Bạn thắc mắc vì sao mình đã gửi hồ sơ xin việc cho nhiều công ty với nhiều vị trí ứng tuyển khác nhau nhưng vẫn chưa được gọi phỏng vấn dù chỉ một lần? Hãy kiểm tra lại xem bạn có mắc những lỗi sau không nhé! Chỉ chăm chăm tìm việc ở những công ty lớn
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên bắt đầu từ những công ty nhỏ và vừa, vì các công ty/tập đoàn lớn thường đưa ra điều kiện tuyển dụng gắt gao. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vì sao bạn không được gọi phỏng vấn?
Vì sao bạn không được gọi phỏng vấn?
Bạn thắc mắc vì sao mình đã gửi hồ sơ xin việc cho nhiều công ty với
nhiều vị trí ứng tuyển khác nhau nh ưng vẫn chưa được gọi phỏng vấn dù chỉ một
lần? Hãy kiểm tra lại xem bạn có mắc những lỗi sau không nhé!
Chỉ chăm chăm tìm việc ở những công ty lớn
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên bắt đầu từ những công ty nhỏ
và vừa, vì các công ty/tập đoàn lớn thường đưa ra điều kiện tuyển dụng gắt gao.
Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh vào các công ty này cũng rất lớn, nếu không thật
sự nổi trội, bạn khó mà chen chân vào những nơi này.
Không đọc kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng
Đừng nghĩ rằng các công ty đều có hình thức tuyển dụng giống nhau, bởi
thực tế ngược lại: có những công ty đăng tuyển hướng dẫn tìm việc trên trang web
của công ty, nhưng cũng có công ty dùng hình thức gọi điện thoại hoặc fax. Vì vậy
trước khi nộp hồ sơ, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và yêu cầu của nơi tuyển dụng,
nếu không bạn sẽ không bao giờ có cơ hội được gọi phỏng vấn.
Gửi một bản CV cho nhiều vị trí, công ty khác nhau
Thật sai lầm khi bạn viết một bản CV nhưng lại copy thành nhiều bản để
gửi cho nhiều vị trí và nhiều công ty khác nhau. Hãy nhớ mỗi vị trí, mỗi công việc
cũng như mỗi công ty cần những bản CV khác nhau tùy theo mục đích và yêu cầu
của họ.
Chính vì thế, trước khi viết CV, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về vị trí ứng
tuyển, về công ty. Trên CV, phải làm sao cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn nổi
trội hơn những người khác ở điểm nào và vì sao họ nên gọi bạn phỏng vấn thay vì
gọi những người khác...
Không chú ý tới thư xin việc
CV và thư xin việc cung cấp những thông tin và ấn tượng cơ bản về bạn với
nhà tuyển dụng, và điều này quyết định bạn có được “đi tiếp” vào các vòng
sau hay không. Vì thế, khi viết thư xin việc, bạn cần trang bị cho mình những kỹ
năng viết thư xin việc vừa ngắn gọn, súc tích nhưng khái quát được những thông
tin cơ bản nhất về bạn.
Không có từ khóa rõ ràng
Bạn nên nhớ rằng với mỗi công việc, mỗi vị trí, có rất nhiều người cùng
ứng tuyển, và nhà tuyển dụng không thể ngồi đọc hết từng CV vì rất mất thời gian.
Thay vào đó, họ dùng các phần mềm để lựa chọn ứng viên, thông qua từ khóa
trong CV. Vì vậy khi viết CV, bạn đừng quên dùng những từ khóa rõ ràng để miêu
tả công việc.
Mắc lỗi khi viết CV
Một cuộc điều tra cho thấy có đến 84% nhà tuyển dụng tiết lộ rằng mắc lỗi
khi viết CV (sai chính tả, sai ngữ pháp...) là nguyên nhân hàng đầu khiến ứng
viên bị loại ngay từ vòng 1. Bởi CV là một dạng văn bản rất quan trọng cung
cấp những thông tin về bạn, cho thấy bạn là người cẩu thả hay cẩn thận, đồng thời
cũng cho thấy nhiệt huyết của bạn với công việc...
Vì vậy nếu không muốn bị mất cơ hội phỏng vấn, bạn cần rà soát lại tất cả
những thông tin, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp… trước khi gửi CV đến nhà tuyển
dụng.
Ghi địa chỉ chung chung
Khi gửi thư xin việc, hãy điền rõ ràng địa chỉ nhận thư, tốt nhất là gửi trực
tiếp đến người làm công tác tuyển dụng. Trong trường hợp thông báo tuyển dụng
không nêu tên người tuyển dụng, bạn có thể gọi đến phòng nhân sự của công ty để
tìm hiểu thêm.
Vì sao bạn không được gọi phỏng vấn?
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lý do không được gọi phỏng vấn kinh nghiệm phỏng vấn nghệ thuật trả lời nhà tuyển dụng bí quyết phỏng vấn xin việc kỹ năng tuyển dụngTài liệu có liên quan:
-
Được gọi phỏng vấn, có nên ngừng tìm việc?
4 trang 240 0 0 -
Mười cách trả lời 'ăn điểm' khi đi phỏng vấn
4 trang 222 0 0 -
Kinh nghiệm phỏng vấn - Những lỗi thường gặp khi phỏng vấn
7 trang 214 0 0 -
Những câu hỏi hóc búa trong phỏng vấn
0 trang 188 0 0 -
Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc
8 trang 148 0 0 -
Đề cương bài giảng môn học: Kỹ năng tìm kiếm việc làm và tuyển dụng
120 trang 97 0 0 -
4 trang 77 0 0
-
Tiểu luận về Phỏng Vấn xin việc
24 trang 76 0 0 -
Ý nghĩa đằng sau mỗi câu hỏi phỏng vấn
4 trang 70 0 0 -
'Phục hồi' sau buổi phỏng vấn thất bại
4 trang 68 0 0