Danh mục tài liệu

Vệ tinh quan sát Trái Đất

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.96 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vệ tinh quan sát Trái ĐấtTiếp theo các kỳ trước, kỳ này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại vệ tinh quan sát Trái đất và những thành tựu trong sử dụng vệ tinh nghiên cứu Trái đất. Vệ tinh quan sát Trái đấtHiện nay có rất nhiều vệ tinh nhân tạo từ trên cao quan sát Trái đất với nhiều mục đích khác nhau như: Chụp ảnh và dự báo thời tiết; theo dõi ô nhiễm môi trường và tầng ôzôn; khoa học về khí hậu; theo dõi đất đai nông nghiệp, rừng…Việc quan sát, chụp ảnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vệ tinh quan sát Trái Đất Vệ tinh quan sát Trái Đất Tiếp theo các kỳ trước, kỳ này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại vệtinh quan sát Trái đất và những thành tựu trong sử dụng vệ tinh nghiên cứuTrái đất. Vệ tinh quan sát Trái đất Hiện nay có rất nhiều vệ tinh nhân tạo từ trên cao quan sát Trái đất với nhiều mục đích khác nhau như: Chụp ảnh và dự báo thời tiết; theo dõi ô nhiễm môi trường và tầng ôzôn; khoa học về khí hậu; theo dõi đất đai nông nghiệp, rừng… Việc quan sát, chụp ảnh từ vệ tinh không phải chỉ dùng sóng ánh sáng nhìn thấy mà có thể dùng nhiều loại sóng có bước sóng khác nhau trong phổ sóng điện từ, chủ yếu là: - Ánh sáng nhìn thấy và hồng ngoại gần, tức là sóng điện từ trong phạm vibước sóng từ 0,6 đến 1,6 micromet (µm) để theo dõi, chụp ảnh mây, mặt đất. - Tia hồng ngoại bước sóng từ 3,9 µm đến 7,3 µm để theo dõi hơi nước vàbước sóng từ 8,7 µm đến 13,4 µm để chụp ảnh nhiệt (đo nhiệt độ). Rất nhiều phép chụp ảnh được thực hiện theo phương pháp quét, ảnh ghitheo kỹ thuật số trực tiếp truyền về Trái đất để xử lý. Vệ tinh sử dụng để quan sát Trái đất có nhiều loại. Vệ tinh địa tĩnh: Có ưu điểm là đứng yên ở một độ cao xác định so với mặtđất (gần 36.000 km so với mặt đất), từ vệ tinh địa tĩnh có thể chụp ảnh rõ gần mộtnửa diện tích Trái đất. Tuy nhiên, mỗi vệ tinh địa tĩnh luôn cố định ở một điểmtrên xích đạo nên hình ảnh chụp những nơi ở gần về phía cực Bắc hoặc Nam kháxiên, có thể có những chi tiết không rõ. Vệ tinh quỹ đạo cực: Vệ tinh bay theo quỹ đạo cực quanh Trái đất theo mặtphẳng gần như đi qua hai cực Bắc, Nam và vuông góc với mặt xích đạo. So với vệtinh địa tĩnh, vệ tinh quỹ đạo cực bay thấp hơn nhiều, cách mặt đất khoảng 700đến 800 km và quay quanh Trái đất nhiều vòng trong một ngày đêm. Người ta còntính toán sao cho vệ tinh bay trên xích đạo cũng như bay trên một vĩ tuyến nhấtđịnh nào đó đều đúng vào một giờ mặt trời nhất định nên gọi là vệ tinh đồng bộmặt trời. Nhờ đó, ở một địa phương nào đó, quanh năm đều thấy vệ tinh ở trên đầuvào đúng một thời điểm trong ngày. Vì vậy, vệ tinh đồng bộ mặt trời cho phép theodõi các thông số trên mặt đất như nhiệt độ, mây mù… ở một địa phương vào đúngmột giờ nào đó thay đổi trong năm như thế nào. Bay theo quỹ đạo cực đồng bộ mặt trời, vệ tinh có nhiều điều kiện thuận lợiđể quan sát Trái đất, theo dõi được nhiều vùng trên mặt đất. Quỹ đạo nghiêng: Độ nghiêng của mặt quỹ đạo vào khoảng giữa 00 (quỹ đạoxích đạo) và 900 (quỹ đạo cực). Quỹ đạo được chọn dựa theo yêu cầu là phải theodõi kỹ vùng nào, vĩ tuyến nào… Độ cao của những vệ tinh theo quỹ đạo nghiêngthường chỉ vài trăm kilomet, vì vậy, nó quay quanh Trái đất rất nhanh, một vòngchỉ vài giờ. Những vệ tinh này không đồng bộ với mặt đất, nó “nhìn xuống” mộtvùng nào đấy vào những thời điểm khác nhau. Một số vệ tinh quan sát Trái đất đang hoạt động Hiện nay, trên bầu trời có khá nhiều vệ tinhquan sát Trái đất, trong đó phần lớn là vệ tinh thờitiết c?a nhiều nước khác nhau. Mỹ có vệ tinh địa tĩnh phục vụ dự báo thời tiếtGOES-11 chuyên quan sát miền tây Thái Bình Dươngvà GOES-12 chuyên quan sát phía đông vùng sông Amazôn. Nhật Bản có vệ tinh địatĩnh đang hoạt động là MTSAT-IR ở trên vùng giữa Thái Bình Dương. Châu Âu cóMeteosat-8 (ở 3,50 đông), Meteosat-9 (00) ở phía trên Đại Tây Dương, Meteosat-6(630 đông) và Meteosat-7 (57,50 đông) trên Ấn Độ Dương. Nước Nga có vệ tinhđịa tĩnh GOMS trên xích đạo phía nam của Mátxcơva. Ấn Độ có vệ tinh địa tĩnh đểnghiên cứu khí tượng. Trung Quốc có vệ tinh địa tĩnh FY-2C ở 1050 đông và FY-2Dở 86,50 đông. Về vệ tinh quỹ đạo cực, Mỹ có một loạt vệ tinh khí tượng ký hiệu là NOAA (số17, 18, 15, 16, 14, 12). Châu Âu có vệ tinh Metop-A, Nga có loạt vệ tinh Meteor vàRESURS. Ấn Độ và Trung Quốc cũng có nhiều vệ tinh quỹ đạo cực. Trên các vệ tinhnày, người ta dùng ánh sáng nhìn thấy chụp ảnh mặt đất vào ban ngày, người bìnhthường nhìn những ảnh này cũng thấy được mây, mưa, gió bão, hồ ao, rừng, núi,tuyết rơi, cháy rừng, ô nhiễm khói, bụi… Những ảnh chụp về nhiệt, chụp bằng tia hồng ngoại… thường dùng phươngpháp quét, phải có người có trình độ chuyên môn phân tích mới hiểu được. Từ cácảnh chụp bằng máy gọi là bộ quét sóng có thể tìm hiểu được các loại mây ở cao haythấp, nhiệt độ trên mặt đất và trên mặt nước đại dương… Những ảnh hồng ngoại cho biết cả những hải lưu, dòng xoáy trên biển màngười đi biển thường xuyên phải quan tâm. Ngày nay những người đánh cá chuyênnghiệp có điều kiện theo dõi những ảnh đặc biệt do vệ tinh cung cấp để luận đoánvề nơi cá quần tụ, luồng cá đi về… để tổ chức đánh bắt. Việc theo dõi tuyết rơi,lượng tuyết tích tụ ở mặt đất để biết khả năng dự trữ nước cho mùa màng; việctheo dõi băng ...

Tài liệu có liên quan: