Thời tiết chuyển sang mùa thu đang là điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp phát sinh, đặc biệt là đối với trẻ em, trong đó bệnh viêm tiểu phế quản đang gia tăng cả ở trong Nam, ngoài Bắc. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 (thành phố Hồ Chí Minh), mỗi ngày tại mỗi bệnh viện có tới vài chục trẻ đến khám bệnh và nhập viện vì căn bệnh này. Đây cũng là bệnh chiếm 40% số ca bệnh phải vào điều trị tại các khoa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tiểu phế quản ở trẻ em đang “vào mùa” Viêm tiểu phế quản ở trẻ em đang “vào mùa” Thời tiết chuyển sang mùa thu đang là điều kiện thuận lợi cho các bệnhđường hô hấp phát sinh, đặc biệt là đối với trẻ em, trong đó bệnh viêm tiểu phếquản đang gia tăng cả ở trong Nam, ngoài Bắc. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương vàBệnh viện Nhi đồng 1 và 2 (thành phố Hồ Chí Minh), mỗi ngày tại mỗi bệnh việncó tới vài chục trẻ đến khám bệnh và nhập viện vì căn bệnh này. Đây cũng là bệnhchiếm 40% số ca bệnh phải vào điều trị tại các khoa hô hấp nhi hằng năm. Tuynhiên vẫn có thể phòng ngừa bệnh hữu hiệu nếu biết cách. Viêm tiểu phế quản là căn bệnh hàng đầu ở trẻ nhỏ Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quảnkích thước nhỏ, có đường kính dưới 2 mm hay còn gọi là các tiểu phế quản. Thànhcủa các TPQ này không có sụn, chỉ có cơ trơn nên dễ bị co thắt, xẹp lại khi bịviêm. VTPQ là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gặp nhất là 3-6tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các PQ nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làmcho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn. Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũitrong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3- 5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thởkhó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Những trẻđến viện khi thăm khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện cáccơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít,ran ngáy, thông khí phổi kém. Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bịkhó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, tímtái. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dàikhoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chămsóc tốt. Tuy nhiên, khoảng 1/5 trường hợp bệnh có thể kéo dài nhiều tuần lễ. Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bộinhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa. Cần lưu ý là bệnh có thể sẽ nặng hơn, kéo dàihơn, nhiều biến chứng hơn và tử vong cũng cao hơn trong các trường hợp sau: trẻdưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non - nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnhtim, phổi, suy giảm miễn dịch. Đây là những trẻ có yếu tố nguy cơ cần được chonhập viện sớm khi bị VTPQ. Ngoài ra, bệnh cũng có khả năng tái phát. Gần đây, người ta cũng đề cập đến mối liên quan của VTPQ với bệnh hen.Sau khi bị VTPQ, đường thở của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và khoảng 1/3 trẻ bịVTPQ có thể diễn tiến thành hen sau này. Vì sao trẻ bị viêm tiểu phế quản? Tác nhân làm cho trẻ bị VTPQ thường là do các virut, đứng hàng đầu làvirut hợp bào hô hấp (virus Respiratoire Syncytial viết tắt là VRS), chiếm 30- 50%các trường hợp mắc bệnh. Virut này có 2 điểm đặc biệt: Có khả năng lây lan rấtmạnh nên bệnh có khả năng xảy ra thành dịch; Người lớn, trẻ lớn cũng có thể bịnhiễm VRS nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ như cảm ho thông thường. Nhưngnếu trẻ dưới 2 tuổi bị lây nhiễm có thể biểu hiện dưới dạng nặng là VTPQ. Bệnhcó thể có quanh năm nhưng thường vào mùa mưa (các tỉnh phía Nam), hay mùalạnh (các tỉnh phía Bắc). Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% sốtrẻ bị VTPQ. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc. Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do viruthợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu,nhất là trẻ đang ở tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ. Những trẻ từng bịốm do nhiễm virut trước đó như viêm mũi họng, viêm amydal, viêm VA... đều cónguy cơ dễ nhiễm bệnh nếu không được chăm sóc tốt. Các trường hợp trẻ bị bệnhtim bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, bị bệnh phổi bẩm sinhhay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải VTPQ. Điều trị và phòng bệnh Muốn phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi Những trẻ có dấu hiệu sau cần được nhập viện sớm: có dấu hiệu nặng nhưkhó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi...; có yếutố nguy cơ (như đã nêu trên). Ngoài ra, các trường hợp VTPQ nhẹ, không có biếnchứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Chăm sóc tại nhà: Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uốngnhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễthở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạchmũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khóithuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Cần đi tái khámđúng hẹn của bác sĩ. Chăm sóc tại bệnh viện: Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấpthì ngay khi vào viện, các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng cácchất xuất tiế ...
Viêm tiểu phế quản ở trẻ em đang 'vào mùa'
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 179.43 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh hô hấp bệnh chuyên khoa hô hấp phòng bệnh hô hấp bệnh về phổi bệnh hô hấp ở trẻ Viêm tiểu phế quản ở trẻTài liệu có liên quan:
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao
22 trang 37 0 0 -
Các bệnh về phổi và hô hấp: Phần 1
147 trang 29 0 0 -
8 trang 28 0 0
-
260 trang 26 0 0
-
7 trang 26 0 0
-
Cách nhận biết bệnh hô hấp cấp tính ở người cao tuổi
5 trang 25 0 0 -
Xử lý khi trẻ bị hóc hay nuốt dị vật
4 trang 25 0 0 -
6 trang 24 0 0
-
26 trang 23 0 0
-
9 trang 22 0 0