Danh mục tài liệu

Việc nghiên cứu khoa học sư phạm trong trường đại học sư phạm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.02 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo đã điểm lại sự phát triển và những thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục nói chung, khoa học sư phạm nói riêng trong các trường sư phạm mà chủ yếu là Trường ĐHSP Hà Nội, từ đó nêu lên những định hướng nghiên cứu cho khoa học sư phạm phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việc nghiên cứu khoa học sư phạm trong trường đại học sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 221-226 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) không chỉ là nơi đào tạo giáo viên (GV) mà phải là trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học sư phạm. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử cùng những tư duy và quan niệm của những nhà quản lí giáo dục chi phối nên việc nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học sư phạm trong các trường sư phạm nói chung, Trường ĐHSP Hà Nội nói riêng có những thời kì dài chưa được chú ý. Vì thế những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này còn khá khiêm tốn. Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của Việt Nam, không thể không nói đến việc đổi mới đào tạo GV trong các trường sư phạm. Muốn có những đổi mới căn bản đó rất cần có những nghiên cứu về khoa học sư phạm để tìm giải pháp tác động. Bài báo đã điểm lại sự phát triển và những thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục nói chung, khoa học sư phạm nói riêng trong các trường sư phạm mà chủ yếu là Trường ĐHSP Hà Nội, từ đó nêu lên những định hướng nghiên cứu cho khoa học sư phạm phát triển. Từ khóa: Nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học sư phạm, khoa học cơ bản, Trường ĐHSP Hà Nội.1. Mở đầu Ngay từ những năm 1947- 1949 tại Việt Bắc, Giáo sư Hồ Đắc Di đã viết: “Đại họckhông chỉ là một trung tâm truyền đạt kiến thức và kĩ thuật mà còn là một trung tâmnghiên cứu. Trong khoa học, sự tiến bộ gắn liền với sự kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứuvà giảng dạy, mà nếu không có điều đó thì chẳng khác gì xây nhà trên cát” [4]. Những dòng chữ đó đã thể hiện rõ tư tưởng về việc xây dựng trường đại học nghiêncứu. Ở đó không chỉ là nơi giảng dạy kiến thức khoa học mà còn là nơi khoa học tồn tạivà phát triển. Lẽ dĩ nhiên, trường Đại học sư phạm trọng điểm cũng phải là nơi vừa đi đầuLiên hệ:, e-mail: phamkimanh279@yahoo.com.vn. 221 Phạm Thị Kim Anhvề đào tạo GV vừa là trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoahọc sư phạm. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử cùng những tư duy và quan niệm của những nhàquản lí giáo dục chi phối nên việc nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học sư phạm trongcác trường sư phạm có những thời kì dài chưa được chú ý. Vì thế những thành tựu nghiêncứu về lĩnh vực này còn khá khiêm tốn. Riêng về khoa học sư phạm vẫn còn là một mảngtrống, thiếu những lí luận soi đường để có thể trở thành một chuyên ngành khoa học vữngmạnh. Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của Việt Nam, khôngthể không nói đến việc đổi mới đào tạo GV trong các trường sư phạm. Muốn có nhữngđổi mới căn bản đó rất cần có những nghiên cứu về khoa học sư phạm để tìm giải pháptác động.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nhìn lại việc nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học sư phạm trong trường Đại học Sư phạm Do tư duy và quan niệm của các nhà quản lí giáo dục: Sư phạm chỉ là nơi đào tạo,bồi dưỡng GV nên đã có những thời kì việc giảng dạy, đào tạo tách rời với nghiên cứukhoa học cơ bản, khoa học sư phạm. Việc tổ chức lại hai trường Đại học văn khoa vàĐại học khoa học thành hai trường: Đại học sư phạm và Đại học tổng hợp (1956) với hainhiệm vụ chính trị phân biệt, một bên là đào tạo GV, một bên là đào tạo người nghiên cứukhoa học là một bằng chứng rõ nét cho quan điểm này. Từ đó, trường Đại học sư phamvới nhiệm vụ là đào tạo GV chỉ cần “truyền thụ tốt kiến thức” là đạt yêu cầu. Từ thực tếnày đã nảy sinh những cuộc đấu tranh về quan điểm. Lúc đầu là vấn đề Đại học sư phạmvới nhiệm vụ đào tạo GV có cần nghiên cứu khoa học không? Sau đó là: Đại học sư phạmnghiên cứu khoa học giáo dục hay khoa học cơ bản? Do lực lượng cán bộ giảng dạy vềkhoa học cơ bản mạnh hơn lực lượng cán bộ giảng dạy về khoa học giáo dục nên công tácnghiên cứu khoa học ở các trường ĐHSP trong suốt thời gian dài vẫn nặng về khoa học cơbản. Những nghiên cứu về khoa học giáo dục, khoa học sư phạm hầu như được tập trungở Viện khoa học giáo dục. Đến 1965, ngành GD tách Bộ đại học ra khỏi Bộ giáo dục. Lúc này hệ thống cáctrường sư phạm trực thuộc Bộ giáo dục. Việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa họccũng như đưa cán bộ đi đào tạo nghiên cứu sinh của các trường sư phạm gặp không ít khókhăn và hạn chế nhiều về số lượng. Trong bối cảnh đó, các trường sư phạm phải tìm cáchriêng của mình để vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo vừa làm tốt công tác nghiên cứu khoahọc phục vụ cho cô ...