Viêm mũi xoang là một bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi, theo CDC Mỹ thì chẩn
đoán viêm xoang ngày càng gia tăng ở trẻ em vì đây là hậu quả của viêm đường hô hấp
trên (6,5%).
Theo khảo sát của BV. Nhi Ðồng I, tỷ lệ viêm xoang cấp ở trẻ vào khoảng 6,6% và bệnh tập trung ở trẻ
dưới 6 tuổi.
Yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng vận chuyển lông nhầy, dị
ứng với môi trường xung quanh, trào ngược dạ dày thực quản, bất thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM
VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM
Tác giả : BS. ÐẶNG HOÀNG SƠN
I. MỞ ÐẦU
Viêm mũi xoang là một bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi, theo CDC Mỹ thì chẩn
đoán viêm xoang ngày càng gia tăng ở trẻ em vì đây là hậu quả của viêm đường hô hấp
trên (6,5%).
Theo khảo sát của BV. Nhi Ðồng I, tỷ lệ viêm xoang cấp ở trẻ vào khoảng 6,6% và bệnh tập trung ở trẻ
dưới 6 tuổi.
Yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng vận chuyển lông nhầy, dị
ứng với môi trường xung quanh, trào ngược dạ dày thực quản, bất thường về cấu trúc giải phẫu bệnh, dị
vật mũi, VA v.v...
Có rất nhiều quan điểm về chẩn đoán và điều trị, trong bài viết này chúng tôi xin được nêu một số vấn
đề cần lưu ý.
II. ÐỊNH NGHĨA
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của
viêm đường hô hấp trên.
- Viêm xoang cấp được phân biệt với viêm xoang mãn ở yếu tố thời gian của bệnh.
Viêm xoang cấp xảy ra khi có đợt khởi phát cấp tính của tình trạng nhiễm trùng với các triệu chứng kéo
dài dưới 3 tuần, dưới 4 đợt trong năm (James A.Stankiewwicz & Andrew Hotaling).
- Viêm xoang mạn là một tình trạng viêm nhiễm tại xoang kéo dài trên 3 tháng, không đáp ứng với điều trị
nội khoa tối đa, hoặc tình trạng viêm nhiễm tái phát trên 6 lần trong năm kèm theo có bất thường trên X-
quang.
III. TRIỆU CHỨNG
1. Viêm xoang cấp: Hay gặp nhất là sự tồn tại các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường
những triệu chứng này tồn tại 57 ngày. Nếu kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu
chứng sau thì phải nghĩ đến một tình trạng viêm xoang cấp đã xảy ra.
+ Sốt > 390C.
+ Thở hôi.
+ Ho nhiều về ban đêm.
+ Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh.
+ Nhức đầu.
+ Ðau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng.
+ Có thể kèm theo viêm tai giữa cấp.
2. Viêm xoang mạn tính: Trong viêm xoang mạn tính, các triệu chứng không nghiêm trọng và kéo dài trên
3 tháng. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:
+ Sốt từng đợt, sốt không cao.
+ Ðau họng tái phát.
+ Khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm.
+ Nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng.
+ Sưng vùng mặt.
+ Chảy máu cam.
+ Nhức đầu.
+ Ù tai, viêm tai giữa.
+ Nghẹt mũi không ngửi được mùi.
Khám bệnh nhân viêm xoang, chúng ta thường thấy:
+ Mũi có mủ, thường ở sàn mũi hay ở khe giữa.
+ Niêm mạc mũi phù nề sung huyết.
+ Mủ nhầy chảy xuống thành sau họng.
+ Ấn đau ở điểm xoang tương ứng.
IV. HÌNH ẢNH CHẨN ÐOÁN
- Hình ảnh chẩn đoán rất phong phú: từ nội soi, X-quang thông thường đến CT-Scan.
- Ðể sơ bộ đánh giá tình trạng viêm xoang cũng như khảo sát tình trạng xuất tiết và một số vấn đề trong
mũi, vòm mũi họng, ta có thể nội soi ngay tại phòng khám đối với trẻ lớn và biết hợp tác. Còn với trẻ nhỏ
không thể hợp tác, có khi phải nội soi trong tình trạng trẻ ngủ yên. Thường có thể ghi nhận mủ nhầy
đóng ở sàn mũi, ở các khe cuốn mũi, mủ chảy xuống thành sau họng hay một số bất thường về cơ thể
học như vẹo vách ngăn, củ vách ngăn, phì đại cuốn giữa, cuốn dưới, dị dạng mỏm móc, polyp ở các khe
mũi cũng như ghi nhận có VA hay không?
- Nhằm làm rõ hơn tình trạng của xoang trong trường hợp viêm xoang cấp để chẩn đoán, tư thế thường
dùng là tư thế Blondeu và Hirtz: Những hình ảnh có thể gặp là mờ các xoang, mức khí dịch trong xoang,
dày niêm mạc xoang.
- Ðối với tình trạng viêm xoang mãn, người ta cho rằng phim X-quang thông thường không có giá trị,
trong trường hợp này chúng ta phải chụp CT-Scan nhằm có đầy đủ dữ liệu chẩn đoán các vấn đề về
xương và niêm mạc để quyết định phẫu thuật. Ðây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm xoang và
những bất thường vùng mũi xoang.
- Siêu âm có giá trị chẩn đoán bệnh lý xoang ở trẻ 4 tuổi. Chủ yếu là xoang hàm và trán.
- MRI có giá trị chẩn đoán nấm xoang hay u xoang.
- Một số nhà lâm sàng cho rằng trẻ dưới 4 tuổi bị viêm xoang thường không có triệu chứng, trong trường
hợp này X-quang thông thường có giá trị chẩn đoán phát hiện bệnh.
V. VI KHUẨN
Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vi khuẩn ở vòm mũi họng cũ?g là loại vi khuẩn gây bệnh ở
vùng mũi xoang. Theo các tác giả Mỹ thì thường gặp nhất là Strepto. pneumonia, Haemophilus
influenzae loại không định type. Qua kết quả khảo sát tại BV. Nhi Ðồng I, ở trẻ em thường gặp nhất là
Haemophilus 40%, Strepto. pneumonia 20% và Moraxella catarrhalis 12%.
Trong viêm xoang mãn, người ta còn gặp Strepto a hemolytic, đặc biệt là Staph hiện diện trong 30% số
ca.
VI. ÐIỀU TRỊ
Dựa trên đánh giá lâm sàng, bệnh sử, phim X-quang, người ta xác định chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.
Trong trường hợp viêm xoang mãn cần làm thêm CT-scan để đánh giá tình trạng các lỗ thông xoang, các
bất thường về giải phẫu học vùng mũi xoang để từ đó có những biện pháp điều trị thích hợp.
Nguyên tắc điều trị:
- Làm giảm triệu chứng.
- Kiểm soát nhiễm trùng.
- Ðiều trị bệnh nền, bất thường cơ thể học.
- Ðiều trị phải đảm bảo an toàn, kết quả và có giá cả hợp lý.
1. Viêm xo ...
VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM
Số trang: 5
Loại file: doc
Dung lượng: 44.50 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
viêm mũi xoang trẻ em phương pháp chữa bệnh cho trẻ cách chăm sóc trẻ bệnh thường gặp ở trẻ em cách phòng bệnh cho trẻTài liệu có liên quan:
-
5 trang 53 0 0
-
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 49 0 0 -
'Chế độ' đặc biệt giúp con học thi đạt điểm cao
3 trang 45 0 0 -
Phương pháp Chăm sóc trẻ tự kỷ
5 trang 45 0 0 -
7 trang 45 0 0
-
Trẻ dị ứng sữa: chậm chữa là nguy!
4 trang 44 0 0 -
Càng bị rầy la, trẻ con càng bướng
4 trang 43 0 0 -
10 nguyên nhân khó tin khiến trẻ bị béo phì
6 trang 42 0 0 -
7 trang 39 0 0
-
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Chương 1B)
15 trang 39 0 0