, khoảng năm 1612). Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Ryūkyū và các nước Đông Nam Áthời kỳ này có: Malacca-no Laksamana (Wada Hisanori, 1976), Relations between Ayutthayaand Ryukyu (Piyada Chonlaworn, 2004), The verification of the introduction and spread of shō-chū (焼酎) as Japanese traditional spirits to Japan and its technological development in Japan(Koizumi Takeo, 2010), Quan hệ thương mại Ryukyu - Đông Nam Á thế kỷ XV - XVI (NguyễnVăn Kim, 2016), Quan hệ của vương quốc Ryukyu với các quốc gia Đông Á thế kỷ XV - XIX” (LêThị Khánh Ly, 2016). Trong bài viết ngắn này, tác giả cung cấp một nghiên cứu sơ bộ về mối quan hệ giữacác chính quyền phong kiến ​​ Việt Nam (Đại Việt và Champa) và Ryūkyū (Lưu Cầu) giaiđoạn này (từ TK XI đến TK XVI), một mối quan hệ chưa được đề cập nhiều trong các côngtrình nghiên cứu trước đây, dựa trên các sử liệu và truyện sử hay chuyện kể dân gian.Xem xét lại giả thuyết Koizumi: āmuri (awamori) - rượu chưng cất từ ​​ gạo Indica có nguồngốc nước Xiêm? Trong bài nghiên cứu của Koizumi Takeo (2010) nêu trên, tác giả Koizumi đã kết luậnrằng, nguồn gốc phương pháp nấu rượu awamori có thể là cách nấu rượu kiểu Thailand(kiểu Xiêm) lúc bấy giờ, như sách Trần Khản sứ lược (陳侃使録, khoả ...