Danh mục tài liệu

Vì sao thực phẩm ở Việt Nam chưa an toàn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đó là vấn đề mà NVX đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, thành viên Hội đồng tư vấn Chính phủ Úc, Cơ quan Nghiên cứu & Phát triển nông nghiệp Úc châu, từng là chuyên gia nghiên cứu rau quả ngoại hạng, ngạch IV, Bộ Kỹ nghệ Cơ bản NSW, Gosford, NSW.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vì sao thực phẩm ở Việt Nam chưa an toàn Vì sao thực phẩm ở Việt Nam chưa an toàn TS Nguyễn Quốc Vọng, Kiều bào ÚcĐó là vấn đề mà NVX đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, thànhviên Hội đồng tư vấn Chính phủ Úc, Cơ quan Nghiên cứu & Phát triểnnông nghiệp Úc châu, từng là chuyên gia nghiên cứu rau quả ngoại hạng,ngạch IV, Bộ Kỹ nghệ Cơ bản NSW, Gosford, NSW.Hiện nay TS Nguyễn Quốc Vọng đã trở về quê hương và đang làm việc tạiViện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Là người đại diện cho phía ViệtNam trực tiếp tham gia vào dự án “Cải thiện và Kiểm soát an toàn nông sảnvà thực phẩm” do Chính phủ Canada tài trợ.TS có nhận xét gì trước tình hình thực phẩm tại Việt Nam đang báo độngvề tính an toàn ?TS Nguyễn Quốc Vọng bức xúc: Trong mấy tháng gần đây an toàn thựcphẩm lại trở thành một vấn đề lớn của Việt Nam: rau muống nhiễm chì cựccao (báo Saigon Tiếp Thị, 27/5/2007), nước tương chứa 3-MCPD cao gấpngàn lần ngưỡng cho phép MRL (Thanh Niên, 30/5/2007), cúm gia cầmH5N1 bộc phát trên 16 tỉnh thành (Thanh Niên 10/6/2007), dịch lợn taixanh lây lan ở miền trung (VnEconomy 27/7/2007).Đối với thị trường nước ngoài, Nga đã lưu ý Việt Nam về độ tồn lưu thuốckháng sinh trong cá basa (VnEconomy 13/3/2007), hơn hai triệu bao cà phê(60kg/bao) bị trả vì chất lượng kém (VnEconomy 6/6/2007), và ngày25/6/2007, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Norio Hattori đã gửi đếnBộ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam lưu ý vấn đề tồn dư kháng sinh trongthủy hải sản xuất khẩu sang Nhật: Từ năm ngoái đến năm nay, liên tiếptìm thấy chất kháng sinh bị cấm theo Luật vệ sinh thực phẩm của Nhậttrong mực và tôm xuất khẩu từ Việt Nam. Nếu trong thời gian tới cũng tiếptục phát sinh các trường hợp vi phạm thì cơ quan phụ trách kiểm dịch củaNhật Bản bắt buộc phải xem xét áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu.Thống kê từ Bộ Thuỷ sản cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩuthuỷ sản đã đạt khoảng 1,64 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ nămngoái. Trong đó, các thị trường chính là EU 24,4%; Hoa Kỳ 18,3% và NhậtBản 17%. Việc Nhật Bản cảnh báo cấm nhập khẩu hàng thuỷ sản là mộtbáo động nghiêm trọng, nếu không cương quyết giải quyết nhanh và dứtđiểm, không những Việt Nam mất đi hàng tỷ đô la xuất khẩu, thương hiệuvà uy tín của mặt hàng thủy sản Made in Viet Nam” bị thương tổn, màphản ứng “dây chuyền” kéo theo những mặt hàng nông sản xuất khẩu khácnhư gạo, cà phê, trà, hạt điều, tiêu… vốn là những mặt hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam, chiếm đến 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,mới là những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.Vậy theo TS, tại sao nông sản Việt Nam chưa an toàn, mà cũng có thể nóilà không an toàn?TS Nguyễn Quốc Vọng: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã được giớithiệu, tập huấn và ứng dụng một số quy trình thực hành nông nghiệp tốt đểbảo vệ tính an toàn của nông sản và thực phẩm. Xuyên suốt trong dâychuyền thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn (from farm to table), mỗi mộtkhâu sản xuất đều có một quy trình sản xuất tốt để kiểm soát an toàn vệsinh, ví dụ như trong khâu sản xuất rau quả trái cây tươi ta có qui trình sảnxuất tốt GAP (Good Agricultural Practice), khâu chăn nuôi có qui trình thúy tốt GVP (Good Veterinarian Practice), khâu chế biến có qui trình chếbiến tốt GMP (Good Manufacturing Practice), qui trình vệ sinh tốt GHP(Good Hygienic Practice), trong phân phối có quy trình phân phối tốt GDP(Good Distribution Practice), và trong thị trường Việt Nam cũng đã nói đếnquy trình mua bán tốt (Good Trading Practice).Có thể nói không có chương trình thực hành tốt về an toàn vệ sinh liênquan đến nông sản và thực phẩm nào mà Việt Nam không biết tới, khôngnói tới. Như vậy về văn kiện Việt Nam có đầy đủ, không thiếu một thứ nào.Nhưng tại sao nông sản và thực phẩm của Việt Nam lại vẫn chưa an toàn?Theo tôi do những yếu tố sau:1. Thiếu đồng bộ trong việc ứng dụng các qui trình thực hành nông nghiệptốt ở dây chuyền sản xuất thực phẩm:Trong dây chuyền sản xuất thực phẩm, bắt đầu từ khi nông sản là cây/conđược nuôi trồng cho đến lúc thu hoạch, giết mổ, chế biến, và sau đó đượcnằm trên bàn ăn, thực phẩm đã đi qua rất nhiều khâu: bao bì, giao thông,bày bán. Cho nên có thể đã làm tốt khâu này nhưng lại chưa tốt ở khâu kếtiếp, nên mối nguy ô nhiễm vẫn phát sinh. Ví dụ đã làm tốt khâu nuôi trồngnhưng lại thiếu cơ sở vật chất để làm tốt khâu sau thu hoạch: mối nguynhiễm khuẩn sẽ bắt đầu từ đó. Hoặc đã làm tốt khâu chế biến nhưng lại làmkhông tốt khâu bảo quản, phân phối, bày bán: mối nguy nhiễm khuẩn cũngsẽ từ đó mà ra.Nói chung cần phải làm tốt đồng bộ và liên tục từng khâu, không ngắtđoạn. Việt Nam chỉ mới làm tốt từng khâu nhỏ, chưa làm tốt dây chuyềnsản xuất tổng hợp. Thêm vào đó, việc ứng dụng quy trình sản xuất tốt cũngcòn rất chậm. Trong tổng số 766.900 ha cây ăn quả và 635.800 ha rau, vùngsản xuất được công nhận là vùng an toàn hãy còn rất ít. Số nông dân đượctập huấn về qui trình nông ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: