Danh mục tài liệu

Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn - Hoàng Bá Thịnh

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.99 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo nội dung bài viết "Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn" dưới đây để nắm bắt được quan niệm về vốn xã hội, mạng lưới xã hội, cấu trúc và chức năng của vốn xã hội, những phí tổn để duy trì vốn xã hội và mạng lưới xã hội,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn - Hoàng Bá Thịnh42 Xã hội học, số 1 - 2009 VỐN XÃ HỘI, MẠNG LƯỚI XÃ HỘI VÀ NHỮNG PHÍ TỔN HOÀNG BÁ THỊNH 1. Quan niệm về vốn xã hội và mạng lưới xã hội Vốn xã hội (Social Captial), là một thuật ngữ đã được sử dụng từ đầu thế kỷXX, nhưng nó chỉ được sử dụng một cách rộng rãi sau công trình của Coleman,Bourdieu và Putnam vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Thuật ngữnày liên quan đến mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tán thành/thừa nhận khiếncho hành động hợp tác giữa các cá nhân và các cộng động được dễ dàng. Từ năm1995, đã có một sự bùng nổ trong các chủ đề nghiên cứu về vốn xã hội với phạm virộng ở các ngành khoa học hàn lâm. Điều này cho thấy rằng các nhà hoạch địnhchính sách, các thể chế quốc gia và quốc tế đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăngvề nhận thức và những ảnh hưởng của vốn xã hội. Ở Châu Âu, Pierre Bourdieu đưa ra định nghĩa về vốn xã hội: “Là tổng hợp cácnguồn lực, hữu hình hay vô hình hoặc sự tích luỹ của một cá nhân hay một nhóm bởimột mạng lưới bền vững của các mối quan hệ qua lại có mức độ thể chế hoá nhiềuhay ít đã được thừa nhận. Phải thừa nhận rằng vốn có thể mang đến một sự khácbiệt về các hình thức mà không thể thiếu được trong việc giải thích cấu trúc vànhững động lực về sự khác biệt giữa các xã hội” (Boundier và Wacquant, 1992,p.119) Cũng vào thời gian với Boundier, nhà xã hội học người Mỹ Jame Coleman,tương tự như Boundier, đưa ra một khái niệm rất rộng về vốn xã hội mà không dựavào cơ sở nghiên cứu lĩnh vực hẹp “Vốn xã hội được định nghĩa bằng chức năng củanó. Nó không phải là những thực thể riêng lẻ mà là những thực thể đa dạng, với haithành tố chung: chúng bao gồm một số khía cạnh của cấu trúc xã hội và tất nhiên làchúng linh hoạt trong các hành động của các tác nhân - dù các cá nhân hoặc liên kếtcác tác nhân - trong cấu trúc đó. Cũng giống như các hình thức khác của vốn, nhờvốn xã hội có thể đạt được những mục tiêu cụ thể mà nếu không có vốn xã hội thìkhông thể đạt được”.(Halpern, 2005:39) Ngân hàng Thế giới, một tổ chức quốc tế đã rất tích cực trong việc nghiên cứuvà đưa vào hoạt động khái niệm này và đã đưa ra một định nghĩa về vốn xã hội baohàm cả các thể chế xã hội: “Vốn xã hội liên quan đến những thể chế, những mối quanhệ, những chuẩn mực làm định hình chất lượng và số lượng của các tương tác xã hộitrong xã hội. Có nhiều bằng chứng cho thấy tính gắn kết xã hội là rất quan trọng đốivới các xã hội có thể trở nên phồn thịnh về kinh tế và phát triển một cách bền vững. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Hoàng Bá Thịnh 43Vốn xã hội không chỉ là tổng số đơn thuần các thể chế tạo nên một xã hội - nó còn làchất keo dính gắn kết chúng lại với nhau”.(World Bank 1999, dẫn theo Halpern,2005: 16) Khác với các định nghĩa trên đề cập đến cấp độ vĩ mô của vốn xã hội, thìPutnam, một giáo sư xã hội học ở Đại học Harvard lại nhấn mạnh khía cạnh vi môcủa vốn xã hội: “Những mối liên hệ trong mạng kết nối giữa các cá thể từng conngười với nhau, giữa cá thể con người và xã hội, về những mối quan hệ tạo ra sự cóđi có lại, sự tin cậy nhau, về những chuẩn mực hình thành từ những mối quan hệ này.Với nghĩa như vậy, vốn xã hội liên quan mật thiết đến phẩm chất công dân” (Putnam,2000, dẫn theo Nguyễn Trung, 2006). Thậm chí, Fukuyama - một nhà khoa học có tên tuổi và có nhiều bài viết về vốnxã hội, nhưng cũng có những định nghĩa khác nhau khi bàn đến vốn xã hội và vai tròcủa nó đối với sự phát triển. Ông nhận xét rằng, có rất nhiều định nghĩa quy vốn xãhội vào những biểu hiện của nó hơn là chính bản thân vốn xã hội. Fukuyama quanniệm “vốn xã hội là những chuẩn mực không chính thức có tác dụng thúc đẩy sự hợptác giữa hai hay nhiều các cá nhân” (Fukuyama, 2001). Theo ông, những chuẩn mựccấu thành vốn xã hội có thể được kể từ những chuẩn mực của sự tương tác giữa haingười bạn đến cả những học thuyết phức tạp, tỉ mỉ, quy củ như Thiên Chúa giáo hayNho giáo. Chúng phải được giải thích bằng một mối quan hệ thực tế của con người:chuẩn mực của sự tương tác tồn tại tiềm tàng trong cách cư xử của tôi với tất cả mọingười, nhưng nó chỉ được thực hiện một cách thực sự trong cách cư xử của tôi vớinhững người bạn của tôi. Bằng định nghĩa này, lòng tin, mạng lưới, xã hội dân sự vànhững thứ tương tự, những thứ gắn vốn xã hội, là tất cả các sản phẩm phụ, nảy sinhnhư là kết quả của vốn xã hội nhưng không cấu thành bản thân vốn xã hội. Một nămsau, trong một bài viết khác, Fukuyama lại đưa ra một định nghĩa khác: “Vốn xã hộilà các chuẩn mực, giá trị được chia sẻ để thúc đẩy sự hợp tác xã hội, điều này đượcchứng minh bằng các mối quan hệ xã hội thực sự” (Fukuyama, 2002). Khi tìm hiểu về vốn xã ...