Danh mục tài liệu

Võ Văn Kiệt (1922 - 2008) Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Thủ tướng Việt Nam - 1

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.64 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Võ Văn Kiệt (1922 - 2008) Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Thủ tướng Việt Nam 1Võ Văn Kiệt (23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008) tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, là một nhà chính trị Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 cho đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Võ Văn Kiệt (1922 - 2008) Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Thủ tướng Việt Nam - 1 Võ Văn Kiệt (1922 - 2008) Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Thủ tướng Việt Nam 1 Võ Văn Kiệt (23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008) tên thật là PhanVăn Hòa, bí danh Sáu Dân, là một nhà chính trị Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng và sau đó là Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 cho đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông đượcnhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và cải cách chínhsách ở Việt Nam kể từ năm 1986[1][2], là tổng công trình sư nhiều dự án táobạo của thời kỳ Đổi mới[3][4]. Tiểu sử và hoạt động Võ Văn Kiệt sinh năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh CửuLong (nay là tỉnh Vĩnh Long), miền Nam Việt Nam. Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế(1938), ông Kiệt được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tạihuyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm NamKỳ, ông là Uỷ viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh uỷ viên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ RạchGiá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu. Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Uỷ viên Xứuỷ Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh uỷ Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định.Ông bắt đầu được bầu vào Ban chấp hành Trung ương của Đảng Lao động ViệtNam từ Đại hội III (năm 1960). Từ năm 1973 đến năm 1975 ông đ ược điều về làmỦy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông Võ Văn Kiệt được Trung ương Cục phâncông giữ chức Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Uỷ ban Quân quản thành phố SàiGòn. Từ năm 1976 ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thànhphố Hồ Chí Minh. Ông Võ Văn Kiệt cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóaVI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông Võ VănKiệt được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thưThành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 2 năm 1987 ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữchức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực rồi PhóChủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1988, ông giữvị trí quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ tr ưởng, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng PhạmHùng qua đời đột ngột[5]. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm1991), ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười). Tại kỳhọp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992 - 1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chínhphủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông không còn giữ các chức danhtrong chính phủ nhưng vẫn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm Cố vấnBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam[6]. Nghỉ hưu và qua đời Sau khi từ giã chính trường, ông Kiệt sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 11 năm từ 1997 đến lúc mất, trước mỗi sự kiện nóng bỏng, quan trọngmang tầm quốc gia hoặc ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nhân dân, lại thấy Võ VănKiệt lên tiếng với tư cách một người công dân[7]. Võ Văn Kiệt là cựu lãnh đạoViệt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc[4]. Ông cũng đ ãcó ý kiến chính thức với lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bấtđồng chính kiến[8], ông nói: chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau l à bìnhthường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cáchsòng phẳng[9]. Và về việc bầu cử đại biểu Quốc hội ông cũng có nhận định: Mộtquốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốchội bây giờ[9]. Trong những năm cuối đời, ông phát biểu ý kiến, kiến nghị với các cơ quanđảng và nhà nước dồn dập hơn. Từ những vấn đề trọng đại như ý kiến đóng gópvới Đại hội X, hoà hợp dân tộc, đến những kiến nghị, góp ý, phát biểu về nhữngsự việc cụ thể như: quy hoạch về thành phố dọc sông Hồng, việc xây nhà Quốchội... Những ý kiến của ông đ ược trình bày thẳng thắn và chứa tâm huyết lớn vớinước với dân. Dù được chấp nhận hay không, các ý kiến của ông đều rất quý, rấtđáng trân trọng, phù hợp lòng dân và được người dân mong chờ, đón nhận[10]. Võ Văn Kiệt đã lên tiếng trên công luận bày tỏ quan điểm lo ngại về các dự ánnhư: nhà máy lọc dầu Dung Quất[11], thành phố bên sông Hồng[12], việc xâydựng tòa nhà quốc hội mới[13] và lần gần nhất là về vấn đề mở rộng Hà Nội[14].Ông viết: Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên vàkhông được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì.[15]. Bên cạnh đó, ông ...

Tài liệu có liên quan: